So sánh Lặng lẽ Sa Pa và Những ngôi sao xa xôi

Câu 2: (5,0 điểm)

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có đoạn: “… Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế (…).

Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người đáng cho bác vẽ hơn”

 (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo đục Việt Nam, 2017)

Và tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê có đoạn: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”.

 (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Cảm nhận của em về hai đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

-------------------- Hết ---------------------


Câu 2:

* Yêu cầu về hình thức

  • Bài văn có đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
    • Mở bài giới thiệu vấn đề
    • Thân bài giải quyết vấn đề
    • Kết bài kết thúc vấn đề
  • Học sinh vận dụng các phép lập luận linh hoạt để triển khai bài văn
  • Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt

* Yêu cầu về nội dung

1. Giới thiệu vấn để

  • Giới thiệu hai tác giả, tác phẩm: Lãng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long và Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
  • Hai đoạn trích nằm trong truyện ngắn này đều nói lên những suy nghĩ của thế hệ thanh niên trẻ thời kháng chiến chống Mĩ.

2. Phân tích, bình luận

2.1. Đoạn trích trong Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

  • Đoạn trích thuật lại lời của anh thanh niên nói chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư
  • Giới thiệu khái quát anh thanh niên: làm công tác khí tượng kiểm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Anh là người yêu nghề, có trách nhiệm cao với công việc, có phẩm chất và lối sống, quan niệm sống cao đẹp.
  • Qua lời anh thanh niên cho thấy những điều tốt đẹp ở anh:
    • Anh thanh niên được mọi người yêu quý: “Nhân dịp Tết. một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đây. Các chú lại cứ một chú lên tận đây.” Sự quan tâm, quyết tâm phải gặp bằng được anh thanh niên của các chú bộ đội phòng không không quân cho ta thấy anh thanh niên rất được mọi người yêu mền, quý trọng.
    • Anh kể về chiến công của mình tự nhiên, bộc lộ cảm xúc bất ngờ, đột ngột. Với con người ấy, chiến công không phải là chuyện đáng tự hào mà là chuyện đáng làm và nên phải làm. Và làm được thì anh sống thật hạnh phúc.
    • Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối vì nghĩ mình không xứng đáng, rồi anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn.
  • Nghệ thuật: Ngôn ngữ đối thoại, là lời kể trực tiếp của nhân vật anh thanh niên nên tạo độ chính xác, tin cậy tuyệt đối cho người nghe.

=>Đoạn trích làm nổi bật nhân vật anh thanh niên. Đó là con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.

2.2. Đoạn trích trong Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

  • Đoạn trích thuật lại những suy nghĩ của nhân vật Phương Định trong lúc làm nhiệm vụ phá bom, chờ cho bom nổ.
  • Giới thiệu khái quát nhân vật Phương Định: một cô gái Hà Nội trẻ trung, tự tin, có tấm lòng yêu nước nồng nàn, yêu thương đồng đội và trách nhiệm cao với công việc. Cô nằm trong tổ trình sát mặt đường có nhiệm vụ phá bom để cho đoàn xe đi qua được an toàn. Công việc nguy hiểm nhưng cô vẫn kiên cường, dũng cảm.
  • Tâm lí Phương Định được miều tả rõ nét trong, lần chờ bom nổ:
    • Đối mặt với sức nóng của thời tiết, của bom rơi đạn nổ: mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
    • Phá bom là công việc quen thuộc. Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.
    • Đối mặt với cái chết nhưng cô dũng cảm, bình tĩnh. Có nghĩ đến cái chết nhưng đó chỉ là cái chết mờ nhạt, không cụ thể.
    • Điều cô quan tâm nhất là liệu mìn có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Đây là biểu hiện chân thực của một con người có trách nhiệm cao trong công việc.
    • Vì có trách nhiệm với công việc, Phương Định cũng có trách nhiệm với chính bản thân mình, luôn cẩn trọng để không xảy ra chuyện, vì mình bị thương thì cũng ảnh hướng đến tiến độ công việc và ảnh hưởng đến cả những đồng chí, đồng đội của mình. Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền.

=> Chiến tranh khốc liệt đã tôi luyện cô gái nhạy cảm trở thành một bản lĩnh phi thường.

  • Nghệ thuật:
    • Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật với những biến chuyển tinh vi của tâm hồn nhân vật.
    • Có những câu văn ngắn, nhịp nhanh, rút gọn, nói được sự khốc liệt, gấp rút, khẩn trương của công việc phá bom nơi chiến trường ác liệt.

3. Nhận xét về về đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước

  • Đặt trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, anh thanh niên và Phương Định là đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
  • Họ đều là những người thanh niên có lí tưởng cách mạng, yêu nước, biết yêu thương con người, có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, can đảm đối mặt với khó khăn, thử thách.
  • Hoàn cảnh sống của họ khác nhau nhưng họ đều sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, đều lấy lẽ sống cống hiến làm mục đích cuối cùng của cuộc đời.

=> Đó là những thanh niên đại điện cho cả thế hệ những người "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai “, những người anh hùng của dân tộc.

Vẻ đẹp trong lối sống của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Giới thiệu sơ lược về đề tài viết về những con người sống cống hiến cho đất nước trong văn học. Nêu tên hai tác giả và hai tác phẩm cùng những vẻ đẹp của anh thanh niên và Phương Định.

1. Vẻ đẹp trong cách sống

a. Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

– Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất..

– Anh làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.

– Anh đã vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người.

– Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.

– Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chù động: trồng hoa, nuôi gà, tự học..

b. Cô thanh niên xung phong Phương Định

– Hoàn cảnh sống và chiến đấu: ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm: Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom.

– Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.

– Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm…

2. Vẻ đẹp tâm hồn

a. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

– Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.

– Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.

– Cảm thấy cuộc sống khòng cô đơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện.

– Là người nhân hậu, chân thành, giản dị.

b. Cô thanh niên xung phong Phương Định

– Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên.

– Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.

– Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.

Các tác giả miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao tượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ.

KB:– Hai tác phẩm đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.

– Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc.

– Liên hệ với lối sống, tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Câu 2: (5,0 điểm)

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có đoạn: “… Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế (…).

Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người đáng cho bác vẽ hơn”

 (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo đục Việt Nam, 2017)

Và tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê có đoạn: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”.

 (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Cảm nhận của em về hai đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

——————– Hết ———————