So sánh pc 75 với pc 40

Trong xây dựng, xi măng là loại vật liệu đặc biệt quan trọng. Trên thị trường, hiện nay có nhiều loại xi măng với ký hiệu khác nhau như xi măng PCB40, xi măng PCB30, xi măng PC40… Vậy xi măng PCB40 nghĩa là gì? Điểm khác biệt của xi măng PCB40 so với xi măng PC40? Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin cho các bạn trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về xi măng và xi măng PCB40

Xi măng [tiếng anh là ciment] là loại chất kết dính thủy lực, được sử dụng là một loại vật liệu để xây dựng. Sản phẩm này được tạo nên từ clinker, thạch cao thiên nhiên, phụ gia. Xi măng khi tiếp xúc với nước sẽ tạo ra phản ứng thủy hóa thành dạng hồ gọi là hồ xi măng. Sau đó, hồ xi măng bắt đầu ninh kết, rồi hóa cứng trở thành dạng vật liệu có cường độ chịu nén lớn và độ ổn định cao. Xi măng chính là vật liệu xây dựng không thể thiếu trong quá trình xây nhà ở, chung cư, trường học, trụ sở, cầu cống… \>> Xem thêm: Tìm hiểu về các loại gạch xây nhà

Trên thế giới hiện có khoảng 40 chủng loại xi măng như: xi măng Pooclăng, xi măng Pooclăng xỉ, xi măng Pooclăng hỗn hợp, xi măng Pooclăng bền sunfat, xi măng Pooclăng puzơlan, xi măng chịu axit… Tuỳ từng yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, kiểu dáng, hay điều kiện môi trường để người ta lựa chọn sử dụng loại xi măng phù hợp.

Xi măng PCB [Portland Cement Blended] nghĩa là xi măng pooclăng hỗn hợp. Loại vật liệu này cũng được sản xuất từ hỗn hợp clinker, thạch cao và phụ gia [trong đó lượng phụ gia đầy không quá 20%]. Chất lượng của xi măng Pooclăng hỗn hợp tại Việt Nam được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6260: 1997. Giống như xi măng PC40, chỉ số 40 của xi măng PCB là cường độ chịu nén sau 28 ngày của mẫu xi măng, xác định bằng đơn vị N/mm2.

Phân biệt xi măng PC40 và xi măng PCB40

Sự khác nhau cơ bản về giữa hai loại xi măng trên chính là thành phần. Xi măng PC [Pooclăng] được tạo nên từ hỗn hợp clinker và thạch cao, còn xi măng Pooclăng hỗn hợp ngoài thành phần đó còn có thêm một hoặc nhiều phụ gia. Xi măng PCB40 có lượng cao phụ gia hoạt tính thủy lực như đá vôi, puzzoland, xỉ… Sự kết hợp này làm tăng tính dẻo và tính chịu nước của PCB40.

Về chất lượng, sự khác biệt giữa hai loại xi măng này nằm ở các chỉ tiêu về cường độ chịu nén sau 3 ngày tuổi và thời gian kết thúc đông kết. Cả hai loại xi măng đều có thể sử dụng cho các hạng mục công trình xây dựng. Tuy nhiên, do yêu cầu đặc biệt về độ chịu tải trọng lớn thì người ta sẽ ưu tiên sử dụng xi măng PC40 hơn. Trên thị trường, các công ty xi măng hiện nay chủ yếu cung cấp loại xi măng PCB40, thường chỉ sản xuất PC40 khi có yêu cầu.

Về giá cả xi măng khá đa dạng, phụ thuộc vào giá của clinker. Vì lượng clinker để sản xuất xi măng PC lớn hơn so với lượng clinker của xi măng PCB, nên giá xi măng PC sẽ cao hơn xi măng PCB cùng loại.

Hiện nay ở nước ta có nhiều nhãn hiệu xi măng PCB40 như Vincem Hoàng Thạch, Vincem Hoàng Mai, FICO Tây Ninh, xi măng Hà Tiên, xi măng Bút Sơn, The Vissai, xi măng Thăng Long…

Sản phẩm PC 40 có ưu điểm đáp ứng được cho xây dựng mọi công trình như: cầu đường, bến cảng, sân bay, nhà dân dụng, nhà cao tầng, xây dựng thủy điện, và các công trình đặc biệt, ... chống xâm thực trong các môi trường, có cường độ nén cao, cường độ uốn, độ bền hóa học cao, phù hợp với khí hậu Việt Nam.

* Tỷ lệ cấp phối cho 1m3 bê tông, vữa xây

Vật liệu

Đơn vị

Bê tông mác 250

Vữa xây mác 100

Xi măng

Kg

330

300

Cát vàng

Lít

475

1110

Đá dăm cỡ 1 x 2

Lít

880

Nước ngọt

Lít

185

260

- Lưu ý khi bảo quản 1. Xi măng để nơi khô ráo, cách mặt đất và cách tường hơn 20cm 2. Không xếp xi măng trực tiếp xuống nền kho, không chất quá 10 bao. 3. Lô hàng nào sản xuất trước, xuất kho sử dụng trước.

- Lưu ý khi sử dụng 1. Dùng cát, đá, sỏi phải sạch, không nhiễm mặn. 2. Trộn khô xi măng với cát đá trước khi trộn nước. 3. Che chắn mưa nắng trong 10 giờ đầu khi mới đổ bê tông, sau đó thực hiện chế độ dưỡng ẩm 20 ngày

Chủ Đề