So sánh người việt với người tàu năm 2024

Việt Nam nằm dưới anh khổng lồ cả về dân số lẫn đất đai ở Đông Á. Đó là Trung Quốc. Trong quá trình lịch sử, Việt Nam đã chịu quá nhiều ảnh hưởng từ quốc gia nầy về tôn giáo, triết học, văn hóa, đời sống và cấu trúc xã hội. Dĩ nhiên, vấn đề phát triển quốc gia cũng không nằm ngoài các ảnh hưởng trên.

  • Bấm vào đây để nghe cuộc trao đổi này
  • Download story audio

Từ đó, tầm nhìn từ phía bên ngoài cũng như não trạng tiếp cận với các quốc gia Tây phương của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng cần phải lưu tâm. Trong khuôn khổ Tạp chí Khoa học & Môi trường tuần này, biên tập viên Nguyễn An hỏi chuyện Tiến sĩ Mai Thanh Truyết về mối quan hệ này.

Những điểm tương đồng

Nguyễn An: Trước hết, xin Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cho biết Việt Nam và Trung Quốc có những điểm tương đồng căn bản như thế nào?

TS Mai Thanh Truyết: Dù mỗi quốc gia chịu sự chi phối và quản trị dưới một chính thể chính trị khác nhau, nhưng khi quan niệm sống còn trong cộng đồng thế giới đã thôi thúc lãnh đạo của từng nước phải biết tiếp cận ra ngoài, và phải mở cửa để đi vào dòng chính của tiến trình toàn cầu hóa. Từ quan niệm trên, TQ đã tiến một bước trước, tức là bắt đầu mở cửa và hội nhập vào thế giới từ năm 1979. Tiếp theo đó là Việt Nam năm 1986.

Tuy thời gian mở cửa và hội nhập khác nhau, nhưng qua những đặc thù của từng quốc gia, cùng cung cách tiếp cận với thế giới bên ngoài, chúng ta có thể hình dung được mô hình phát triển nào tương đối đem lại nhiều phúc lợi hơn cho người dân. Thêm một lý do nữa để mang hai quốc gia trên so sánh là cả hai đều phát xuất từ nông nghiệp làm căn bản và mức tăng trưởng đều đặn trong chu kỳ 10 năm trở lại đây.

Sự khác biệt

Hỏi: Việt Nam và Trung Quốc phát xuất từ nông nghiệp và kinh tế tăng trưởng đều đặn trong vòng 10 trở lại đây, như vậy sự khác biệt giữa hai nước như thế nào?

Đáp: Trên lý thuyết, định mức sự phát triển quốc gia cho đến nay vẫn còn căn cứ vào thuyết "tam khu" của Colin Clarke, trong đó gồm khu nông nghiệp, khu công nghiệp, và khu dịch vụ. Từ đó qua sự phát triển, và qua từng giai đoạn, chỉ số phát triển của một quốc gia được tính toán qua tỷ lệ của từng khu vực.

Tiến trình phát triển quốc gia nói chung được ghi nhận vào các giai đoạn sau đây: 1- Trước hết 2 quốc gia vừa kể trên chọn nông nghiệp làm chính cho giai đoạn ban đầu; 2- Khi mức sản xuất nông nghiệp đáp ứng được cán cân cung cầu trong nước, từ đấy sẽ đẩy mạnh công nghiệp sản xuất; 3- Và sau giai đoạn công nghiệp, dịch vụ sẽ là trọng tâm trong phát triển.

Sự khác biệt căn bản giữa Việt Nam và Trung Quốc là tiến độ chuyển đổi lao động nông nghiệp của Việt Nam quá chậm từ so với Trung Quốc. Từ đó nói lên khoảng cách thay đổi lợi tức đầu người giữa hai nước.

Do đó, đối với một quốc gia một khi tỷ lệ dịch vụ và công nghiệp sản xuất càng cao, sự phát triển của quốc gia đó càng tăng thêm mức bền vững và giảm thiểu được nguy cơ khủng hoảng.

Sự khác biệt căn bản giữa Việt Nam và Trung Quốc là tiến độ chuyển đổi lao động nông nghiệp của Việt Nam quá chậm từ 80% [1979] đến 63% [2000], so với Trung Quốc là 76% [1970] và 50% [2001]. Từ đó nói lên khoảng cách thay đổi lợi tức đầu người tăng từ 180 đôla [1980] đến 450 đôla [2004] của Việt Nam và của Trung Quốc là 280 đôla [1980] và 900 đôla [2004].

Vị trí của Việt Nam

Hỏi: Trước khi phân tích tiếp theo về hai quan niệm phát triển giữa Trung Quốc và Việt Nam, ông có thể cho biết vị trí về kinh tế của Việt Nam so với các quôc gia trong vùng như thế nào?

Đáp: Tuy Việt Nam trên bình diện kinh tế vẫn tự hào là được xếp ngang hàng với Thái Lan và Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, quy mô kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn còn quá thấp. Tổng sản lượng trong nước được ước tính là 40 tỷ Mỹ kim [2004], xấp xỉ bằng một nửa Phi Luật Tân, một phần ba Mã Lai, một phần tư Thái Lan, và chỉ bằng 6% so với Nam Hàn mặc dù về mặt dân số Việt Nam có động dân hơn các quốc gia vừa kể trên.

Theo điều tra của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật về những thị trường có triển vọng đầu tư cao theo thứ tự ở Á Châu là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.

Hỏi: Việt Nam có triển vọng đầu tư cao như thế mà tại sao không phát triển được như ý, thưa TS?

Đáp: Tuy có triển vọng đầu tư cao, nhưng Việt Nam vẫn chưa phát triển đồng loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ theo tiến trình phát triển theo lý thuyết Tam Khu của Colin Clarke.

Nguồn lao động của Việt Nam chưa được xử dụng hay xử dụng chưa hiệu quả trở thành một vấn đề của xã hội. Do đó cho nên kinh tế Việt Nam đang phát triển chưa đúng mức.

Thêm nữa nguồn lao động lớn của Việt Nam chưa được xử dụng hay xử dụng chưa hiệu quả trở thành một vấn đề của xã hội. Do đó nguồn lao động nầy vì chưa được tận dụng cho nên kinh tế Việt Nam đang phát triển chưa đúng mức.

Khoảng cách với Trung Quốc

Hỏi: Có phải vì thế mà khả năng tạo dựng của cải vật chất cho xã hội của Việt Nam chậm và khoảng cách phúc lợi của người dân của hai quốc gia ngày càng cách xa, phải không thưa ông?

Đáp: Đúng như vậy. Nhìn chung, mức tăng trưởng của 2 quốc gia nầy trong 10 năm trở lại đây đã đứng đầu trong vùng Á Châu, Việt Nam đi chậm hơn một bước với mức tăng trưởng trung bình là 7%. Còn Trung Quốc là Nếu - 9%. Việt Nam vẫn phát triển chậm hơn TQ dù Trung Quốc phải cưu mang một lượng dân số cao nhất.

Về dân số, Trung Quốc đã kiểm soát được việc gia tăng dân số với mức sinh sản hàng năm là 0,57% [04], trong lúc đó, Việt Nam vẫn không kềm hãm được mức gia tăng nầy.

Nhưng với mức kiểm soát sinh sản hữu hiệu của Trung Quốc, điều nầy sẽ là một cản ngại cho Trung Quốc trong vòng 20 năm sắp đến, vì nạn thiếu lao động và vì tuổi lao động trung bình sẽ lên đến 40 tuổi do đó khả năng tạo ra của cải vật chất sẽ sút giảm đi.

Hỏi: Xin Tiến sĩ phân tích thêm về những bước phát triển của Trung Quốc?

Đáp: Như đã nói ở phần trên, Trung Quốc đã đi đôi hia "bảy dặm" bằng cách mở cửa giao tiếp với thế giới bên ngoài từ năm 1979 dưới thời Đặng Tiểu Bình, với câu nói bất hủ: "Dù mèo trắng hay mèo đen cũng đều tốt cả, miễn là mèo đó bắt được chuột".

Trong khi mở cửa, Trung Quốc đã vận dụng được thị trường nội địa [1,3 tỷ nhân khẩu] để đẩy mạnh kỹ nghệ sản xuất hàng tiêu dùng. Chính nhờ kỹ nghệ nầy mà Trung Quốc đã chuyển dịch được một số lớn lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ từ 76% [1970] xuống còn 50% [2001].

Cho đến hôm nay, mức đói nghèo của Trung Quốc đã giảm xuống còn 16%, và mức dự trử ngoại tệ nặng của Trung Quốc trong năm 2004 là 414 tỷ Mỹ kim.

Một yếu tố quan trọng trong vấn đề phát triển của Trung Quốc cần phải nêu ra ở dây là lực lượng lao động. Với chính sách hạn chế sinh sản hiện tại, Trung Quốc trong tương lai sẽ đối mặt với cơn khủng hoảng lao động và lao động già nua.

Có lẽ vì nhận thức được điều trên cho nên quốc hội TQ vào tháng 10/04 đã có đề nghị tái xét lại chính sách một con cho mỗi cặp vợ chồng ở Trung Quốc.

Nhìn chung, Trung Quốc đã biết khai thác lực lượng tiêu dùng qua thị trường nội địa để từ đó đẩy mạnh công nghệ sản xuất song hành cùng với dịch vụ. Từ sự chuyển dịch lao động nầy, Trung Quốc đã giảm dần tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp; đề rồi tăng trưởng kinh tế đã thể hiện những bước nhảy vọt, và dĩ nhiên, phúc lợi cũng như lợi tức của ngưới dân được cải thiện đồng biến với sự tăng trưởng kinh tế.

Chiều hướng tương lai

Hỏi: So với phát triển của Việt Nam trong giai đoạn nầy thì kết quả trước mắt như thế nào thưa TS?

Đáp: Từ những con số trên, chúng ta kết luận được gì? Không cần là một kinh tế gia, chúng ta cũng có thể kết luận chắt nịt là: Việt Nam phát triển chậm hơn Trung Quốc trong khoảng thời gian vừa qua dù người Việt Nam cần thêm nhiều nhu cầu cho dân tộc trong giai đoạn nầy hơn người Trung Quốc.

Hiện nay, mãi lực tính theo đầu người của Trung Quốc là 5.000 đôla/năm gấp đôi so với mãi lực của Việt Nam, nghĩa là một người dân trung bình ở Trung Quốc có khả năng mua sắm gấp đôi người Việt Nam. Và trị giá mãi lực do lao động cũng gần gấp đôi trị giá mãi lực của đối tác Việt Nam là 4,500 đôla so với 8,300 đôla của Trung Quốc.

Nguồn lao động hiện có của Việt Nam nếu được kết hợp với công nghệ tiên tiến trên thế giới và sự chuyển đổi suy nghĩ về quản lý của lãnh đạo sẽ biến thành một nội lực lớn có thể chuyển hóa phát triển của Việt Nam trong những ngày sắp tới.

Điều nầy có nghĩa là hiệu quả kinh tế để tạo ra vật chất của một lao động Việt Nam vẫn còn quá thấp. Nguồn lao động hiện có của Việt Nam nếu được kết hợp với công nghệ tiên tiến trên thế giới và sự chuyển đổi suy nghĩ về quản lý của lãnh đạo sẽ biến thành một nội lực lớn có thể chuyển hóa phát triển của Việt Nam trong những ngày sắp tới.

Chúng tôi sẽ phân tích thêm trong chương trình tuần tới về những bước phát triển của Việt Nam và những biện pháp đề nghị.

Chủ Đề