So sánh nhận thức cảm tính và lí tính

Nhận thức là gì? Nhận thức nghe thật quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Vậy chúng ta đã hiểu rõ về nhận thức chưa? Trong bài viết này, Isinhvien sẽ chia sẻ đến các bạn nhận thức là gì, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như giúp các bạn phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.


Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

So sánh nhận thức cảm tính và lí tính
Ảnh minh họa – Nhận thức là gì?

Nhận thức suy cho cùng là sự chú ý, là những chi tiết bạn thu thập được từ nhận thức của bạn về thế giới. Đó là ý thức tích cực thu thập và xử lý thông tin từ môi trường của bạn. Đó là cách bạn trải nghiệm cuộc sống.

Nếu “nhận thức” là để ý đến mọi thứ trên thế giới, thì “tự nhận thức” là tập trung nhận thức của bạn vào bản thân.

Nhận thức bản thân là khả năng chúng ta nhận thấy những suy nghĩ, cảm xúc và cách chúng ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Khi làm như vậy, tự bản thân có thể giám sát vì tự bản thân có thể hiểu rõ hơn về sở thích bên trong của mình là gì. Về cốt lõi, nhận thức bản thân là khả năng chúng ta hiểu được bản thân và cách chúng ta hòa nhập với thế giới.


Tự nhận thức bản thân cũng có nghĩa là nhận ra những gì bạn có thể và không thể kiểm soát. Nhiều người trong chúng ta dựa vào thế giới bên ngoài để cho chúng ta biết cách sống. Kết quả là, chúng ta mất đi khả năng xác định sự thật của chính mình. Chúng ta cũng không thể khám phá đầy đủ các giá trị, ước mơ và khuôn mẫu của mình. Tất cả những chìa khóa quan trọng có thể giúp đưa ra quyết định của chúng ta trong việc tạo ra cuộc sống mà chúng ta mong muốn xuất phát từ tự nhận thức bản thân.

Nói một cách dễ hiểu:

  • Nhận thức cảm tính là những cảm nhận ban đầu về bề ngoài của một sự vật nào đó. Nhận thức được đánh giá bằng trực quan.
  • Nhận thức lý tính là nhận thức đã được suy nghĩ, tư duy từ nhận thức cảm tính. Để có những đánh giá chính xác hơn, khách quan hơn về sự vật.

Giống nhau:


Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều phản ánh:

  • Chỉ khi có hiện thực khách quan tác động vào con người mới xuất hiện nhận thức.
  • Mang những đặc điểm riêng của mỗi người với cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau.
  • Dựa vào những phong tục, tập quán, lịch sử, xã hội của nơi mà bạn sinh sống hình thành nên.
  • Đều có ở động vật và con người.

Khác nhau:

Để hiểu rõ sự khác nhau giữa 2 loại nhận thức này, mời bạn xem qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chíNhận thức cảm tínhNhận thức lý tính
Bản chất về giai đoạnLà giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. 
Đặc điểm– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.– Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

– Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Mỗi quan hệ lẫn nhau: Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.


Ví dụ: Cả công ty rủ nhay đi ăn ở nhà hàng bình dân. Trong lúc đợi, nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn trông rất hấp dẫn, ngon miệng và khiến bạn có cảm giác muốn ăn ngay lập tức.

Nhận thức cảm tính: Đĩa thức ăn này thật ngon, rất muốn ăn.

Nhận thức lý tính: Đây là một nhà hàng nhỏ, món ăn lại rẻ, nhưng món ăn xào nấu rất đẹp mắt. Không biết ăn có ngon hay không nữa.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức góp phần quan trọng. Thực tiễn đóng vai trò vừa là cơ sở vừa là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức, Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó để ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức, khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.


Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới nên con người tất yếu phải tác động vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới.

Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư duy logich không ngừng được củng cố và phát triển, các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng “nổi dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.

Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà còn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tỉnh chân lý của quá trình nhận thức. Điều này có nghĩa thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.


Đồng thời, thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sữa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức, Tóm lại thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn về nhận thức là gì, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như phân biệt được nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Isinhvien mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên truy cập vào Isinhvien để xem những bài viết hữu ích mỗi ngày nha.

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những khái niệm quan trọng của môn tâm lý học. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người không hiểu rõ về chúng. Vậy nên hôm nay bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về khái niệm, so sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Mời các bạn cùng theo dõi!

Sau khi tìm hiểu kỹ về các khái niệm: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Chúng ta sẽ cùng nhau so sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

So sánh nhận thức cảm tính và lí tính
So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý trí có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có nhận thức cảm tính thì sẽ không có nhận thức lý tính. Và nếu không có nhận thức lý tính thì chúng ta cũng sẽ không thể nào biết rõ về bản chất của sự việc, hiện tượng. Tóm lại, Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mối quan hệ tương quan hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển.

Tiêu chí so sánh Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính
Bản chất và hình thức 
  • Là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức của con người. Đây là giai đoạn mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm mục đích nắm bắt sự vật đó.
  • Các hình thức của nhận thức cảm tính: Cảm giác, tri giác và biểu tượng.
  • – Là giai đoạn phản ánh sự trừu tượng, khái quát về sự vật.
  • – Các hình thức của nhận thức lý tính: Khái niệm, phán đoán và suy luận.
Đặc điểm
  • Phản ánh trực tiếp các đối tượng bằng các giác quan của chủ thể.
  • Giai đoạn này cũng có thể có trong tâm lý của động vật.
  • Phản ánh bề ngoài, cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên, cái có bản chất và cái không bản chất.
  • Chưa thể khẳng định được các mặt, các mối quan hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. 
  • Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật và hiện tượng.
  • Là quá trình chúng ta đi sâu tìm hiểu về bản chất của chúng.
  • Phản ánh sự vật hiện tượng rõ hơn và đầy đủ hơn. 

Nhận thức cảm tính còn được biết tới là những trực quan sinh động (phản ánh các thuộc tính ở bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác), là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây chính là một trong các giai đoạn quan trọng của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các loại giác quan để tác động vào sự vật, sự việc nhằm nắm bắt được sự vật và sự việc ấy.

So sánh nhận thức cảm tính và lí tính
Nhận thức cảm tính chính là giai đoạn đầu quan trọng của quá trình nhận thức

Nhận thức cảm tính gồm có các hình thức sau:

  • Cảm giác: Đây là một hình thức nhận thức cảm tính phản ánh về các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng có sự tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác chính là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hóa những nguồn năng lượng kích thích từ bên ngoài để hình thành các yếu tố ý thức.

VD: Khi chúng ta chạm tay vào nước nóng, bàn tay sẽ có cảm giác nóng và có phản ứng co lại ngay.

  • Tri giác: Hình thức nhận thức cảm tính này phản ánh tương đối toàn vẹn về sự vật khi nó đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Tri giác chính là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận đầy đủ hơn và phong phú hơn. Trong tri giác có chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật, hiện tượng.

VD: Khi chúng ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác quan sẽ nhận biết được quả bóng này có hình cầu, làm bằng chất liệu da và có hai màu đen, trắng.

  • Biểu tượng: Là hình thức của nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh về các sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại khi sự vật đã không còn tác động trực tiếp vào các giác quan nữa. Trong biểu tượng vừa chứa đựng các yếu tố trực tiếp, vừa chứa đựng các yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành là nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các loại giác quan và có sự tham gia của các yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng có thể phản ánh được những thuộc tính đặc trưng, nổi trội của các sự vật.

VD: Khi nhắc đến chiếc xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra được nó là phương tiện có hai bánh làm bằng cao su, có bàn đạp, tay lái và ghi đông.

||Xem thêm: So sánh cảm giác và tri giác trong quá trình nhận thức

Nhận thức lý tính là tư duy trừu tượng (phản ánh về thực chất bên trong, bản chất của sự việc), là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát về sự vật được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán và suy luận. 

So sánh nhận thức cảm tính và lí tính
Nhận thức lý tính và cảm tính bên nào nặng hơn?

Trong đó các hình thức:

  • Khái niệm: Sự hình thành ra khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, cũng vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức bởi nó là cơ sở để chúng ta hình thành ra các phán đoán và tư duy khoa học.

Ví dụ: Thời điểm mà nhà nước chưa ra đời, mọi vấn đề của xã hội hầu hết đều được điều chỉnh bằng các quy phạm đạo đức hay cảm tính. Tuy nhiên, khi nhà nước được hình thành đã ban hành ra nhiều luật lệ, mệnh lệnh buộc những người dân phải tuân thủ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, các quy định trên đã phát triển hoàn thiện thành pháp luật. Khái niệm pháp luật được hiểu như sau: Pháp luật là các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành ra hoặc thừa nhận để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mong muốn, ý chí của nhà nước.

  • Phán đoán: Đây là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để đưa ra sự khẳng định hay phủ định về một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng.

Ví dụ: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng chính là một phán đoán vì có sự liên kết giữa 2 khái niệm là: “dân tộc Việt Nam” và “anh hùng”.

  • Suy luận: Chính là hình thức tư duy trừu tượng liên kết giữa các phán đoán lại với nhau để có thể rút ra được một phán đoán có tính chất kết luận nhằm tìm ra tri thức mới.

Ví dụ: Nếu liên kết giữa các phán đoán “đồng dẫn điện” với “đồng là kim loại” với nhau thì chúng ta sẽ rút ra được tri thức mới là “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy theo sự kết hợp của các phán đoán theo trật tự như nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch. Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng là phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn.

Bên trên là những thông tin chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về vấn đề được nhiều người quan tâm của môn tâm lý học: So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính? Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn tìm được câu trả lời và làm bài kiểm tra, nghiên cứu tốt nhất.

||Xem thêm: