So sánh đặc tính tiêu dùng của người miền nam và người miền bắc việt nam?

so sánh đặc tính tiêu dùng của người miền nam và người miền bắc việt nam?

Sao chép
So sánh đặc tính tiêu dùng của người miền nam và người miền bắc việt nam?

Người mua - Người tiêu dùng sống trong một xã hội, cho nên hành vi của họ chịu ảnhhưởng của rất nhiều các yếu tố trong xã hội. Đó là:

a) Các yếu tố thuộc về văn hoá-xã hội, bao gồm: Văn hoá, Nhánh văn hoá, Địa vị xã hội.

Văn hoá là một hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi được hình thành, phát triển, thừa kế qua nhiều thế hệ. Văn hóa được hấp thụ ngay trong cuộc sống gia đình, sau đó là trong trường học và trong xã hội.

Văn hoá là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Đó chính là văn hoá tiêu dùng. Cách ăn mặc, tiêu dùng, sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, sự thể hiện mình thông qua tiêu dùng... đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa. Những con người có nền văn hoá khác nhau thì sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau. Ví dụ, người miền Bắc ăn uống, sử dụng xe cộ, nhà cửa, quần áo khác người miền Nam. Phong cách tiêu dùng của người châu Âu có sự khác biệt lớn so với người châu Á. Do vậy, để thành công các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiều kỹ văn hóa tiêu dùng của các nước nhập khẩu.

Nhánh văn hoá là một bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hoá. Nhóm tôn giáo làmột loại nhánh văn hoá. Các nhánh văn hoá khác nhau có các lối sống riêng, hành vi tiêu dùng riêng. Người đạo Hồi kiêng không ăn thịt bò, phụ nữ ra đường đều phải bịt mạng và mặc quần áokín mít.Như vậy, các nhánh văn hoá khác nhau sẽ tạo thành các phân đoạn thị trường khác nhau.

Giai tầng xã hội: Trong xã hội nào cũng tồn tại các giai tầng xã hội khác nhau (cácđẳng cấp xã hội). Vậy thế nào là giai tầng xã hội?

Giai tầng xã hội là những nhóm người tương đối ổn định trong xã hội được xắp xếp theothứ bậc, đẳng cấp, được đặc trưng bởi các quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức chung trong mỗi giai tầng.

Các doanh nghiệp cần quan tâm đến hành vi tiêu dùng trong các giai tầng, đặc biệt là đốivới các hàng hoá có tính dễ phô trương như quần áo, giày dép, xe cộ, nhà cửa, hoạt động vui chơi, giả trí... Hiểu rõ hành vi tiêu dùng của các giai tầng, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để thực hiện phương châm "Bán những thứ mà khách hàng cần".

Ở Việt Nam chưa có phân loại chính thức xã hội thành các giai tầng. Tuy nhiên, trong xãhội cũng thừa nhận một số các tầng lớp dân cư khác nhau. Những người cùng chung trong một giai tầng thì thường có hành vi tiêu dùng giống nhau. Những người thuộc tầng lớp thượng lưu không ăn ở các quán ăn bình dân. Họ mua sắm các hàng hoá tiêu dùng đắt tiền, ở nhà cao cửa rộng, chơi tenít, đi xe ô tô sang trọng... Ở Mỹ, người ta phân loại ra thành 6 giai tầng xã hội khácnhau căn cứ vào nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn.

b) Các yếu tố mang tính chất cá nhân: Tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình, nghềnghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, cá tính.

Tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình:Nhu cầu về các loại hàng hoá, dịch vụcũng như khả năng mua của người tiêu dùng gắn liền với tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình của họ (chi tiết xin xem phụ lục 1 cuối chương).

Nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua của khách hàng.Ngoài các hàng hoáliên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp, khách hàng với nghề nghiệp khác nhau cũng tiêu dùng khác nhau. Do vậy, nhà tiếp thị cần tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng với các nghề nghiệp khác nhau như: Công nhân, nông dân, công chức, trí thức, giới nghệ sĩ, nhà quản lý kinhdoanh, nhà chính trị...

Tình trạng kinh tế là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùngcó thể mua được hàng hoá,dịch vụ. Khi ngân sách tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ phân bố cho tiêu dùng các hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ lệ chi tiêu cho các hàng thiết yếu càng giảm xuống. Nói chung, vào thời kỳ kinh tế đất nước phồn thịnh, tăng trưởng thì người ta tiêu dùng nhiều hơn và ngược lại.

Lối sống phác hoạ một cách rõ nét về chân dung cuả một con người.Hành vi tiêu dùngcủa con người thể hiện rõ rệt lối sống của anh ta. Tất nhiên, lối sống của mỗi con người bị chi phối bởi các yếu tố chung như nhánh văn hoá, nghề nghiệp, nhóm xã hội, tình trạng kinh tế và hoàn cảnh gia đình. Nhưng lối sống của mỗi người mang sắc thái riêng. Mặc dù lối sống là một đặc trưng không được lượng hoá, nhưng các nhà tiếp thị dùng nó để định vị sản phẩm. Đó là "Định vị sản phẩm thông qua các hình ảnh về khách hàng".Các loại hàng hoá được định vị theo lối sống là mỹ phẩm, đồ uống, thời trang, xe hơi, xe máy, du lịch...Các nhà quản lý cần tìm ra mối liên hệ giữa lối sống và hành vi tiêu dùng các loại hàng hoá để làm cơ sở cho các chiến lược Marketing mix. Họ cũng có thể dẫn dắt nhu cầu tiêu dùng của xã hội bằng các sáng tạo ra các sản phẩm khác nhau có tính hợp lý nhằm vào các lối sống khác nhau.

Các nhà sản xuất bia cho ra đời các loại bia cho các lối sống khác nhau như: bia nồng độcồn cao với quảng cáo: "Bia thượng hạng dành cho nam giới"; bia nhẹ với thông điệp: "Bia cho hai chúng tôi" hay "Bia cho chàng và nàng". Còn xe máy thì được quảng cáo:" Xe cho những người ưa cảm giác mạnh".

Cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi ngườidẫn đến các hành vi ứng xửmang tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh. Có thể nêu ra một số các cá tính thường gặp như: tính cẩn thận; tính tự tin; tính bảo thủ; tính hiếu thắng; tính năng động...Cá tính sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Những người cẩn thận, những người bảo thủ thường không đi tiên phong trong việc sử dụng sản phẩm mới. Ngược lại, là những người năng động, sáng tạo sẵn sàng chịu mạo hiểm khi mua sản phẩm mới. Cá tính cũng là một căn cứ để chodoanh nghiệp định vị sản phẩm. Nghiên cứu cá tính khách hàng cũng có ích cho đội ngũ tiếp thị.

c) Các yếu tố mang tính chất xã hội: Nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị.

Nhóm tham khảo là nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ, hành vi củacon người.

Nhóm tham khảo đầu tiên(có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ) bao gồm: gia đình, bạnthân, láng giềng thân thiện, đồng nghiệp.

Nhóm tham khảo thứ haigồm các tổ chức hiệp hội như: Tổ chức tôn giáo, Hiệp hộingành nghề, Công đoàn, Đoàn thể, Các câu lạc bộ.

Nhóm ngưỡng mộlà nhóm mà cá nhân có mong muốn gia nhập, trở thành viên (cácngôi sao...)

Nhóm tẩy chaylà nhóm mà cá nhân không chấp nhận hành vi của nó. Do vậy, các cánhân không tiêu dùng như các thành viên của nhóm mà họ tẩy chay.

