So sánh các sàn TMĐT

Bạn có biết, mỗi ngày các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) giao dịch hơn 3 triệu đơn hàng. Và mỗi người tiêu dùng trung bình chi đến 4,3 triệu đồng cho thương mại điện tử hàng năm. Số liệu này được cập nhật tại bộ Công thương và không ngừng tăng lên.

Sự lý tưởng của mô hình thương mại điện tử dành cho người mua cũng như người bán làm cho các sàn thương mại liên tục mọc lên. Những hoạt động gọi vốn, rót vốn, sự tham gia của những đại gia trong ngành nghề khác khiến sức nóng của ngành TMĐT chưa bao giờ hạ nhiệt. Những sàn đang dẫn dắt thị trường hiện nay có thể kể tên: Lazada, Shopee, Sendo, TIKI. Bài viết dưới đây xin phép so sánh và phân tích các ưu và nhược điểm của các sàn trên. Và người bán hàng có thể chọn lựa kênh kinh doanh phù hợp nhất.

1/ Bán hàng trên Lazada

Được sáng lập bởi người Đức, cũng là CEO hiện nay. Sau đó được Alibaba mua lại. Điều mà nhà bán hàng kinh doanh tại Lazada dễ cảm nhận được là tính chặt chẽ, chuyên nghiệp của Châu Âu kết hợp với sự đa dạng, nhịp nhàng của Châu Á (tức Alibaba).

So sánh các sàn TMĐT
So sánh các sàn TMĐT
Bán hàng trên lazada điểm mạnh là tính chuyên nghiệp

Về ưu điểm, Lazada có khá nhiều:

  • Nhiều năm liền đứng đầu thị trường TMĐT về lượng truy cập. Là sàn dẫn dắt thị trường với 36,1% thị phần, Lazada luôn làm an tâm đối tác bán hàng. Đó là do khả năng marketing, tiếp cận khách hàng và sự chuyên nghiệp khiến khách hàng yên tâm khi mua sắm online.
  • Nhà bán hàng có thể tận dụng ưu điểm Lazada để tạo một nền móng vững chắc trong doanh thu. Ngoài ra còn có thể nhờ kênh bán hàng này gây dựng thương hiệu của mình. Cụ thể, 2 sàn Lazada và TIKI được khách hàng đánh giá cao nhất về độ thân thiện, giao hàng, hậu mãi tại Việt Nam.
  • Mức phí hiện tại để kinh doanh tại Lazada đang là miễn phí, hoa hồng cho sàn gần như bằng 0.
  • Chương trình bán hàng hầu như có quanh năm. Đối tác bán hàng luôn có thêm việc để làm khi chạy theo các chương trình này. Theo đó doanh thu luôn có và ổn định.
  • Tính chuyên nghiệp của Lazada thể hiện rõ ràng nhất ở mục Quản lý bán hàng dành(Seller Centre) cho đối tác. Qua khảo sát, nhà bán hàng cho rằng Seller Centre của Lazada là ít (gần như không) bị lỗi. Hệ thống thể hiện rõ ràng, minh bạch, rất tiện cho việc theo dõi và quản lý kinh doanh.
  • Bộ phận chăm sóc đối tác, giải quyết khiếu nại (CPS) cực kỳ chuyên nghiệp, nhanh chóng và có trách nhiệm. Khi bạn cần hỗ trợ hoặc khiếu nại, 99% trường hợp sẽ được giải quyết thấu đáo. 100% được ghi nhận và phản hồi qua email cho đến khi vấn đề của bạn được giải quyết.
  • Nhà bán hàng giao hàng qua hệ thống DOP rất thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra Lazada cũng tự lập 1 nhà vận chuyển phục vụ riêng cho mình. Dịch vụ khiến nhiều nhà bán hàng khen ngợi.

Lazada vẫn còn những điều cần cải thiện:

  • Chưa có hệ thông về quản lý thông tin người mua, khiến phát sinh các đơn hàng xấu (hay gọi là bom hàng). Nhà bán hàng hay bó tay trước những đơn hàng mà xác suất bị bom cao mà không thể hủy vì ảnh hưởng đến độ uy tín của gian hàng mình.
  • Thủ tục có phức tạp hơn các sàn TMĐT khác. Tuy nhiên cũng là 1 điều hay theo 1 góc nhìn khác: loại được những trường hợp các cá nhân đăng ký ảo, bán hàng kém, hay 1 số thủ thuật cạnh tranh không lành mạnh của 1 số nhà bán hàng.
  • Không linh động về chính sách bán hàng như các sàn khác nên Lazada đang có vẻ hụt hơi trong cuộc đua TMĐT. Ví dụ: chính sách mua hàng, chính sách tạo sản phẩm khó khăn đôi khi làm người mua hàng chùn tay khi quyết định.
  • Hệ thống DOP tuy tiện nhưng chưa phổ biến toàn quốc.

Xem các chương trình bán hàng đang có của Lazada

2/ Bán hàng trên Shopee

Ra đời sau nhưng không hề muốn kém cạnh các tiền bối, Shopee bẵng những nỗ lực phi thường đã đạt được con số 800.000 shop, 159.000.000 đơn hàng tính đến quý 3 năm 2018. Một phần thành công này phải kể đến sự đóng góp của tập đoàn SEA và sự rót vốn của 1 số đại gia.

So sánh các sàn TMĐT
So sánh các sàn TMĐT
Bán hàng trên shopee có lượng khách hàng cực cao

Về Shopee, những ưu điểm dễ thấy là:

  • Khách hàng trẻ, những người năng động nhất đang chuộng Shopee. Sự năng động này kéo theo sự bứt phá về doanh thu tăng chóng mặt. Nếu bạn đóng vai 1 người dạo và mua sắm trên Shopee, bạn sẽ thấy gần như mình muốn gì cũng được, cần gì cũng được đáp ứng. Ví dụ: bạn cần 1 combo sản phẩm chưa có trên Shopee, hãy báo với đối tác bán hàng, họ sẽ tạo ngay 1 combo đó để phục vụ bạn.
  • Quy trình mở gian hàng cực kỳ nhanh chóng, đơn giản (nhưng cũng dễ bị khóa khi vi phạm chính sách)
  • Miễn phí mở gian hàng.
  • Thường xuyên có ưu đãi về chính sách bán hàng, chính sách vận chuyển.

Những tồn tại cần khắc phục của Shopee (qua khảo sát trên các group đối tác bán hàng)

  • Sự cạnh tranh cao nảy sinh sự phức tạp và cạnh tranh không lành mạnh từ các nhà bán hàng. Có vẻ Shopee chưa có biện pháp hạn chế điều này. 1 nhà bán hàng mở nhiều gian, tạo tương tác ảo, tạo giá để phá giá, sử dụng tool không hợp lệ,
  • Chất lượng sản phẩm không được kiểm duyệt tốt.
  • Khâu tiếp nhận và giải quyết khiếu nại dành cho người mua cũng như đối tác bán hàng còn chậm và chưa thấu đáo.
  • Vấn đề lấy hàng tại kho đối tác khiến phát sinh chi phí cho nhà bán hàng cũng như nảy sinh thêm các tình huống phức tạp.
  • Phần Quản lý gian hàng (Seller Centre) hay lỗi, cập nhật sản phẩm không thuận tiện.

Xem các chương trình bán hàng đang có tại Shopee

3/ Bán hàng trên Tiki

Có thể nói, về trải nghiệm mua sắm online, thì TIKI được nhiều cảm tình và tin tưởng nhất từ phía người mua. Bởi sự uy tín của TIKI đã được khẳng định từ lâu, đã thành thương hiệu. Và TIKI nhờ đó đã vào top 5 sàn TMĐT của Việt Nam. Điều này khiến các ông lớn đã đầu tư vào TIKI là VNG và JD.com rất hài lòng.

