So sánh cầm cố thế chấp năm 2024

1 Khái niệm Cầm cố tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên cầm cố] giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận cầm cố] để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. [ Điều 309 BLDS 2015]

Thế chấp tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên thế chấp] dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận thế chấp]. [ Điều 317 BLDS 2015] 2 Chuyển giao tài sản

Bắt buộc có sự chuyển giao tài sản của chủ thể cầm cố cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản.. 3 Chủ thể Bên cầm cố, bên nhận cầm cố.

Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, người thứ ba giữ tài sản thế chấp. 4 Tài sản động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, 5cổ phiếu,.. Đặc biệt pháp luật quy định tài sản cầm cố phải là tài sản hiện tại có thể chuyển giao tức là đang hiện có, có thể cầm, giữ, định đoạt tại thời điểm thực hiện cầm cố.

động sản, bất động sản. Đối tượng cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản, tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp. 5 Trả lại tài sản Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường

Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

hợp có thoả thuận khác. 6 Hiệu lực đối kháng với người thứ 3

Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

7 Về thiện chí chủ động

Cao hơn Kém hơn

8 Hình thức hợp đồng

Không cần công chứng, chứng thực

Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản này phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. 9 Rủi ro Rủi ro thấp hơn cho bên nhận cầm cố do đã nắm giữ tài sản và được quyền bán, đổi tài sản cầm cố khi bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ.

Rủi ro cao hơn cho bên nhận thế chấp do không nắm giữ trực tiếp tài sản. Ví dụ: trường hợp giấy tờ giả, tài sản bị thay đổi trong thời gian thế chấp,...

*SO SÁNH NGHĨA VỤ RIÊNG RẼ VỚI NGHĨA VỤ LIÊN ĐỚI:

1/ Giống nhau: Đều là nghĩa vụ dân sự

2/ Khác nhau:

  1. Quan hệ pháp luật giữa những người có nghĩa vụ hoặc những người có

quyền:

  • Nghĩa vụ riêng rẽ: Không liên quan lẫn nhau=> mang tính riêng rẽ, độc lập.
  • Nghĩa vụ liên đới: Có mối quan hệ chặt chẽ trong cả quá trình thực hiện toàn bộ

nghĩa vụ.

  • Nghĩa vụ liên đới: Bảo đảm tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền, tạo thế chủ đông, dễ dàng trong việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ.

*PHÂN BIỆT ĐẶT CỌC VỚI KÝ CƯỢC:

  1. Đặt cọc là gì?

Biện pháp đảm bảo đặt cọc được quy định tại điều 328 BLDS như sau: Đặt cọc là việc một bên [sau đây gọi là bên đặt cọc] giao cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận đặt cọc] một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác [sau đây

gọi chung là tài sản đặt cọc] trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

VD: bạn đi mua một chiếc xe ô tô và người bán báo hàng bạn muốn mua hiện chưa

có sẵn. Nếu bạn thật sự muốn đặt thì hãy để lại tiền cọc là 20.000 đồng. Việc đặt cọc được thực hiện trên một hợp đồng đầy đủ. Đây là số tiền mà bạn phải đặt lại cho bên bán hàng để đảm bảo rằng khi hàng nhập về thì bạn sẽ hoàn tất thủ tục

nhận xe và trả tiền cho chiếc xe đó. Nếu như bạn không mua chiếc xe đó nữa thì bạn sẽ mất tiền cọc đã đóng.

  1. Ký cược là gì? Ký cược được quy định tại điều 329 BLDS: Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật

có giá trị khác [sau đây gọi chung là tài sản ký cược] trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

VD: bạn đi thuê một chiếc xe ô tô tự lái và phải làm hợp đồng thuê xe với mức gia

thuê xe 2 ngày là 2 triệu và bạn phải đặt lại một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác có giá trị là 20.000 đồng để thuê xe hoặc bị giữ lại tài sản như xe máy giá trị tương đương. Như vậy sau khi thuê xe xong bạn trao trả xe và lấy lại tài sản của

mình. Nếu trong trường hợp hai bên không trao trả tài sản thì sẽ bị pháp luật xử lý.

PHÂN BIỆT:

Tiêu Đặt cọc Ký cược

chí Chủ thể

  • Bên đặt cọc
  • Bên nhận đặt cọc
  • Bên thuê tài sản là động sản
  • Bên cho thuê tài sản là động sản Mục đích

Bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Hậu quả pháp lý

  • Hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
  • Bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
  • Bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê.
  • Tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Hoàn cảnh Bất kỳ loại giao dịch dân sự nào Thuê tài sản

*PHÂN BIỆT PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VỚI BỒI THƯỜNG

THIỆT HẠI:

Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại

Khái niệm - Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

  • Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm [Khoản 1, Điều 302, Luật thương mại 2005].

2005]

gồm: Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. [Điều 302- Luật thương mại 2005]

Quan hệ giữa hai chế tài

  • Do bản chất của phạt vi phạm là phải có thỏa thuận trong hợp đồng nên khi có vi phạm xảy ra mà giữa các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại;
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại [Điều 307, Luật thương mại 2005].

