So sánh quan hệ xã hội và pháp luật

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

  • Thư Ký Luật
  • Văn Bản Pháp Luật
  • Thời Sự Pháp Luật
  • Ngân Hàng Pháp Luật
  • LawNet

Mục lục bài viết

  • 1.Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế
  • 2. Mối quan hệ giữa pháp luật và cá nhân
  • 3. Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị
  • 4. Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước
  • 5. Mối quan hệ giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác
  • 6. Mối quan hệ giữa pháp luật và các loại phương tiện điều chỉnh không mang tính quy phạm

1.Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế

Thị trường và luật pháp, thị trường và nhà nước pháp quyền; thương mại và đạo đức, công bằng... liệu có phù hợp với nhau? Nếu như các quan hệ thị trường được xác lập trong pháp luật đảm bảo tự do và công bằng được vận hành trong hàng lang pháp lý thì không có sự đối lập nào giữa thị trường, thương mại và pháp luật. Sự phát triển của thị trường - pháp luật trong điều kiện đó chính là biểu hiện của quá trình dân chủ thống nhất. Từ triết lý đó mà xác định vai trò của pháp luật đối với kinh tế thời nay. Tất nhiên, mọi sự đều mang tính tương đối.

Pháp luật phải được đổi thay căn bản. Sự thay đổi trước hết phải bắt đầu từ các nhà làm luật. Nhiệm vụ của nhà làm luậtlà phải xác định được các giới hạn, các phương thức của điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ, các hoạt động kinh tế. Pháp luật của nhà nước pháp quyền phải xác định cho các cá nhân, tổ chức một phạm vi tự do hoạt động, phạm vi xác định không chỉ những hành vi cần thiết mà còn là những hành vi có thể. Pháp luật phải thực sự là đại lượng của công bằng, lẽ phải, là đại lượng [phạm vi] như nhau đối với những người khác nhau - phạm vi tự do trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật cần quy định rõ ràng, minh bạch về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức; quy định hợp lý giữa tự do và trách nhiệm, giữa cái bị cấm và cái được phép làm để từng bước thực hiện các nguyên tắc của pháp luật trong nhà nước pháp quyền “được làm tất cả những gì luật không cấm” và “chỉ được phép làm những gì luật cho phép”. Tiêu chí cơ bản về hệ thống pháp luật đúng, tốt sẽ là hệ thống pháp luật nêu được những phương án cho sự lựa chọn các hành vi xử sự phù hợp quy luật khách quan, phù hợp hài hoà các loại lợi ích cá nhân, cộng đồng và xã hội, thể hiện các giá trị chân – thiện – ích - mỹ. Pháp chế thời nay cũng phải được hiểu, được đánh giá và thực hành theo bộ công cụ kiểm định đó.

2. Mối quan hệ giữa pháp luật và cá nhân

Đây là một trong những công cụ cơ bản về điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội, pháp luật không thể liên quan đến con người – chủ thể sáng tạo, thực hành pháp luật. Nhưng có gì khác nhau khi đặt vấn đề: “nhà nước và cá nhân” với “pháp luật và cá nhân”?. Trong khi lý luận lâu nay đã khẳng định mối quan hệ biện chứng không thể thiếu nhau của nhà nước và pháp luật, ấy là chưa kể đến việc pháp luật thì lại cũng do nhà nước định ra, “được nhà nước đảm bảo thực hiện”...? Bên cạnh những điểm tương đồng, thống nhất, ví như khi đề cập đến “nhà nước” thì không thể không đề cập đến pháp luật trong mối quan hệ với cá nhân. Đã lựa chọn như một tất yếu là xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển xã hội theo lý tưởng nhà nước pháp quyền thì cần phải đi sâu nghiên cứu, khảo sát mối quan hệ giữa pháp luật và cá nhân, một pháp luật nhân văn vì con người và bởi chính con người – chủ thể sáng tạo và hoàn thiện pháp luật. Mọi tư duy, hành động coi nhà nước cao hơn pháp luật, chỉ huy, định đoạt tuyệt đối hay bất chấp pháp luật đều phải bị dỡ bỏ. Cả bên trong và bên ngoài với xã hội, nhà nước đều được pháp luật quy định, có thể nói một cách hình ảnh - nhà nước là một chế định pháp luật bao quát nhất, một "đại chế định pháp luật". Chỉ khi nào nhà nước được thiết lập như một tổ chức pháp lý hoạt động trên cơ sở pháp luật và phục tùng pháp luật thì khi đó tư tưởng nhà nước pháp quyền mới thực sự trở thành hiện thực.

Pháp luật thời hiện đại cần kết hợp hài hoà những phẩm chất tự nhiên của cá nhân với tư cách là một thực thể tự nhiên, sinh học và xã hội, cần hài hoà cả hai mặt để trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Thực hiện nguyên tắc được làm tất cả những gì luật không cấm và kết hợp với nguyên tắc đạo đức sẽ đảm bảo việc thực hiện yêu cầu đó. Chuyên sâu về vấn đề này xin được để ở một diễn đàn khoa học khác.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị

Đây là một vấn đề phức tạp, đa dạng, xét một cách chung nhất, chính trị thể hiện các mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp, các nhóm lợi ích; các dân tộc, đảng phái; các tôn giáo; các quốc gia, sự tham gia của con người vào hoạt động của các thiết chế nhà nước và xã hội. Xu hướng của thế giới đương đại là nhà nước luôn phải ghi nhận, tìm kiếm sự đồng thuận của các thiết chế xã hội. Sự đa dạng về đời sống chính trị không làm mất đi vị thế quyền lực vốn có của nhà nước. Chính trị là hiện tượng xã hội rộng hơn nhiều so với hoạt động của nhà nước. Bên cạnh các thiết chế chính trị truyền thống như các đảng chính trị, thời hiện đại ngày càng có thêm nhiều thiết chế xã hội khác. Sẽ là cần thiết khi đặt vấn đề nghiên cứu, khảo sát về mối quan hệ giữa pháp luật và xã hội dân sự song hành cùng mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự. Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự đều cùng vận hành trong khuôn khổ pháp luật, mặc dù xã hội dân sự đa dạng, phức tạp hơn nhiều. Không thể đề cập đến nhà nước pháp quyền hay chính trị mà lại thiếu vắng xã hội dân sự được. Đồng thời, mối quan hệ giữa pháp luật và chính sách cũng là điều không thể không nghiên cứu. Lấy chính sách thay cho pháp luật hoặc bỏ qua chính sách đều không thể được.

4. Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước

Xây dựng nhà nước pháp quyền đã đem đến nhiều vấn đề cần phải đổi mới quan niệm, phải tư duy lại, trong đó có vấn đề mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Trong việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề xã hội, cần quan tâm lý giải mối quan hệ hữu cơ giữa các hiện tượng nhà nước - con người - pháp luật, và “đó là những vấn đề không thể xem xét trong sự tách rời nhau”. Nhà nước và pháp luật trong thực tiễn sinh động nhiều khi có thể đi theo các hướng khác nhau, mâu thuẫn với nhau ở những mức độ nhất định tuỳ thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ quan. Mâu thuẫn là tất yếu của các sự vật, hiện tượng ở trong một thể thống nhất. Nhà nước và pháp luật cũng không thể là ngoại lệ với quy luật khách quan ấy. Biện chứng của mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật là sự tác động của nhà nước đối với pháp luật không phải là tuyệt đối và ngược lại.

Trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật không chỉ quan tâm đến sự thống nhất nội tại, sự cần thiết có nhau của nhà nước và pháp luật mà còn phải xem xét đến sự khác biệt, sự không tương thích, hay những mâu thuẫn tất yếu của nhà nước và pháp luật. Sự không tương xứng với nhau của nhà nước và pháp luật được thể hiện ở rất nhiều vấn đề cụ thể, ví như sự không phù hợp giữa cơ cấu, tổ chức của nhà nước với hoạt động xây dựng pháp luật, áp dụng, giải thích, phổ biến, giáo dục pháp luật. Trình độ, nhận thức, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ áp dụng pháp luật nhiều khi lạc hậu so với lý luận khoa học và thực tiễn, thậm chí với chính các quy định pháp luật mới. Trong điều kiện hiện nay, sự tương xứng giữa vai trò và năng lực là vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của nhà nước và xã hội. Trong thực tiễn, việc chăm lo xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước phải thực hiện song song, đồng bộ với việc hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật.

Trong xây dựng văn bản pháp luật, thể hiện mối quan hệ nhà nước và pháp luật chính là việc quy định rõ không những chỉ về nội dung – các quyền, nghĩa vụ hay chế tài mà còn phải quy định rõ ràng, minh bạch về cơ chế thực hiện, chế độ trách nhiệm trong lĩnh vực pháp luật tương ứng. Trong áp dụng, thực hiện pháp luật nói chung, yêu cầu đặt ra là sự tương xứng giữa quy định pháp luật với năng lực, phẩm hạnh và kỹ năng của các chủ thể tương ứng. Ví như các quy định về dân chủ, tự do phải được thực hành bởi những con người yêu tự do, dân chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và với chính bản thân mình.

5. Mối quan hệ giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác

Tại sao trong xã hội hiện đại, thượng tôn pháp luật, các quy tắc xã hội nói chung không những không mất đi hay bị hạn chế phạm vi ảnh hưởng mà lại gia tăng vai trò trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật không có lịch sử của riêng mình xét một cách biện chứng trong tương quan với lịch sử xã hội và với cả lịch sử của tập quán. Trên thế giới, đã bắt đầu xuất hiện quan điểm về sự đa dạng pháp luật hiểu theo nghĩa rộng, trong đó pháp luật của nhà nước có vị thế trung tâm nhưng không được phép triệt tiêu các loại luật lệ khác nhất là trong điều kiện xã hội dân sự pháp quyền. Do vậy, sẽ là hợp lý hơn là không nên có quy định: chỉ áp dụng tập quán trong khi còn thiếu luật. Thiếu luật chỉ là một trong những lý do cơ bản mà thôi. Tập quán, quyết không chỉ là một giải pháp tình thế trong khi còn thiếu các quy định pháp luật tương ứng. Việc kết hợp áp dụng pháp luật nhà nước và tập quán về nguyên tắc là song hành, là sự bổ sung, kết hợp tất yếu xuất phát từ chính thực tiễn cuộc sống. Vấn đề đặt ra chỉ là: nên áp dụng những loại tập quán nào, theo cơ chế nào và cách thức quy định trong pháp luật nên ở mức độ nào. Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia cũng đều giải quyết vấn đề này theo nguyên tắc chung đó.