So sánh các sàn TMĐT
So sánh các sàn TMĐT
Bán hàng trên TIKI có lượng Fan hâm mộ tốt

Lợi thế khi trở thành nhà bán hàng trên TIKI:

  • Niềm tin của khách hàng dành cho sản phẩm cao, dễ làm thương hiệu. Khách hàng đã mua ở TIKI dường như sẽ trở thành fan của TIKI về sau.
  • TIKI đạt tỷ lệ đổi trả hàng cực thấp, dưới 1% khiến người bán an tâm.
  • Bán sách tại TIKI được chiết khấu khá cao.
  • Chuyên nghiệp trong chăm sóc khách hàng

Sau là những điểm chưa hoàn thiện của TIKI:

  • Mở gian hàng cực khó, cần nhiều thủ tục và giấy tờ
  • Do ít đối tác nên hàng hóa chưa đa dạng. (Bù lại TIKI có chính sách tự tồn kho để kinh doanh)
  • Giao hàng không nhanh như các sàn khác.
  • Phí và hoa hồng cao hơn các sàn khác.
  • TIKI nhận được khá nhiều sự than phiền của đối tác bán hàng trong khi kinh doanh như: giải quyết không thấu đáo các rắc rối phát sinh, chính sách khắc khe, nhiều thắc mắc không được quan tâm,

Xem các chương trình bán hàng tại TIKI

4/ Bán hàng trên Sendo

Thuộc thế hệ đi đầu trong ngành TMĐT, thuộc tập đoàn FPT hùng mạnh. Sendo cũng có lực lượng nhà bán hàng hùng hậu hơn 80.000 đang kinh doanh. Và vừa có thông tin Sendo nhận được khoản đầu tư khổng lồ 51 triệu USD năm 2018. Sendo từ lúc bắt đầu kinh doanh đến nay luôn giữ 1 phong cách rất riêng: đó là dễ dàng, thoải mái cho cả người bán lẫn người mua.

So sánh các sàn TMĐT
So sánh các sàn TMĐT
Bán đồ thời trang trên Sendo là số 1

Bán hàng trên Sendo, đối tác có những thế mạnh sau:

  • Thương hiệu uy tín FPT cùng với nền tảng công nghệ, khả năng marketing cực tốt
  • Mảng hàng thời trang doanh số cực tốt.
  • Khách hàng được bảo vệ quyền lợi tối đa.

Còn những điểm chưa tốt của Sendo có thể kể đến:

  • Gian hàng mở miễn phí, tuy nhiên khó cạnh tranh với gian hàng trả phí.
  • Chính sách quá bảo vệ người mua, khiến người bán hàng nhiều khi gặp khó khăn. Tình trạng đơn ảo, khách hàng ảo, hoàn trả hàng xảy ra nhiều.
  • Phí giao hàng cao.
  • Các đối tác vận chuyển của Sendo hoạt động còn kém so với các sàn khác, hay gây rắc rối nhà nhà bán hàng. (Không đến lấy hàng, tự ý cho khách xem hàng,)
  • Mục quản lý gian hàng kém, không tiện dụng, không tương tác được với người mua.
  • Hầu như phải trả phí mới có thể bán được hàng.

Xem các chương trình bán hàng tại Sendo

Lời khuyên khi bán hàng trên các sàn

Từ tổng hợp thông tin từ các nguồn, các nhóm, các trải nghiệm từ nhà bán hàng, mình viết bài review trên. Lời khuyên của mình là: Bạn nên đăng ký tất cả các sàn, hoàn thiện gian hàng của mình rồi mới quyết định tập trung vào 1-2 sàn chính bởi mỗi cá nhân nhà bán hàng có những tính cách và thế mạnh riêng. Hơn nữa, khi vừa ra kinh doanh, việc có nhiều gian hàng đảm bảo doanh thu ban đầu cho bạn.

Chúc mọi người kinh doanh thật thành công.

Xem thêm:

Hướng dẫn đăng ký gian hàng tại Lazada

Trải nghiệm mua sắm online tại AEONESHOP.COM

Review mua hàng online tại YES24

Kinh doanh gì sau mùa dịch 5 phương án hứa hẹn nhất