*PHÂN BIỆT QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP:

Quyền tác giả Quyền sở hữu công nghiệp

Khái niệm

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. [khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2009]

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh [Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2009] Cơ sở pháp lý Phần thứ 2 Luật sở hữu trí tuệ Phần thứ 3 Luật sở hữu trí

2005, được sửa đổi bổ sung 2009

tuệ 2005, được sửa dổi bổ sung 2009

Đối tượng bảo hộ

Quyền tác, quyền liên quan quyền tác giả

Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, mạch tích hợp bán dẫn, bí mật khinh doanh

Đối tượng không được bảo hộ

Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009

Điều 59, điều 64, điều 69, Điều 77, điều 80

Điều kiện bảo hộ

Phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký [khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009]

 Sáng chế: có tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp  Kiểu dáng công nghiệp: có tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp  Nhãn hiệu: Dấu hiệu nhìn thấy được, có tính phân biệt [Điều 72]  Tên thương mại: Có khả năng phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh [Điều 76]  Chỉ dẫn địa lý: Điều 79  Mạch tích hợp bán dẫn: có tính nguyên gốc, tính thương mại [Điều 68]  Bí mật kinh doanh: Điều 84 Căn cứ xác lập quyền Kể từ khi tác phẩm được sáng  Sáng chế, kiểu

 Quyền nhân thân tại khoản 3, quyền tài sản bảo hộ có thời hạn Phạm vi bảo hộ Trên lãnh thổ Việt Nam Trên lãnh thổ Việt Nam

Nội dung bảo hộ

Quyền nhân thân, quyền tài sản

Quyền tài sản, trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ cả quyền của tác giả

Giới hạn bảo hộ Điều 25 Điều 132, 133, 134,135,136, Hành vi xâm phạm quyền được bảo hộ

Điều 28 Điều 126, 127, 129

*PHÂN BIỆT BTTH DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ BTTH DO VI PHẠM

NGHĨA VỤ NGOÀI HỢP ĐỒNG:

+Về căn cứ phát sinh:

-Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:

Được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.

Chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm về một hay nhiều nghĩa vụ được quy định cụ thể trong hợp đồng.

-Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Phát sinh khi tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt

hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.

+Về căn cứ xác định trách nhiệm:

-Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:

Thiệt hại không phải là điều kiện bị quy định bắt buộc.

Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì đã có thể phát sinh trách nhiệm dân sự.

Bên vi phạm vẫn phải tiến hành chịu đầy đủ trách nhiệm dù thiệt hại đã xảy ra hay chưa khi bên kia bị vi phạm hợp đồng.

Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước với nhau về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng.

Xem thên tin có liên quan tại Xác định thiệt hại làm căn cứ bồi thường

-Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm: hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại trên mặt thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế, có lỗi.

+Về hành vi vi phạm:

-Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:

Hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết được quy định cụ thể, những nghĩa

vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng đã được thống nhất.

Tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chúng chỉ vi phạm “pháp luật” được thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp

đồng.

-Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Hành vi này là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, những

quy định do nhà nước ban hành dẫn đến phát sinh gây ra thiệt hại.

Vì vậy đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật chuyên ngành khác như hình sự, hành chính, kinh tế...

+Về phương thức thực hiện:

-Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:

Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi

hợp đồng được tiến hành giao kết [thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp đồng].

Việc bồi thường thiệt hại sẽ không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm

thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế.

-Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

niệm

đây gọi là bên cầm cố] giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận cầm cố] để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

[sau đây gọi là bên cầm giữ] đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Thời điểm phát sinh việc chiếm giữ [Hiệu lực]

Các bên thực hiện cầm cố tài sản trước hoặc ngay khi nghĩa vụ được thực hiện cho đến thời điểm bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản cầm cố sẽ được đưa ra xử lý để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. -> Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ [tự động phát sinh quyền chiếm giữ theo luật định mà không cần có thỏa thuận giữa các bên].

Ý chí các bên

Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng mà phải dựa trên sự thoả thuận giữa các bên ngay từ thời điểm thỏa thuận để ký kết hợp đồng.

Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng mà KHÔNG dựa trên sự thoả thuận giữa các bên - Đây là trường hợp duy nhất theo quy định của luật Việt Nam hiện hành mà biện pháp bảo đảm không được xác lập trên cơ sở thoả thuận của các bên [hay hợp đồng] mà được xác lập bằng các quy định của pháp luật.

Đối tượng

Tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố.

Tài sản cầm giữ là đối tượng của hợp của hợp đồng song vụ để bảo đảm cho chính việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản bị cầm giữ đó. -> Có thể tài sản cầm giữ không thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ. Xử lý tài sản

Bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Bên cầm giữ không có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm giữ để thực hiện quyền của mình. Tức, bên cầm giữ chỉ có quyền nắm giữ tài sản

[không giao tài sản], chỉ cầm giữ về mặt vật chất đối với tài sản. Quyền lợi của bên có quyền [bên chiếm giữ tài sản]

Bên nhận cầm cố không được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.

Khác biệt cơ bản giữa thế chấp tài sản và cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

Tài sản cầm cố do ai giữ tài sản thế chấp do ai giữ?

Về chủ thể: Cầm cố tài sản: gồm bên cầm cố, bên nhận cầm cố. Thế chấp tài sản: gồm bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên thứ ba [bên giữ tài sản thế chấp].

Điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp là gì?

Cầm cố và thế chấp có những điểm giống nhau như: Khi thực hiện cầm cố, thế chấp thì hợp đồng phải được thành lập dưới dạng văn bản. Thỏa thuận và cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản được hiểu: “Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận, theo đó bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cùng các giấy tờ có liên quan cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Chủ Đề