So sánh iq người đức và người mỹ

IQ [intelligence quotient] - đó là chỉ số cho phép xác định mức độ trí tuệ con người bằng cách so sánh nó với chỉ số trung bình dành cho mỗi lứa tuổi. IQ được xác định bởi những test khác nhau, không chú trọng quá và kiến thức đã nhận được mà vào khả năng tư duy của con người. IQ trung bình đối với một sự phát triển trí tuệ bình thường ở vào mức từ 85 tới 115. Những người có trí tuệ đặc biệt khi thử test thường đạt được mức IQ cao hơn 145 điểm. IQ thấp hơn 70 điểm bị coi là kém phát triển về trí tuệ.

Khi chỉ mới được hai tháng, Elise Tan - Roberts đã nói được tiếng đầu tiên gọi cha. Ba tháng sau đó, cô đã chập chững biết đi và chẳng bao lâu sau đã biết chạy. Khi lên một, Elise đã đọc được tên họ của mình và rồi học đếm tới 10. Cha mẹ của Elise, háo hức vì tiền lệ của cô bé Georgia Brown với chỉ số IQ là 152 đã được kết nạp vào Mensa năm lên hai tuổi, đã quyết định đưa con gái mình tới gặp một nhà tâm lý học.

Sau 45 phút thử test, cha mẹ Elise đã được biết rằng con gái họ thuộc vào nhóm "thần đồng" và thuộc tốp 0,2% những đứa trẻ thông minh nhất trong lứa tuổi của mình. Nữ GS Joan Frieman đã xác định được chỉ số IQ của cô bé là 156. Elise như vậy đã vượt qua khá xa ngưỡng 148 điểm tiêu chuẩn để kết nạp vào Mensa. Cha của cô bé nói rằng giờ đây, nhiệm vụ chính đối với ông là làm sao để cô bé có được một sự giáo dục thỏa đáng: "Chúng tôi không muốn để cháu nó phải tỏ ra ngốc nghếch hơn thực có và thôi học để khỏi vượt trội hơn xung quanh...".

Tại Anh trước đây đã có một cô bé hai tuổi tên là Georgia Brown từ thành phố Aldershot [Hampshire] nhờ đạt được chỉ số IQ 152 điểm nên đã được kết nạp vào Mensa và trở thành thành viên trẻ nhất của chi nhánh Anh quốc của tổ chức này. Cũng chính nữ GS Joan Frieman đã thử test Georgia và bà đã nói rằng, cô bé có thể đạt được chỉ số cao hơn nhưng sau 45 phút thử đã mệt nên phải đi nằm nghỉ. Tấm gương của cô bé Georgia đã khích lệ cha mẹ của cô bé Elise để họ lại nhờ nữ GS Frieman tiến hành thử test về chỉ số IQ cho con gái của họ...

Trước trường hợp của hai cô bé thần đồng trên, ở Anh cũng từng có một chú bé 3 tuổi tên là Mikhail Ali đã được kết nạp vào Mensa vì có chỉ số IQ cao. Ali đã thuộc bảng chữ cái tiếng Arab, biết cộng và trừ bốn chữ số và đang tập làm phép nhân. Thêm vào đó, để đùa với cha mẹ, cậu bé biết cách đánh vần ngược chữ...

Tháng 5/2006 có tin, tại Mexico, cậu bé Maximiliano Arellano de la Noe ở thành phố Metepek mới lên 6 tuổi đã thi đậu đại học. Cậu bé có thể thuộc lòng bất cứ cuốn sách nào mà cậu đọc. Lĩnh vực mà cậu thích nhất là những cuốn sách về y học. Cha mẹ cậu đã cho cậu vào học đại học để tới năm 13 tuổi có thể có bằng bác sĩ.

Năm lên ba tuổi, cậu bé làm cha mẹ mình ngạc nhiên khi đọc thuộc lòng tên tất cả các thủ đô trên thế giới sau khi xem quả cầu mà cha mẹ mua về nhà. Cha cậu cũng là một bác sĩ và trong nhà có nhiều sách về y học. Cậu bé đã đọc hết những cuốn sách đó và thuộc lòng chúng.

Tới cuối tháng 4/2006, tại trường đại học đã diễn ra một buổi học bất thường vì người giảng bài chính là Maximiliano. Cậu bé 6 tuổi với vẻ tự tin của một giáo sư giàu kinh nghiệm đã giảng cho vài chục sinh viên các lớp trên về triệu chứng và đặc tính của những căn bệnh phức tạp như chứng loãng xương hay bệnh tiểu đường. Trả lời các nhà báo, Maximiliano nói rằng cậu là một chú bé bình thường, "chỉ đơn giản là có một trí nhớ tốt"...

Không thể tuyệt đối

Nhìn trên góc độ khoa học, chỉ số IQ cực kỳ quan trọng trong việc xác định khả năng trí tuệ của con người. Nhưng hiện nay đang tồn tại nhiều loại test thử IQ và không có một chuẩn mực duy nhất nào đối với việc này. Vì vậy khó có thể coi IQ là thước đo duy nhất về sự phát triển trí tuệ của con người.

Một số nhà tâm lý học nổi tiếng phê phán các test thử IQ, đặc biệt là những test dành cho trẻ em vì cho rằng, theo kết quả thử test không thể nào dự đoán trước được sự phát triển về trí tuệ của con trẻ. Một số nhà tâm lý học nổi tiếng khác lại cho rằng, các test thử IQ cho phép dự đoán trước sức học của con trẻ, thậm chí là cả những thành tựu mà chúng có thể đạt được trong đời.

Theo một số nguồn tư liệu, chỉ số IQ cao nhất ở châu Âu đang thuộc về người Đức. Mức IQ trung bình của họ là 107 điểm. Chỉ số này ở người Nga thấp hơn: 96 điểm. Thấp hơn nữa là ở các nước Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp...

Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, chỉ số IQ cao không phải là đảm bảo cho một tương lai hạnh phúc và đủ đầy.

Chỉ số IQ cao có thể giúp chúng ta nhận được công việc lương cao hay cải thiện điều kiện sống nhưng không ảnh hưởng chút nào đến việc ta có thấy mình hạnh phúc hay không tuổi đã xế chiều. Tuy nhiên, theo một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, những người thông minh [có chỉ số IQ cao] thường sống lâu hơn và ít bị nát rượu hơn...

Giải mã Mensa International

Mensa International là tổ chức lâu năm và nổi tiếng nhất dành cho những người có chỉ số trí tuệ IQ cao. Đây là một tổ chức phi thương mại, rộng cửa cho tất cả những ai đã vượt qua thử nghiệm IQ tiêu chuẩn tốt hơn cao hơn 98% dân số còn lại trên thế giới. Cuộc thử test này được diễn ra với các quan sát viên.

Mensa International có các chi nhánh quốc gia ở 50 nước trên thế giới và số lượng thành viên đã vượt hơn 100 nghìn người ở khoảng 10 nước. Thoạt đầu tổ chức này mang tên Mens [theo tiếng Latinh có nghĩa là trí tuệ], nhưng để tránh những bất đồng, nó được đổi thành Mensa [theo tiếng Latinh là cái bàn], ngụ ý đây như một tập hợp quanh bàn, nơi các yếu tố chủng tộc, dân tộc, quan điểm... không đóng vai trò gì quan trọng. Trên logo của Mensa International có hình một cái bàn vuông mà ta chỉ nhìn thấy có ba chân...

Một điều thú vị là ở các nước châu Mỹ Latinh từ "mensa" lại được dùng để chỉ những người phụ nữ ngốc nghếch, dẫu rằng từ "mens" vẫn được dùng để chỉ trí tuệ. Tuy vậy, tên gọi của tổ chức này hoàn toàn không gợi nên những suy cảm tiêu cực ở phần lớn những người nói tiếng Tây Ban Nha. Trong tiếng Italia và tiếng Đức, từ "mensa" được dùng để chỉ quán cà phê, còn trong tiếng Hà Lan, từ "mens" được dùng để chỉ con người.

Những người sáng lập ra Mensa International năm 1946 là luật gia Ronald Berril, người Australia, và GS Lancelot Ware, một nhà khoa học người Anh kiêm luật gia. Cả hai luật gia này đều chung một ý tưởng thành lập một tổ chức mà yêu cầu duy nhất để kết nạp các thành viên là chỉ số IQ đủ cao để có thể giao tiếp với nhau một cách thú vị. Mensa International cũng tham gia vào việc tổ chức các chương trình dành cho những "thần đồng", các chương trình phổ cập giáo dục hay cấp học bổng...

Trong hiến chương của tổ chức này có ghi rõ ba mục tiêu: hỗ trợ và phát triển trí tuệ con người vì lợi ích của nhân loại; hỗ trợ nghiên cứu thiên nhiên, các đặc tính và việc sử dụng trí tuệ; tạo điều kiện cho các thành viên có được môi trường thích hợp để phát triển về mặt trí tuệ.

Cũng trong Hiến chương này có đoạn: "Mensa được tổ chức từ các thành viên đại diện cho nhiều quan điểm khác nhau. Như vậy có nghĩa là Mensa không thể bày tỏ ý kiến của Mensa, dính dáng tới bất cứ một hoạt động chính trị nào ngoài việc công bố các kết quả nghiên cứu của mình hoặc có bất cứ một xác tín tư tưởng, triết học, chính trị hay tôn giáo nào".

Mensa International đã công bố rất nhiều sách, trong đó có cuốn "Thi ca Mensa" [1966], một tuyển tập thơ do các thành viên Mensa từ khắp thế giới viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Mensa Foundation, một tổ hợp độc lập ở Mỹ, biên tập và in ấn một tạp chí riêng về các công trình nghiên cứu của Mensa, trong đó có in các bài báo của các thành viên Mensa cũng như của những người không nằm trong tổ chức này, những bài báo về các chủ đề khác nhau, thảo luận về quan niệm và việc xác định mức độ trí tuệ. Các chi nhánh quốc gia của Mensa cũng có những ấn phẩm định kỳ khác nhau...

Trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Mensa International, GS Ware, một trong hai nhà sáng lập ra tổ chức này, đã gửi một thông điệp tới các thành viên và nhấn mạnh rằng, ông hy vọng là "Mensa sẽ có vai trò trong xã hội khi tổ chức này vượt qua tuổi ấu thơ". Ông cũng nói rằng, ông rất thất vọng khi nhiều thành viên Mensa đã tốn quá nhiều thời gian cho việc giải những bài toán đố... Ông bày tỏ mơ ước về việc các thành viên Mensa sẽ tham gia giải quyết các vấn đề đích thực đang thách thức nhân loại.

Mensa International có hơn 110 nghìn thành viên ở 50 chi nhánh quốc gia. Những ai cư trú tại các nước có các chi nhánh quốc gia có thể xin được kết nạp vào những chi nhánh đó, còn những ai cư trú ở những nước không có các chi nhánh quốc gia này thì có thể xin vào thẳng Mensa International. Hai chi nhánh lớn nhất của tổ chức này là ở Mỹ với hơn 56 nghìn thành viên và ở Anh với hơn 25,5 nghìn thành viên. Các chi nhánh lớn lại được chia thành các tiểu chi nhánh.

Thí dụ, Mensa Hoa Kỳ được chia thành 134 tiểu chi nhánh mà trong đó, tiểu chi nhánh lớn nhất có tới hơn 2.000 thành viên, còn tiểu chi nhánh nhỏ nhất có gần 100 thành viên. Ngoài ra, các thành viên Mensa còn có thể liên kết với nhau trong các nhóm cùng sở thích [Special Interest Group SIGs] ở cấp độ quốc tế hay địa phương. Những nhóm cùng sở thích này rất đa dạng...

Ai là người có IQ cao nhất thế giới hiện nay?

William James Sidis, Terence Tao và Marilyn Vos Savant là ba nhân vật được xếp vào hàng có chỉ số IQ [Intelligence Quotient - chỉ số thông minh] cao nhất thế giới. William James Sidis sinh ngày 1/4/1898 trong gia đình di cư người Ukraine gốc Do Thái.

chỉ số IQ của người Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?

Theo Wiqtcom, các vị trí thứ 4 đến thứ 10 lần lượt là các quốc gia là Hàn Quốc [110.84], Ý [110.67], Serbia [110.28], Iran [110.15], Hồng Kông [110.14], Phần Lan [109.28] và Việt Nam [108.44].

Ai là người có chỉ số IQ cao nhất Việt Nam?

Cho tới thời điểm hiện tại thì người có chỉ số IQ cao nhất Việt Nam là Hoàng Đình Tùng với chỉ số IQ 170.

Ai là người giỏi nhất trên thế giới?

Trong khi 2 nhà khoa học Stephen Hawking và Albert Einstein đạt được 160 điểm, Adrian Li đạt 162 điểm trong bài kiểm tra IQ của Mensa. Với kết quả này, Adrian Li được xếp vào top 1% người có chỉ số IQ cao nhất thế giới. Đồng thời, cậu bé cũng nằm trong top 2% người sở hữu điểm cao khi làm bài kiểm tra IQ Mensa.

Chủ Đề