Những hàng hoá xa xỉ tiêu dùng nơi công cộng thì cá nhân chịu ảnh hưởng mạnh bởinhóm. Hàng hoá thiết yếu dùng riêng tư thì mức độ ảnh hưởng của nhóm thấp.

Những "ngôi sao" bóng đá, ca nhạc¼ thường được chọn để quảng cáo sản phẩm. Nhữngngười ngưỡng mộ họ muốn tiêu dùng như họ. Do vậy, hành vi tiêu dùng của các ngôi sao có tác động mạnh đến các "fan". Một cửa hàng quần áo tại Bắc Kinh đã tặng Nữ hoàng Anh một bộ quần áo truyền thống Trung Quốc và xin được chụp ảnh chung với Nữ hoàng trong bộ quần áo đó. Sau đó chủ cửa hàng treo bức ảnh tại một nơi trang trọng trong cửa hàng. Từ đó nhiều khách tham quan đến cửa hàng đều mua loại quần áo mà Nữ hoàng được tặng. Khách sạn Daewo tại Hà Nội đã dành một nơi trang trọng để trưng bày sổ vàng có liệt kê danh sách các nhân vật tiếng tăm đã nghỉ tại khách sạn.

Gia đìnhcó ảnh hưởng mạnh đến hành vi mua của cá nhân, đặc biệt trong điều kiện

Việt Nam khi nhiều thế hệ sống chung nhau trong một gia đình. Tuỳ từng loại hàng hoá mà mức độ ảnh hưởng cuả vợ và chồng khác nhau. Mua xe máy thường do chồng quyết định. Mua các đồ dùng bếp núc do vợ quyết định. Có khi cả hai đều tham gia quyết định. Các nhà quảng cáo mỗi loại sản phẩm cần phải biết nhằm vào ai để thuyết phục.

Vai trò và địa vị xã hội: Người tiêu dùng thường mua sắm những hàng hoá, dịch vụphản ánh vai trò địa vị của họ trong xã hội. Quảng cáo: "Xe hàng đầu cho những người đứng đầu!" nhằm vào những người tiêu dùng có địa vị cao trong xã hội.

d) Các yếu tố mang tính chất tâm lý: Động cơ, Tri giác, Lĩnh hội, Niềm tin và thái độ.

Động cơlà động lực mạnh mẽ thôi thúc con người hành động để thoả mãn một nhu cầuvật chất hay tinh thần, hay cả hai. Khi nhu cầu trở nên cấp thiết thì nó thúc dục con người hành động để đáp ứng nhu cầu. Như vậy, cơ sở hình thành động cơ là các nhu cầu ở mức cao.

Nhu cầu của con người rất đa dạng. Có nhu cầu chủ động, có nhu cầu bị động. Doanhnghiệp cần phải nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy nhu cầu đó thành động cơ mua hàng.

Tri giác hay nhận thứclà một quá trình thông qua đó con người tuyển chọn, tổ chức vàgiải thích các thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh về thế giới xung quanh.

Con người có thể nhận thức khác nhau về cùng một tình huống do sự tri giác có chọn lọc,bóp méo và ghi nhớ thông tin tiếp nhận được có chọn lọc. Do vậy có thể hai người có cùng một động cơ nhưng hành động khác nhau trong cùng một tình huống.

Các đặc tính trên của tri giác đòi hỏi các nhà tiếp thị phải nỗ lực lớn để mang thông tinquảng cáo đến cho khách hàng tiếp nhận.

Lĩnh hội hay hiểu biếtlà những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của con người dướiảnh hưởng của kinh nghiệm được họ tích luỹ. Con người có được kinh nghiệm, hiểu biết là do sự từng trải và khả năng học hỏi. Người lớn từng trải có kinh nghiệm hơn, mua bán thạo hơn. Người từng trải về lĩnh vực nào thì có kinh nghiệm mua bán trong lĩnh vực đó.

Niềm tin và thái độ: Qua thực tiễn và sự hiểu biết con người ta có được niềm tin và thái độ, điều này lại ảnh hưởng đến hành vi mua của họ. Doanh nghiệp phải chiếm được lòng tin của khách hàng về các nhãn hàng của mình. Muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa và vươn ra thị trường thế giới, hàng Việt Nam phải chiếm được niềm tin của khách hàng trong nước và thế giới.

Nguồn: TS. Nguyễn Thượng Thái (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

Video liên quan

phân tích ảnh hưởng của văn hóa khu vực đến hành vi tiêu dùng của khách hàng miền bắc và miền nam tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.15 KB, 27 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
Khoa: Tài chính - Ngân hàng

HÀNH VI KHÁCH HÀNG
Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của văn hóa khu vực
đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
miền Bắc và miền Nam tại Việt Nam.
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Bích Trâm
NHÓM 2
TP.Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 03 năm 2014
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
Khoa: Tài chính - Ngân hàng
HÀNH VI KHÁCH HÀNG
Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của văn hóa khu vực
đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
miền Bắc và miền Nam tại Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Ngọc Bích Trâm.
Nhóm 2:
1. Lê Thị Thúy Diệu.
2. Gịp Thụy Đạt.
3. Phan Thị Hằng.
4. Vũ Mạnh Hoàng.
5. Cao Sĩ Nhâm.
6. Nguyễn Hữu Long.
7. Huỳnh Minh Nguyễn.
8. Ngô Quỳnh Như.
9. Trần Huỳnh Như.
10. Dương Hiển Đông Phương.
11. Nguyễn Thị Thu Thảo.


TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 03 năm 2014
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa được hình thành và tiến triển qua nhiều thế hệ, được lưu truyền và
được hấp thụ ngay từ buổi đầu của cuộc sống con người từ gia đình, trường học, tôn
giáo, từ các thành viên khác trong cộng đồng xã hội. Văn hóa là yếu tố cơ bản và
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nhu cầu và hành vi con người bao gồm cả hành vi
tiêu dùng.
Một trong những nhánh của văn hóa đó là văn hóa khu vực: mỗi vùng dân cư
của một quốc gia thường có khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau và điều kiện xã hội như
điện, nước, giáo dục, giao thông, phương tiện thông tin đại chúng, giải trí khác
nhau, dẫn đến điều kiện kinh tế khác nhau. Môi trường thiên nhiên và điều kiện
kinh tế xã hội khác nhau là một trong những yếu tố tạo ra những nét văn hóa khác
biệt và hành vi tiêu dùng khác biệt của những người dân từng vùng. Trong mỗi
vùng còn có thể chia ra nhiều phân đoạn nhỏ hơn nữa như khu vực các tỉnh thành
miền Nam, khu vực các tỉnh thành miền Bắc với những đặc điểm riêng của nó và sự
nhận thức về sản phẩm, sự lựa chọn, mua sắm, sử dụng hàng hóa của người tiêu
dùng ở những đoạn thị trường này đều khác nhau.
Để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa khu vực ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản
phẩm của khách hàng ở miền Bắc đại diện là Hà Nội và miền Nam đại diện là
Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm chúng tôi chọn đề tài: "Phân tích ảnh hưởng của
văn hóa khu vực tới hành vi tiêu dùng của khách hàng miền Bắc và miền Nam tại
Việt Nam". Nhằm phân tích sự khác nhau trong văn hóa tiêu dùng của hai miền để
đề xuất một vài giải pháp Marketing , để nâng cao hiệu quả Marketing ở hai miền.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ
I. Khái niệm văn hoá:
Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội
loài người. Ở phương Đông, từ văn hoá đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm.
Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm lấy việc võ là vì không phục
tùng, dùng văn hoá mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết). Ở phương Tây,

để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, những chữ này lại có chung gốc Latinh là
chữ cultus animi là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hoá với hai khía cạnh:
trồng trọt, thính ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay
cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp.
Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hoá không đơn giản và thay
đổi theo thời gian thuật ngữ văn hoá với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng
vào thế kỉ XVII- XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nông nghiệp.
Vào thế kỉ XIX thuật ngữ “văn hoá” được những nhà nhân loại học phương
Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hoá (văn
minh) thế giới có thể phân ra từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao nhất, và văn hoá
của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hoá hướng về trí lực
và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B Taylo (E.B. Taylor) là đại
diện của họ. Theo ông, văn hoá là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con
người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.
Ở thế kỉ XX, khái niệm “văn hoá” thay đổi theo F.Boa (F. Boas), ý nghĩa văn
hoá được quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu
cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng không
phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tương đối luận của văn hoá”. Văn hoá
không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt.
A.L. Kroibơ (A.L. Kroeber) và C.L. Klúchôn (C. L. Kluckhohn) quan niệm
văn hoá là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu
5
tượng, và nó hình thành kết quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác,
trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra.
Trong phạm vi marketing, văn hóa được hiểu là toàn bộ những niềm tin,
giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán được dùng để hướng dẫn hành vi tiêu dùng
của những thành viên trong xã hội.
Văn hóa tiêu dùng được thể hiện trong cách hiểu biết, cách mua, cách sử
dụng hàng hóa hay dịch vụ và ước muốn của họ về những sản phẩm tốt hơn hoặc

những sản phẩm chưa từng có.
- Các giá trị văn hóa: là những niềm tin được thừa kế và được lưu giữ. Những niềm
tin ấy làm cho thái độ và cách xử thế của cá nhân có tính đặc thù.
- Những chuẩn mực: là những những quy tắc đơn giản dựa trên các giá trị văn hóa
dùng để chỉ dẫn hoặc ngăn cản những hành vi trong một số trường hợp.
- Phong tục tập quán: là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời
được đại đa số người thừa nhận và làm theo.
II. Cơ cấu của văn hoá:
1. Văn hoá vật chất:
Một trong các hình thức văn hoá của mỗi tộc người, bao gồm: làng bản, nhà
cửa, áo quần, trang sức, ăn uống, phương tiện đi lại, công cụ sản xuất, vũ khí, vv…
Theo UNESCO gọi là văn hoá hữu thể (Tangible).
2.Văn hoá tinh thần:
Bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hoá
được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một quá trình tái tạo, “trùng tu” của
cộng đồng rộng rãi…. Những di sản văn hoá tạm gọi là vô hình (intangible) này
theo UNESCO bao gồm cả âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng,
ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế, nghi thức, phong tục, tập quán, y dược, cổ truyền,
việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề
truyền thống…
6
Cái hữu thể và cái vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau, như thân
xác với tâm trí con người.
III. Chức năng xã hội của văn hoá:
Chức năng bao trùm nhất của văn hoá là chức năng giáo dục. Nói cách khác,
chức năng tập trung của văn hoá là bồi dưỡng con người, hướng lí tưởng, đạo đức
và hành vi của con người vào “điều hay lẽ phải, điều khôn, lẽ thiệt”, theo những
khuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội quy định.
Văn hoá bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua
nhiều thế hệ, mang tính lịch sử và tạo cho văn hoá một bề dày, một chiều sâu.Nó

được duy trì bằng truyền thống văn hoá, tức là cơ chế tích luỹ và truyền đạt kinh
nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian. Nó là những giá trị tương đối
ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được
tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ,
phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận… Văn hoá thực hiện chức năng giáo
dục (giáo dục truyền thống) không chỉ bằng những giá trị ổn định mà còn bằng
những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và các giá trị đang hình thành
tạo nên một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ đó, văn hoá đóng
vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trồng người, dưỡng
dục nhân cách. Một đứa trẻ được sống với cha mẹ sẽ được giáo dục theo truyền
thống văn hoá trong gia đình mình được sinh ra; còn nếu bị rơi vào rừng, đứa trẻ ấy
sẽ mang hành vi, tính nết của loài thú. Không phải ngẫu nhiên mà trong trong các
ngôn ngữ phương Tây khác nhau, thuật ngữ “văn hoá” (cultura, culture) đều có
chứa một nghĩa chung là chăm sóc, giáo dục, vun trồng… Chức năng giáo dục của
văn hoá sẽ đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nếu gien sinh học di truyền lại cho các
thế hệ sau hình thể con người thì văn hoá được coi là một thứ “ghen” xã hội di
truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.
Do là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người,
văn hoá có tính nhân sinh đậm nét và trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng
thông qua ngôn ngữ. Nếu như ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hoá là nội
7
dung của nó. Điều đó đúng với giao tiếp giữa cá nhân trong một dân tộc, lại càng
đúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và sự giao tiếp
giữa các nền văn hoá khác nhau.
Bằng chức năng giáo dục, văn hoá tạo cho lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi
dân tộc một sự phát triển liên tục.Chức năng tổ chức xã hội và sự phát sinh của chức
năng này là văn hoá có chức năng điều chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực,
các cách ứng xử của con người. Gần đây, UNESCO cũng như Đảng, Nhà nước ta
cho rằng văn hoá là động lực của phát triển, chính là đề cập đến chức năng này.
IV. Những tính chất và quy luật của văn hoá:

1. Quy luật kế thừa trong sự phát triển.
Cơ sở triết học: Quy luật này là quy luật “phủ định của phủ định” trong triết
học.
Khái niệm: “Kế thừa là thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy (cái có giá
trị tinh thần). Kế thừa những di sản văn hóa dân tộc”.Kế thừa văn hóa là một quy
luật cơ bản của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nó thể hiện mối liên hệ tất yếu của
cái cũ và cái mới xét theo thời điểm ra đời giữa giai đoạn trước và giai đoạn sau
trong quá trình phát triển văn hóa của một cộng đồng, của một dân tộc và của nhân
loại.
Bản chất: Là sự chuyển hoá cái cũ tích cực thành các nhân tố của cái mới,
thể hiện mối liên hệ giữa các giai đoạn của sự phát triển: giai đoạn sau không cắt
đứt, không đoạn tuyệt với giai đoạn trước và cũng không lặp lại hoàn toàn như giai
đoạn trước, cho phép giai đoạn sau chỉ giữ những yếu tố tích cực, còn phù hợp của
giai đoạn trước, trên cơ sở đó tiếp tục biến đổi và sáng tạo nên những giá trị văn hóa
mới.
Tiền nhân của chúng ta đã làm được một việc tuyệt vời đó là tiếp biến văn
hóa rất diệu kỳ, qua một nghìn năm Bắc thuộc bị đồng hoá mà lại lại lớn lên, Việt
hoá các yếu tố của văn hóa Hán, chứng tỏ chúng ta có một nền văn hoá bản địa có
8
nội lực mạnh. Chúng ta phải dùng chữ Hán nhưng ta Việt hoá chữ Hán, đọc chữ
Hán theo tiếng của người Việt, sau ta phát triển thành chữ Nôm.
Sau một nghìn năm Bắc thuộc, ta chuyển sang thời kỳ Đại Việt. Đây là thời
kỳ chúng ta vừa xây dựng và phát triển nền văn hóa Đại Việt, vừa luôn luôn phải lo
chống đỡ, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
2. Quy luật giao lưu tiếp biến văn hóa.
Về thuật ngữ: “Giao lưu là có sự tiếp xúc và trao đổi qua lại giữa hai dòng,
hai luồng khác nhau” - Nơi giao lưu của hai dòng sông. (TĐ tiếng Việt).
- Giao lưu văn hóa là sự trao đổi qua lại hai chiều những sản phẩm văn hóa
giữa các cộng đồng dân tộc quốc gia với nhau, là sự giao thoa, học tập lẫn nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau, bổ sung cho nhau để làm phong phú cho văn hóa của mình. Trong

cuộc sống hàng ngày cũng vậy, con người có thể ảnh hưởng lẫn nhau, có ảnh hưởng
chủ động (học người) và ảnh hưởng thụ động (ảnh hưởng mà không biết).
- Tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận (một chiều) các yếu tố văn hóa từ bên
ngoài (ngoại sinh) và biến đổi cho phù hợp với các yếu tố văn hóa bên trong (nội
sinh) để làm giàu cho văn hóa của mình.
- Cưỡng bức VH là sự áp đặt nền VH của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, áp đặt
VH dân tộc lớn cho dân tộc nhỏ nhưng cũng có khi nó bị VH của nước nhỏ chinh
phục lại.
 Tóm lại: Giao lưu VH là sự vận động thường xuyên gắn với sự phát triển của
văn hóa xã hội. Trong đời sống xã hội, giao lưu càng mạnh mẽ thì mọi sáng tạo văn
hóa được phổ biến và chuyển tải càng rộng rãi, sẽ góp phần nâng cao đời sống văn
hóa của cộng đồng. Ngược lại, đời sống cộng đồng càng được nâng cao càng có
điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa. Đó là phép biện chứng của sự phát triển văn
hóa trong cộng đồng xã hội.
Việt Nam có nguồn gốc văn hóa bản địa, là một nền văn hóa nông nghiệp lúa
nước (phi Hoa, phi Ấn), có quá trình giao lưu văn hoá với phương Bắc (1000 năm
Bắc thuộc). Từ thời kỳ Đại Việt vẫn duy trì giao lưu văn hoá với các nước láng
9
giềng, phía bắc với văn hoá Trung Hoa, phía nam với văn hoá Chiêm Thành, Chân
Lạp (Khơme). Trong một trăm năm Pháp thuộc chúng ta có giai đoạn giao lưu với
VH Pháp, tuy bị cưỡng bức văn hoá nhưng do văn hoá bản địa của Việt Nam có
truyền thống lâu đời nên đã không Pháp hoá được văn hoá Việt Nam.
Những năm xây dựng XHCN, ở miền Bắc chúng ta có một giai đoạn ảnh
hưởng văn hóa của các nước như Liên Xô, Đông Âu. Trong miền nam Việt Nam có
giai đoạn chịu ảnh hưởng văn hoá Mỹ. Từ 1986 đến nay, với đường lối mở cửa “đa
phương hoá, đa dạng hoá” trong quan hệ đối ngoại, đất nước ta có điều kiện giao
lưu văn hoá với rất nhiều nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực,
trong châu lục để vừa kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp nhận
được những thành tựu của loài người, trong các nghị quyết của đảng ta đều chỉ rõ:
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.

10
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA KHU VỰC
ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM CỦA KHÁCH HÀNG
I. Phân vùng văn hóa Việt Nam.
1. Điều kiện tự nhiên - xã hội Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Đặc trưng tiêu
biểu của vùng này là sự chênh lệch khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng, sự chênh
lệch tương đối nhỏ giữa bình nguyên và mặt biển. Chính nét đặc trưng này cùng với
điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là cơ sở thuận lợi cho việc
phát sinh nghề nông trồng lúa nước từ rất sớm với văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc
Sơn.
Việt Nam “nằm giữa Đông Nam Á”, “là ngã tư đường của các cư dân và các
nền văn minh”. Tính chất bán đảo rõ nét của Việt Nam thể hiện ở khí hậu nóng ẩm,
mưa nhiều và có hai mùa gió rõ rệt. Địa hình Việt Nam trải dài (khoảng 15 vĩ độ);
núi rừng chiếm 2/3 diện tích, sông ngòi nhiều và phân bố đều khắp. Đồng bằng chỉ
chiếm một tỉ lệ khiêm tốn (chưa đến 1/3 diện tích). Ngoài ra, bao quanh hướng
Đông và Nam là bờ biển khoảng hơn 2000 km. Tây và Bắc bị chắn bởi núi rừng,
trong đó quan trọng nhất là dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Trường Sơn. Cũng
vì vậy mà việc phân bố dân cư cũng như tập quán canh tác dân tộc Việt Nam là khá
tiêu biểu và đặc thù.
Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần
tạo nên sự đa dạng văn hoá. Trong vô vàn yếu tố tác động đến cuộc sống hàng ngày
từ góc độ tự nhiên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều nêu bật hai
tính trội của văn hoá Việt Nam truyền thống: sông nước và thực vật. Văn minh Việt
Nam - nền văn minh thực vật (khái niệm của học giả Pháp P. Gourou) hay văn minh
thôn dã, văn hoá lúa nước tính chất thực vật (mà cốt lõi là cây lúa) in dấu ấn đậm
nét trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam như ở, đi lại, mặc và ăn. Bữa ăn
(bữa cơm) được mô hình hoá Cơm – Rau – Cá cộng với không có thói quen ăn sữa
và các sản phẩm từ sữa động vật, không có truyền thống chăn nuôi đại gia súc lấy
11

thịt – chăn nuôi gắn liền với trồng trọt, phục vụ trồng trọt. Tính chất thực vật còn
được thể hiện trong đời sống tâm linh mà điển hình là tục thờ cây. Môi trường sông
- nước được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng khi xem xét những vấn đề văn hoá,
con người Việt Nam. Có thể nói đặc trưng nước chính là kết quả tổng thể của những
đặc điểm về địa lí, địa hình cũng như khí hậu. Yếu tố nước mang tính phổ quát và
đặc thù này đã tạo nên sắc thái riêng biệt trong tập quán kĩ thuật canh tác (đê, ao,
kênh, rạch), cư trú (làng ven sông, trên sông “vạn chài, từ chợ búa, bến ” tới những
đô thị ven sông, biển hay ngã ba, ngà tư sông), ở (nhà sàn, nhà mái hình thuyền, nhà
– ao, nhà thuyền…) tới tâm lí ứng xử (linh hoạt, mềm mại như nước - chữ dùng của
GS. Cao Xuân Huy), sinh hoạt cộng đồng (đua thuyền, bơi chài…), tín ngưỡng, tôn
giáo (thờ cá, rắn, thuỷ thần…), phong tục tập quán, thành ngữ, tục ngữ, ca dao,
nghệ thuật (chèo, tuồng, rối nước, hò, lí,…) và truyền thống. Bên cạnh những ưu
đãi, thiên nhiên cũng đặt ra cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam với không ít
khó khăn thách thức bằng những tai biến bất ngờ, khí hậu thất thường, lũ lụt, bão tố,
ẩm thấp gây vô vàn dịch bệnh cho người, cho động vật, mùa màng. Cuộc đấu tranh
kiên cường, chống chọi hàng ngàn năm với những thứ thách này của thiên nhiên đã
hun đúc nên tính cách kiên cường, tinh thần cố kết cộng đồng của người Việt Nam.
2.Các vùng miền Việt Nam:
2.1 Vùng văn hóa Bắc Bộ:
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Về vị trí địa lí, vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu
quốc tế theo hai trục chính: Tây – Đông và Bắc – Nam. Vị trí này khiến cho nơi đây
trở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng khác trong nước và trong khu vực Đông
Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng
thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện
cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn với các đồng bằng
khác. Đây là vùng duy nhất ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có
12
nhiệt độ trung bình dưới 18

o
C, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa
tương đối rõ nét khiến cho vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác. Hơn
nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa Đông Bắc vừa lạnh vừa ẩm rất
khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm.
Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa thủy chế của các
dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt: Mùa cạn dòng chảy nhỏ,
nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ
cũng theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống.
Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí
ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn
minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo
của mình.
Thứ hai là môi trường xã hội. Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với
nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy. Trong khi đó, đất đai ở
Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng thời gian rảnh rỗi
của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nhiều nghề thủ công. Ở đồng
bằng sông Hồng trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công, có
một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao.
Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt,
nghề luyện kim, đúc đồng…
Mặt khác, những người nông dân này lại sống quần tụ thành làng. Làng là
đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết
quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. Các vương triều
phong kiến đã chụp xuống các công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình
và nó trở thành các làng xã. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng
đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể
chung như đình làng, chùa làng… mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về
chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho các quan hệ này là các hương ước, khoán
ước của làng xã. Các hương ước hay khoán ước này là những quy định chặt chẽ về

13
mọi phương diện của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định về sản
xuất bảo vệ môi trường đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã,
vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận.
b. Đặc điểm văn hoá:
Người dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền
chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hoà hợp với cảnh quan. Thường là người Việt Bắc Bộ
muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà.
Ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ vẫn như mô hình bữa ăn của người
Việt trên các vùng đất khác: cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu
hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở các
làng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng hải sản chưa phải là thứ ăn chiếm
ưu thế. Cư dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía
Nam như Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ,
người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh để
giữ nhiệt năng cho cơ thể. Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng quen thuộc với cư
dân Trung Bộ, Nam Bộ lại không có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều
lắm.
Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn thích ứng với thiên
nhiên châu thổ Bắc Bộ đó là màu nâu. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá
toạ, áo cánh màu nâu sồng. Đàn bà cũng mặc váy thâm, chiếc áo nâu khi đi làm. Lễ
tết, hội hè thì trang phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông
với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. Ngày nay, y phục người Việt Bắc Bộ
đã có sự thay đổi khá nhiều.
Mặt khác, nói tới văn hoá châu thổ ở Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hoá có
một bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các vùng văn hoá. Các di tích khảo
cổ, các di sản văn hoá hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương. Đền, đình, chùa,
miếu… có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng
không chỉ trong nước mà cả nước ngoài như Đền Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư
14

Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều
khoáng sản quý hiếm.Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ
truyện cười đến truyện trạng…mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng
của Bắc Bộ.
Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của cư dân Việt Bắc Bộ.
Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ các
Ông tổ nghề… có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ. Các tín ngưỡng này tiềm
ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ hội - một loại sinh hoạt văn hoá tổng
hợp.
2.2 Vùng văn hoá Trung Bộ:
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội:
Nói đến miền Trung, như một tổng thể hệ thống nằm trong tổng thể hệ thống
Việt Nam, người ta thường chú ý đến các đặc điểm sau:
Thứ nhất, địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây, trước mặt là
biển Đông, sau lưng là dãy Trường Sơn.
Thứ hai, địa hình miền Trung Bộ chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam bởi các
đèo là những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển. Suốt dải đất miền
Trung, đường bờ biển Việt Nam “ưỡn” cong, “lồi” ra phía sau biển Đông. Sát bờ
biển, từ Quảng Nam trở vô Nam có các dải cồn cát chạy dọc dài Bắc Nam ghi dấu
những đường biển cũ. Giữa các dải cồn cát là một vùng trũng nổi phân bố xóm làng
và ruộng lúa ngày nay.Chân cồn là những bàu nước ngọt.
Thứ ba là khí hậu, miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc Nam
của đất nước, lại gặp gió Tây rất khô nóng thổi từ Lào qua (gió Lào) tạo ra sự khô
rang cho miền Trung.
b. Đặc điểm văn hoá:
So với thiên nhiên Bắc Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ là vùng đệm, mang tính
chất trung gian.Vì thế, sự phản ánh thiên nhiên đa dạng của một vùng đất là đặc
15
điểm thứ ba của vùng văn hoá này.Yếu tố sông, biển, đồng bằng, đầm phá, núi non
đều ánh xạ vào trong các thành tố văn hoá, từ diện mạo đến các phương diện khác.

Với Trung Bộ, làng làm nông nghiệp tồn tại đan xen với làng của ngư dân. Bên
cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp là lễ cúng cá ông của làng làm nghề đánh
cá. Điều này là lẽ đương nhiên, bởi lẽ đồng bằng Trung Bộ thường là đồng bằng
nhỏ hẹp, sát biển.
Trong văn hoá đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Trung Bộ đã bắt đầu có sự
thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển. Nói cách khác, yếu tố biển đã đậm đà hơn
trong cơ cấu bữa ăn của cư dân ở nơi đây.
Mặt khác, người dân Việt Trung Bộ do tính chất khí hậu, nói rộng hơn là
điều kiện tự nhiên chi phối nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn.
2.3 Vùng văn hoá Nam Bộ:
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội:
Về vị trí địa lí, Nam Bộ là vùng đất nằm ở cuối cùng đất nước về phía Nam,
trọn vẹn trong lưu vực của hai dòng sông Đồng Nai và Cửu Long, mà lại là phần hạ
lưu của hai dòng sông. Trong khi đó, Nam Bộ lại gần biển Đông.Nói khác đi, đây là
vùng đất cửa sông giáp biển. Vị thế địa lý - văn hoá này của Nam Bộ tạo cho nó có
những đặc điểm văn hoá riêng.
Mặt khác, khí hậu của Nam Bộ khác hẳn khí hậu Bắc Bộ ở chỗ Nam Bộ chỉ
có hai mùa: mùa khô và mùa mưa, sáu tháng mùa mưa, sáu tháng mùa khô tạo cho
vòng quay thiên nhiên, mùa vụ có phần khác biệt so với đồng bằng Bắc Bộ. Nói tới
Nam Bộ là người ta nói đến cánh đồng tít tắp chân trời, một khung cảnh thiên nhiên
khoáng đạt và vùng đất với chằng chịt kênh rạch. Sông nước ở hạ lưu chảy chậm,
mang lượng phù sa lớn khác với sông nước miền Trung Bộ.
b. Đặc điểm văn hoá:
Nói đến nền văn hoá Nam Bộ là nói đến văn hoá của các tộc người ở đây.
Ngoại trừ các tộc người sống ở ven đồng bằng miền Đông, các tộc người Việt,
Khơme, Chăm, Hoa đều không phải là cư dân bản địa ở đây. Vì vậy, văn hoá của họ
16
là văn hoá ở vùng đất mới. Đặc điểm tiếp theo của vùng văn hoá Nam Bộ là quá
trình giao lưu văn hoá diễn ra với một tốc độ mau lẹ. Đơn cử người Việt cùng chung
sống với người Khơme, người Việt đã tiếp thu chiếc bếp cà ràn dùng cho việc nấu

ăn trên đất ẩm, dùng nồi gốm chrăng để kho cá, nấu cơm, dùng cà om để đựng nước
uống, nước mắm. Rõ nhất của quá trình tiếp biến này là hiện tượng sử dụng song
ngữ, đa ngữ trong vùng.Vốn từ của các dân tộc được vay mượn như người Việt vay
mượn vốn từ của người Hoa, Khơme và ngược lại. Thậm chí những câu nói, câu hát
bình dân có sự pha tạp giữa các ngôn ngữ khác nhau.
Mặt khác, Nam Bộ là vùng có nhiều tôn giáo tín ngưỡng cùng đan xen tồn
tại. Nói khác đi là diện mạo tôn giáo tín ngưỡng Nam Bộ khá đa dạng và phức tạp.
Ngoài các tôn giáo lớn ở ngoài du nhập vào như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi
giáo, Nam Bộ còn là quê hương của tôn giáo tín ngưỡng địa phương như Cao đài,
Hoà hảo, như các ông đạo, các tín ngưỡng dân gian như thờ Tổ tiên, Thổ thần, thờ
Thàng hoàng, thờ Mẫu, thờ Neaktà, Arăk… Cơ cấu bữa ăn người Việt Nam Bộ có
sự thay đổi. Nếu ở đồng bằng Bắc Bộ mô hình bữa ăn đó là cơm + rau + cá thì ở
Nam Bộ, tương quan giữa các thành phần có sự thay đổi. Nguồn tài nguyên thuỷ
sản ở Nam Bộ đạt tới sự sung túc, phong phú hơn tất cả mọi vùng trên đất nước ta.
Vì thế, sử dụng nguồn đạm thuỷ sản trong bữa ăn người Việt có chú trọng hơn. Các
món ăn chế biến từ thuỷ sản cũng nhiều về số lượng, phong phú về chất lượng so
với các nơi khác. Và người Việt sử dụng các món ăn từ hải sản cũng nhiều hơn hơn
so với cư dân Bắc Bộ.
Mặt khác, thiên hướng trong cơ cấu bữa ăn của người Việt là nghiêng về
chọn món ăn có tác dụng giải nhiệt. Dừa và các món ăn được chế biến từ dừa chiếm
vị thế quan trọng trong các món ăn chính là bắt nguồn từ khía cạnh này. Các loại
nước giải khát như nước dừa, nước quả được ưa thích. Trà dùng để giải khát, chứ
không để thưởng thức như ở Bắc Bộ. Vì vậy, sự thay đổi trong thái độ ứng xử với
thiên nhiên của người Việt cũng như các tộc người khác ở đây là một đặc điểm của
văn hoá vùng Nam Bộ.
17
II. Những đặc trưng khi quyết định mua sản phẩm giữa văn hóa miền Bắc
và văn hóa miền Nam
1. Người miền Nam độc lập trong cách mua sắm hơn người miền Bắc
Kết quả của viện nghiên cứu Nielsen Việt Nam cho thấy điểm khác nhau chủ

yếu giữa người tiêu dùng hai miền là thiên hướng “Tôi” so với “Chúng ta” của họ.
Thiên hướng “Tôi” chiếm đa số ở miền Nam. Người miền Nam quan tâm ít
hơn đến ý kiến của người khác và khi cần quyết định tiêu dùng, họ chủ yếu dựa vào
nhu cầu mong muốn của bản thân mình. Người miền Nam rất thoáng và rất dễ chấp
nhận cái mới, chỉ cần sản phẩm đó khoác vào người trông đẹp, gọn gàng, thoải mái,
che đi được các khuyết điểm trên cơ thể là sẽ được chấp nhận.
Thiên hướng “Chúng tôi” lại chiếm đa số ở thị trường miền Bắc. Nó thể hiện
ở sự đồng nhất trong cách tiêu dùng và thói quen “thu nhặt” ý kiến từ nhiều nguồn
như ý kiến của bạn bè, bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác và các định kiến xã
hội. Nhưng họ là những người tiêu dùng rất phức tạp: họ muốn được chú ý và nổi
bật trong đám đông và bạn bè, nhưng đồng thời cũng không muốn phá vỡ những
quy tắc chuẩn mực xã hội. Họ muốn có những trang phục mà khi khoác vào phải trở
nên nổi bật và phải được mọi người trầm trồ khen ngợi cho dù món đồ đó khoác vào
cầu kì và có phần hơi khó chịu.
Nghiên cứu FTA trong tháng 5/2009 cho thấy, người miền Bắc là những
người cẩn trọng và khắt khe nhất trong việc lựa chọn sản phẩm. Họ có thể thay đổi
suy nghĩ vài lần trước khi đưa ra quyết định. Họ cũng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của
người khác nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định (99% bị ảnh hưởng bởi lời giới
thiệu của gia đình, 91% bởi bạn bè, 94% bởi hàng xóm, 83% bởi đồng nghiệp và
đối tác) và sẽ không bao giờ mua những gì mà người khác không mua.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao vai trò của ý kiến tập thể và các định kiến
xã hội giữa 2 thành phố lại có nhiều khác biệt đến như vậy? Các đặc điểm nào của
văn hóa vùng miền ở hai thành phố đã ảnh hưởng đến các quyết định mua sắm cũng
như thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng ở hai thành phố này? Thực tế từ nghiên
cứu của Neilsen Việt Nam cho thấy người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh sống cho bản
thân nhiều hơn và không quan tâm “lắm” về những gì người khác nghĩ, họ là những
18
người tiêu dùng có xu hướng sống cho hiện tại mà không lo nghĩ nhiều đến tương
lai. Trong nền văn hóa phía Nam là sự giao thoa của rất nhiều văn hóa, mỗi văn hoá
có nét riêng khác biệt, nhưng hòa quyện với nhau tạo nên nền văn hóa đa dạng,

phóng khoáng do đó họ thích sống thoải mái và mua những gì mình thích, không
cần quan tâm đến ánh mắt của người khác. Trong văn hóa tiêu dùng và phong cách
sống của người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh, điểm nổi bật nhất đó là lối sống ưa
hưởng thụ, không đặt nặng vấn đề tiết kiệm và tích lũy, ý kiến và cảm nhận của
người khác về mình là không quá quan trọng. Người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh là
những người tiêu dùng đơn giản, mức độ trung thành với sản phẩm thường không
cao, và thường ít bị ảnh hưởng bởi marketing, họ có thể mua bất cứ sản phẩm nào
mà họ có khả năng và bản thân họ thấy thích. Ngược lại, người tiêu dùng Hà Nội có
xu hướng bị ảnh hưởng bởi các ý kiến tập thể và các định kiến xã hội nhiều hơn là
vì văn hóa từ xa xưa của người miền Bắc là sống theo làng xã, có lối sống tập thể
nên họ không chỉ sống cho riêng mình mà còn quan tâm đến việc những người khác
nghĩ gì về mình, mọi người xung quanh mình đánh giá như thế nào về con người
mình, cuộc sống của gia đình mình…Chính vì thế nên phong cách ăn mặc, dáng vẻ
bề ngoài, đồ dùng cá nhân hay cách cư xử và thậm chí là những nơi thường hay lui
tới là những điều rất quan trọng trong cách sống, sinh hoạt cũng như văn hóa tiêu
dùng của người tiêu dùng Hà Nội. Đối với người tiêu dùng Hà Nội, tất cả những
điểm nêu trên được xem như là những công cụ giúp họ thể hiện đẳng cấp cũng như
hình ảnh của họ trong con mắt của những người xung quanh, và đây được xem như
là những những nguyên tắc và chuẩn mực về văn hóa của người tiêu dùng thủ đô.
Như vậy, có thể thấy rằng để dành được niềm tin của người tiêu dùng Hà Nội,
không chỉ đơn giản là dành được niềm tin của một người mà là niềm tin của cả tập
thể.
2. Người miền Nam sống cho hiện tại và người miền Bắc sống cho tương lai
“Người miền Bắc kiếm được mười đồng nhưng chi tiêu một đồng. Người miền
Nam kiếm được mười đồng nhưng chi tiêu đến mười một đồng”. Câu nói này
dường như diễn tả rất đúng thói quen tiêu dùng ở hai miền. Theo nghiên cứu đo
19
lường tài chính cá nhân (Personnal Finance Monitor) của công ty Neilsen thực hiện
năm 2008, người miền Nam sẵn sàng đi vay mượn của ngân hàng cho các nhu cầu
tiêu dùng của mình. Trong khi đó, hơn một nữa (57%) họ sẽ không vay tiền từ ngân

hàng hay bất cứ tổ chức tài chính nào cho nhu cầu tiêu dùng. Trong mắt người miền
Bắc, việc vay mượn hay bị phụ thuộc tài chính vào tổ chức nào đó sẽ khiến họ bị
“mất mặt”.
Người miền Nam có xu hướng mua sắm nhanh và tùy hứng. Không bị áp lực
bởi tâm lý khẳng định bản thân, thể hiện đẳng cấp và cũng không có thói quen tiết
kiệm để có thể chi trả cho các sản phẩm đắt tiền nên họ có khuynh hướng mua
những món đồ rẻ hơn và mua sắm cũng thoãi mái hơn. Nhưng chỉ 62% lên kế hoạch
chi tiêu trong tháng, không nhiều và chặt chẽ như người tiêu dùng miền Bắc. Họ
thích một mức giá cố định hơn là phải mặc cả. Trong khi 55% người tiêu dùng miền
Bắc thích mặc cả thì có 28% người tiêu dùng miền Nam thích hình thức này.
3. Miền Bắc coi trọng bề ngoài, miền Nam ưu tiên giá trị đích thực
Đối với người tiêu dùng ở cả hai miền, chất lượng bao giờ cũng là yếu tố được
quan tâm đầu tiên. Tuy nhiên, việc định nghĩa như thế nào là “chất lượng” còn phụ
thuộc vào từng loại sản phẩm cụ thể cũng như trình độ, kinh nghiệm của từng
người. Có thói quen tiết kiệm nhưng người tiêu dùng miền Bắc lại rất chuộng hàng
hiệu, đặc biệt là những mặt hàng có thể giúp họ thể hiện đẳng cấp của mình. Không
chỉ là để họ thõa mãn tâm lý coi vẻ bề ngoài, thích nổi bật trước đám đông mà còn
do suy nghĩ về lâu dài bởi mua một sản phẩm chất lượng sẽ tiết kiệm hơn (Ví dụ
như áo quần không bị co dãn, màu áo không phai, không ra màu khi giặt, không bị
đứt chỉ, rách và có thể có bảo hành….) 70% sẵn sàng trả thêm tiền để có một sản
phẩm mới hoặc độc đáo, trong khi đó tỷ lệ này ở miền Nam chỉ có 55%. Họ cũng
quan tâm đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn những nơi khác và tỉ lệ
này là tuyệt đối trên 94%. Hà thành cũng là nơi đòi hỏi phải được đối xử như một
khách VIP cao nhất. Tiềm năng hình thành phân khúc thời trang cao cấp giúp người
tiêu dùng trông tự tin và gây ấn tượng đối với người khác là rất lớn.
Trong khi đó, người miền Nam thường chọn sản phẩm thời trang dựa trên
những trải nghiệm chính thức từ sản phẩm hay dịch vụ đem lại. Bao gồm những giá
20
trị hữu hình và vô hình như tính năng của sản phẩm dịch vụ. Nhưng họ không bỏ
qua những lợi ích cảm tính mang lại từ sản phẩm hay dịch vụ đó. Người miền Nam

cũng không đòi hỏi phải được đối xử như khách VIP nhiều như miền bắc, mà quan
tâm đến chất lượng phục vụ nhiều hơn. 80% người miền Nam cho rằng thái độ phục
vụ còn quan trọng hơn bản thân sản phẩm. Chỉ cần nhận được một sự không tôn
trọng của người bán hàng, họ sẽ không muốn quay lại cửa hàng đó cho dù đồ có đẹp
đến thế nào. Trong khi tỉ lệ này ở miền Bắc là 70%. Nam Bộ cũng là nơi quan tâm
đến yếu tố thân thiện với môi trường nhiều nhất khi quyết định chọn mua một sản
phẩm.
Như vậy rõ ràng là thị hiếu tiêu dùng của người Hà Nội là thị hiếu tiêu dùng
theo đám đông, niềm tin tập thể, các sản phẩm đã được “đám đông” lựa chọn sẽ rất
khó có thể bị thay thế bởi đơn giản đó là những sản phẩm thể hiện đẳng cấp, những
người xung quanh cũng tiêu dùng sản phẩm này nên nếu muốn là một trong số họ
thì cách tốt nhất là cũng tiêu dùng sản phẩm đó. Với người tiêu dùng TP. Hồ Chí
Minh, tính thực dụng trong tiêu dùng sản phẩm luôn được đề cao, việc quyết định
tiêu dùng một sản phẩm nào đó không phụ thuộc vào các giá trị vô hình ( đẳng cấp,
sự nổi bật trước đám đông…) của sản phẩm mà phụ thuộc vào các giá trị hữu hình
như chất lượng thực tế, giá cả, độ tiện dụng của sản phẩm…
21
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MARKETING
I. Tác động của các đặc tính mua sắm ở hai miền Nam - Bắc ảnh
hưởng đến quyết định marketing:
CHƯƠNG 4. Do ấn tượng đối với sản phẩm của khách hàng ở hai
miền khác nhau, nếu áp dụng phương pháp phân khúc thị trường thì với tính độc lập
trong mua sắm, người tiêu dùng miền Nam gồm nhiều phân khúc khác nhau, còn
người tiêu dùng miền Bắc là một phân khúc riêng biệt. Nhưng phân khúc này rất
phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố và vẫn còn là một ẩn số đối với các nhà
marketing. Tuy không cần phải xây dựng nhiều chiến lược khác nhau như miền
Nam, nhưng một chiến lược marketing cho miền Bắc không phải lúc nào cũng hiệu
quả. Bước tiếp cận ban đầu luôn tốn thời gian và cần sự đầu tư lớn. Tuy nhiên, khi
đã thích một sản phẩm hay thương hiệu nào rồi thì mức độ trung thành của họ là rất
cao, khác hẳn với người tiêu dung miền Nam luôn sẵn sàng đón nhận cái mới. Đặc

biệt, do có thói quen lắng nghe người khác và bị ảnh hưởng bởi cộng đồng nên
người thủ đô cũng có khuynh hướng trung thành với thương hiệu nội hơn miền
Nam.
CHƯƠNG 5. Bên cạnh đó, miền Nam là nơi có số người thích mua
sắm tại kênh hiện đại nhiều nhất. Người miền Nam cũng ưa thích các hoạt đông
marketing tại điểm bán nhiều hơn những khu vực khác. Vì thế, việc chú ý đến các
kênh phân phối, các hoạt động khuyến mãi và trưng bày trong cửa hàng đóng vai trò
rất quan trọng. Họ cũng là người coi trọng bao bì thiết kế của sản phẩm nhất, tuy
nhiên thiết kế này phải theo hướng nghệ thuật chứ không thích màu sắc như người
miền Bắc.
CHƯƠNG 6.
22
CHƯƠNG 7.
I. Các hình thức chiêu thị tác động đến hành vi tiêu dùng của người
miền Bắc và người miền Nam (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
CHƯƠNG 8. (Nguồn: Nielsen Reglonal Differences Quantitative Study)
CHƯƠNG 9.
CHƯƠNG 10. SÀ
I GÒN
CHƯƠNG 11. H
À NỘI
CHƯƠNG 12. Quảng
cáo.
CHƯƠNG 13. 41
%
CHƯƠNG 14. 91
%
CHƯƠNG 15. Báo và
tạp chí.
CHƯƠNG 16. 42