Sự tác động của các quy phạm xã hội và pháp luật đối với nhau cũng theo nhiều chiều hướng, tích cực hoặc tiêu cực, hỗ trợ hay cản trở việc thực thi, xây dựng pháp luật. Xu hướng chung là các quy phạm xã hội ngày càng gia tăng vị trí, vai trò điều chỉnh quan hệ xã hội trong xã hội hiện đại và các nhà nước luôn nhận thức được vấn đề này để có những quan điểm, cách giải quyết cụ thể trong lĩnh vực pháp luật và điều hành xã hội. Những năm gần đây đã có sự chuyển hoá của quy phạm đạo đức vào nội dung pháp luật, vào hoạt động áp dụng pháp luật và lĩnh vực ý thức pháp luật. Đồng thời các yêu cầu của pháp luật cũng được chuyển tải vào các quan niệm, chuẩn mực đạo đức, ý thức và hành vi đạo đức của con người. Một khi những quy tắc, quan niệm đạo đức đã được luật hóa thì cũng được nội tâm hoá thành lẽ sống, thành tiêu chí đánh giá của con người.

Vai trò của pháp luật và đạo đức đối với nhau và với đời sống xã hội thì đã rõ, nhưng việc thể hiện trong pháp luật và áp dụng pháp luật lại vô cùng khó khăn, đặc biệt là trong thực hiện pháp luật. Trong số các vấn đề đạo đức hiện nay, điều mà xã hội quan tâm nhất có lẽ là vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta cần tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác về đạo đức công vụ, đạo đức cho những ngành nghề có mối liên hệ mật thiết với quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia trên thế giới, trong việc quy định và thực hiện dân chủ, họ luôn quy định vấn đề đạo đức và trách nhiệm – trách nhiệm chính trị, xã hội và pháp luật.

6. Mối quan hệ giữa pháp luật và các loại phương tiện điều chỉnh không mang tính quy phạm

Văn học nghệ thuật với các loại hình phong phú của chúng có vai trò đặc biệt to lớn trong việc điều chỉnh ý thức, hành vi của con người. Mặc dù văn học nghệ thuật không được thể hiện thành “điều”, “khoản”, không có cái gọi là “chế tài”, song trên thực tế lại có vai trò rất to lớn, có thể dẫn dắt con người theo nhiều cách xử sự, hướng thiện, hướng ác hay trung lập; cùng chiều hoặc ngược chiều với luật pháp và đạo đức xã hội.

Lương tâm là phương tiện điều chỉnh không mang tính quy phạm và có vai trò to lớn trong cuộc sống con người. Các phương tiện điều chỉnh không mang tính quy phạm không nêu ra những yêu cầu cụ thể được mô hình hoá - quy tắc hoá, không có tính xác định chuẩn xác, không có tính mệnh lệnh bắt buộc, không thấy bóng dáng chế tài… mà chỉ thể hiện dưới dạng các nguyên tắc, quan niệm, mục đích và phương tiện. Nghiên cứu vấn đề tính cách, lối tư duy, các mối quan hệ của con người có ý nghĩa to lớn, thiết thực trong hoạt động lập pháp. Phương diện khách quan của các quy tắc pháp luật tự bản thân chúng không đưa đến cái gì cả, chúng phải đi qua lăng kính, qua sự soi xét của con người, nhà làm luật hay nhà áp dụng, phán xét pháp luật cũng là con người cả.

Từ thực tế đó, cần phải đưa vào danh mục các mối quan hệ của pháp luật những nhân tố mới, những biểu hiện mới của những mối quan hệ truyền thống, phù hợp với cuộc sống. Điều này sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật. Đặc biệt, cần quan tâm nghiên cứu, khảo sát dư luận xã hội và pháp luật. Mảng đề tài này cũng chỉ mới được đề cập thời gian gần đây. Trên thực tế, hành vi và loại quan hệ xã hội của con người cùng lúc chịu sự tác động mạnh mẽ từ các phương tiện điều chỉnh mang tính quy phạm và không mang tính quy phạm. Trong đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật và xây dựng ý thức, lối sống tuân theo pháp luật cần đặc biệt quan tâm nghiên cứu đến sự tác động phối kết hợp này. Về phương diện lý luận, cần triển khai xây dựng, nghiên cứu, thực hành về xã hội học pháp luật, từ xã hội học hành vi, xã hội học lập pháp, xã hội học áp dụng pháp luật, xã hội học ý thức pháp luật… Luật học, lập pháp, hành pháp và tư pháp là những lĩnh vực hoạt động mang tính đa ngành, liên ngành cao, do vậy rất cần đến cơ sở xã hội học, tâm lý học và nhiều lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến1900.6162để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề