So sánh cán bộ công chức viên chức năm 2024

Giống nhau: Theo Luật Cán bộ, công chức thì cán bộ và công chức có những tiêu chí chung là: Công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách nhà nước [trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật]; giữ một công vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính [cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã]. Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với nguồn gốc hình thành.

Khác nhau:

Theo Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức quy định:

Cán bộ: Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ. Thực tế cho thấy, cán bộ luôn gắn liền với chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; hoạt động của họ gắn với quyền lực chính trị được nhân dân hoặc các thành viên trao cho và chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Việc quản lý cán bộ phải thực hiện theo các văn bản pháp luật chuyên ngành tương ứng điều chỉnh hoặc theo Điều lệ. Do đó, căn cứ vào các tiêu chí do Luật Cán bộ, công chức quy định, những ai là cán bộ trong cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng căn cứ Điều lệ của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể. Những ai là cán bộ trong cơ quan nhà nước sẽ được xác định theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức quy định:

Công chức: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức.

Công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

II. PHÂN BIỆT CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC

Viên chức [theo Luật Viên chức]:

Được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý [trừ các chức vụ quy định là công chức]. Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ...

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện [Khoản 1 Điệu 4 Luật Cán bộ, công chức 2008]

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong:

  • Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng.
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. [Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019]

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. [Điều 2 Luật Viên chức 2010]

Nơi công tác

Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, huyện.

  • Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
  • Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội [không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng].
  • Trong cơ quan, đơn vị

Trong các đơn vị sự nghiệp công lập [VD: Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam...]

thuộc Công an nhân dân [không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an].

Nguồn gốc

Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế.

Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế.

Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng.

Biên chế

Trong biên chế Trong biên chế Không còn biên chế suốt đời nếu được tuyển dụng sau ngày 01/7/ Hợp đồng làm việc

Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.

Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.

Làm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc Tiền lương

Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

Hình thức kỷ luật

  • Khiển trách
  • Cảnh cáo
  • Cách chức
  • Bãi nhiệm
  • Khiển trách
  • Cảnh cáo
  • Hạ bậc lương
  • Giáng chức
  • Cách chức
  • Buộc thôi việc
  • Khiển trách
  • Cảnh cáo
  • Cách chức
  • Buộc thôi việc

Ví dụ

-Ủy viên Trung ương Đảng -Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương -Phó chủ tịch UBND huyện

-Chánh văn phòng huyện ủy. -Chuyên viên Tổng cục thuế -Trưởng phòng tài chính tỉnh.

-Giáo viên trong biên chế -Bác sỹ trong biên chế của Bệnh viện -Kế toán ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Theo bạn, Hiệu trưởng trường đại học Tôn Đức Thắng có là viên chức hay không?

- Theo em, Hiệu trưởng Trường đại học Tôn Đức Thắng là trường đại học công lập trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Mà từ 1/7/2020, khi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung 2019 có hiệu lực thì Hiệu trưởng của các trường công lập sẽ không còn được coi là công chức. Luật này sửa đổi đã thu hẹp các đối tượng là công chức, không tiếp tục quy định lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là công chức như quy định hiện nay tại Luật Cán bộ, công chức 2008 mà là viên chức quản lý, được hưởng các chế

Chủ Đề