%
CHƯƠNG 17. 83
%
CHƯƠNG 18. Lời giới
thiệu của người bán/chủ cửa
hàng.
CHƯƠNG 19. 36
%
CHƯƠNG 20. 67
%
CHƯƠNG 21. Internet/
Websites để so sánh thông tin.
CHƯƠNG 22. 22
%
CHƯƠNG 23. 95
%
CHƯƠNG 24. Nhà
phân phối/Websites và diễn
đàn bán hàng trực tuyến.
CHƯƠNG 25. 22
%
CHƯƠNG 26. 10
0%
CHƯƠNG 27. Bảng ảnh hưởng của các yếu tố tới hành vi tiêu dùng
CHƯƠNG 28. Vai trò của quảng cáo là rất lớn ở thị trường Hà Nội, số
người thích xem quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Hà Nội
(91%) cao hơn gấp hai lần so với TP.Hồ Chí Minh (41%). Người Hà Nội thật sự
xem quảng cáo là một nguồn tham khảo hữu ích khi muốn mua một món đồ nào đó,
họ cảm thấy tin tưởng hơn đối với sản phẩm có quảng cáo nhiều và việc họ thích
sản phẩm nào hơn cũng phụ thuộc vào yếu tố nổi tiếng của quảng cáo đó. Nội dung

của quảng cáo cũng được họ chú ý và yêu thích hơn người tiêu dùng TP.Hồ Chí
Minh. Tỉ lệ yêu thích những mẫu quảng cáo lạ, độc đáo và hài hước lẫn những mẫu
quảng cáo có nội dung ẩn ý một cách có ý nghĩa cũng cao hơn một cách khác biệt.
Chỉ 6% người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh thích xem quảng cáo và bị ảnh hưởng bởi
những gì chiếu trong quảng cáo đó, trong khi tỉ lệ này ở Hà Nội là 23% – theo số
liệu của FTA. Điều đáng chú ý là sự yêu thích phong cách quảng cáo giữa các miền
23
cũng rất khác nhau. Theo nghiên cứu của FTA, người tiêu dùng Hà Nội thích những
mẫu quảng cáo âm hưởng “đao to búa lớn”, trong khi người tiêu dùng TP. Hồ Chí
Minh thích những mẫu quảng cáo hài hước hơn.
CHƯƠNG 29. Bên cạnh việc dễ dàng bị tác động bởi quảng cáo, người
tiêu dùng Hà Nội cũng hứng thú với những hoạt động khuyến mại trong cửa hàng
và dịch vụ hậu mãi. Các chương trình khuyến mại tập trung vào giá và giảm giá là
hình thức họ yêu thích nhất. Với tỉ lệ là 69% muốn mua sản phẩm trong thời kì
khuyến mại và chỉ có 57% sẵn sàng trả thêm tiền để có dịch vụ hậu mãi tốt hơn, tuy
nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng. Đối với người tiêu dùng thành phố Hồ Chí
Minh chỉ có 52% muốn mua sản phẩm trong thời kì khuyến mại và sẵn sàng trả
thêm tiền để có dịch vụ hậu mãi tốt hơn chỉ có 34%. Người tiêu dùng TP.Hồ Chí
Minh thì phức tạp hơn, chỉ một hình thức không thôi thì chưa đủ để họ lưu tâm.
Không chỉ thích nhiều loại hình khuyến mại cùng một lúc, mỗi hình thức còn phải
phù hợp với từng ngành hàng ví dụ như: thêm dung lượng sản phẩm hay kèm quà
tặng cho những ngành hàng thông dụng như dầu gội, nước uống hay giảm giá bán
cho những sản phẩm có giá trị lớn như tivi, tủ lạnh … cũng như đa dạng hoá các
chiến lược marketing nói chung.
I. Giải pháp Marketing.
1. Sản phẩm.
CHƯƠNG 30. Tại thị trường Hà Nội, đối với những sản phẩm cao cấp,
ngoài mẫu mã sản phẩm phải sang trọng, bắt mắt thì chất lượng là yếu tố cần được
chú trọng hàng đầu. Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có thể mua
một sản phẩm vừa đẹp vừa bền nhằm thể hiện đẳng cấp của bản thân. Nhưng đối

với các sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày người Hà Nội có thói quen tiết kiệm
do đó các sản phẩm nên được thiết kế ở những sản phẩm có kích thước lớn, có thể
sử dụng lâu dài.
CHƯƠNG 31. Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh thì sao? Người tiêu
dùng tại thành phố trẻ và năng động cũng giống như thành phố, thích thay đổi nên
24
chất lượng sản phẩm họ không đòi hỏi cao mà họ cần sự đa dạng trong các sản
phẩm, các sản phẩm cần hợp với “mốt”. Người tiêu dùng ít khi trung thành với một
sản phẩm nhất định, do đó các sản phẩm nên chú ý đến mẫu mã nhỏ gọn, màu sắc
vui tươi.
1. Quảng cáo
CHƯƠNG 32. Đối với người tiêu dùng Hà Nội, quảng cáo là một kênh
rất hiệu quả trong việc thu thập thông tin về sản phẩm trước khi ra quyết định mua,
bởi vì văn hóa tiêu dùng của họ là rất cẩn trọng và bị ảnh hưởng của số đông, các
sản phẩm quảng cáo nhiều sẽ được đánh giá cao vì sẽ có nhiều người biết đến sản
phẩm đó. Các quảng cáo cho người tiêu dùng Hà Nội hướng tới việc thể hiện đẳng
cấp của bản thân, “đao to búa lớn”.
CHƯƠNG 33. Với tính độc lập trong mua sắm, người tiêu dùng TP.
Hồ Chí Minh thường không coi trọng quảng cáo, văn hóa tiêu dùng của họ là rất
đơn giản và phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của chính mình, việc quyết định
tiêu dùng sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi số người biết đến sản phẩm đó mà phụ
thuộc vào các đặc điểm về chất lượng của sản phẩm và các lợi ích mà sản phẩm
mang lại như giá cả, chương trình khuyến mại hay độ tiện dụng…Do đó trong
quảng cáo hướng đến người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh nên mang đậm sự
trẻ trung, năng động, phóng khoáng và hài hước.
1. Khuyến mãi, hậu mãi.
CHƯƠNG 34. Trong hoạt động khuyến mãi, hậu mãi cần có sự khác
nhau giữa 2 miền. Miền Nam không chỉ có khuyến mãi hậu mãi một hình thức liên
quan tới giá cả mà các khuyến mãi, hậu mãi phù hợp cho từng sản phẩm “tiền nào
của đó” là quan điểm trước hành vi mua hàng khuyến mãi, hậu mãi của người tiêu

dùng ở đây. Do đó, các hoạt động khuyến mãi cần đa dạng, ngoài giảm giá có thể
đẩy mạnh hình thức tặng kèm sản phẩm, tặng voucher mua hàng…Miền Bắc người
tiêu dùng quan tâm duy nhất vào giá cả trong hoạt động khuyến mãi, hậu mãi nên
25

Mục lục

  • 1 Bối cảnh lịch sử
  • 2 Sự khác biệt văn hóa
    • 2.1 Đặc điểm và khuôn mẫu được nhận thức
    • 2.2 Ẩm thực
    • 2.3 Quần áo
    • 2.4 Sự khác biệt về ngôn ngữ
    • 2.5 Sự khác biệt về khí hậu
    • 2.6 Sự khác biệt văn hóa nhỏ
  • 3 Ghi chú
  • 4 Liên kết bên ngoài
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo