So sánh quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết

[Xây dựng] - Quy hoạch 1/2000 là cơ sở để thực hiện quy hoạch 1/500 và xét duyệt Giấy phép xây dựng cho dự án.

Ảnh minh họa.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 và Khoản 2, Điều 24 của Luật Xây dựng thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm hai loại, quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch 1/2000 là gì?

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Đây là quá trình làm cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch 1/2000 gồm: bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ thể hiện tổng mặt bằng sử dụng đất, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện, quy hoạch giao thông.

Giai đoạn này thực chất là quy hoạch mang tính định hướng cho cả khu đô thị [khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà ở, khu du lịch….] với mục đích quản lý xây dựng.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 giúp xác định mạng lưới đường giao thông và quy hoạch sử dụng đất [bao gồm các chỉ tiêu ô phố như: diện tích ô đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu, chỉ giới đường đỏ...]

Trong giai đoạn quy hoạch này chưa có thiết kế chính thức cho bất cứ công trình kiến trúc cụ thể nào.

Quy hoạch 1/2000 do cơ quan nào thực hiện?

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 thường do địa phương thực hiện. Tuy nhiên theo văn bản chấp thuận chủ trương và quy hoạch chung của khu vực, nếu các dự án mới ở các khu vực cho quy hoạch 1/2000 thì các chủ đầu tư phải thực hiện.

Sau khi quy hoạch của dự án được phê duyệt thì các cơ quan quản lý nhà nước sẽ cập nhật vào quy hoạch chung của khu vực đô thị đó.

Quy hoạch 1/2000 khác quy hoạch 1/500 ở điểm nào?

Khái niệm

Quy hoạch 1/2000: Giai đoạn 1 trong quy hoạch.

Đây là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Quy hoạch 1/2000 cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch chi tiết 1/500: Giai đoạn 2 trong quy hoạch.

Quy hoạch 1/500 là để triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000; là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng và gắn liền với 1 dự án cụ thể.

Mục đích

Quy hoạch chi tiết 1/2000 là để quản lý đô thị. Còn quy hoạch chi tiết 1/500 là để xác định mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch.

Nội dung

Đối với quy hoạch 1/2000 là để lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện.

Còn quy hoạch 1/500 là để chi tiết hóa đến từng công trình: dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, kiến trúc, công trình hạ tầng, kiến trúc/thiết kế chi tiết của từng lô đất, đánh giá môi trường…

Người thực hiện đối với quy hoạch 1/2000 là chính quyền địa phương hoặc chủ đầu tư. Còn người thực hiện ở quy hoạch 1/500 là chủ đầu tư.

Trên thế giới không có một quốc gia nào gọi là "Quy hoạch xây dựng" vì thế đề nghị Việt Nam không gọi là "Quy hoạch xây dựng" nữa để phù hợp với thông lệ quốc tế.

GÓP Ý "CHƯƠNG II: QUY HOẠCH XÂY DỰNG" TRONG DỰ THẢO LUẬT XÂY DỰNG

PGS. TS. Lưu Đức Hải

Viện Trưởng Viện Nghiên cứu đô thị

và Phát triển Hạ tầng

1. Trên thế giới không có một quốc gia nào gọi là "Quy hoạch xây dựng" vì thế đề nghị Việt Nam không gọi là "Quy hoạch xây dựng" nữa để phù hợp với thông lệ quốc tế.2. Dự thảo Luật Xây dựng đã chấp thuận giữ nguyên "Luật Quy hoạch đô thị" vì vừa có hiệu lực từ 01/01/2010 và chỉ đề xuất sửa đổi phần "Quy hoạch xây dựng vùng" và "Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn", vậy đề nghị có 3 phương án sau đây:a. Phương án 1 [sửa đổi triệt để]: Rút hẳn Chương II ra khỏi dự thảo Luật Xây dựng để xây dựng thành 2 Luật mới, đó là Luật Quy hoạch vùng và Luật Quy hoạch nông thôn [như vậy sẽ có 4 luật riêng biệt: Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch vùng, Luật Quy hoạch nông thôn và Luật Xây dựng]. Phương án này sẽ phù hợp với quá trình "khu biệt hóa" các luật theo thông lệ quốc tế, song làm chậm kế hoạch 2013 của Quốc hội.b. Phương án 2 [sửa đổi không triệt để]: Rút hẳn Chương II ra khỏi dự thảo Luật Xây dựng, xây dựng một luật mới gọi là "Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn" [trong đó sẽ có các phần về Quy hoạch vùng, Quy hoạch đô thị, Quy hoạch nông thôn và như thế sẽ phải hủy bỏ Luật Quy hoạch đô thị hiện nay]. Như vậy sẽ có 2 luật riêng biệt là: Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật Xây dựng. Phương án này thực sự là một bước lùi khi xóa bỏ đi thành tựu của Quốc hội khóa trước [2009] đã cố gắng rất nhiều để ra đời được Luật Quy hoạch đô thị trở thành một luật riêng như rất nhiều quốc gia trên thế giới đã làm.c. Phương án 3 [không sửa đổi gì]: Giữ nguyên toàn bộ Chương II của Luật Xây dựng trước đây, không sửa gì, để đề nghị Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật 2014 - 2015 là sẽ xây dựng 2 luật riêng: Luật Quy hoạch vùng và Luật Quy hoạch nông thôn [như vậy sẽ tồn tại 2 luật là Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị]. Đến 2015 sẽ có 4 luật riêng biệt là Luật Quy hoạch vùng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch nông thôn và Luật Xây dựng. Phương án này không mất công sức sửa đổi ở Chương II để rồi 2015 lại phải xóa bỏ. Phương án này giúp Quốc hội hoàn thành chương trình pháp luật 2013 là phải ra đời Luật Xây dựng mới. Đến năm 2015 "Luật Xây dựng sửa đổi" chỉ cần công bố một điều là xóa bỏ toàn bộ Chương II trong Luật Xây dựng là xong. Phương án này là "một bước lùi, hai bước tiến".3. Việt Nam đang có khuynh hướng "Bản đồ hóa" và "không gian hóa" mọi loại quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch kinh tế, xã hội, môi trường… Tất cả các loại quy hoạch này đang gây cản trở rất lớn cho quy hoạch đô thị và nông thôn bởi sự chồng chéo của các loại quy hoạch. Trên thế giới chỉ có quy hoạch đô thị, nông thôn, hệ thống đô thị - nông thôn [tức quy hoạch vùng]. Trên thực tế phát triển các ngành chỉ là kế hoạch phát triển, chiến lược phát triển.4. Điều 13 trong dự thảo Luật Xây dựng nêu rằng "Căn cứ lập Quy hoạch xây dựng là: a]. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội…" là không khả thi. Hàng trăm đô thị mới ra đời đều phải có quy hoạch đô thị làm trước, sau đó xây dựng và hình thành ra đô thị rồi mới lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy chỉ cần nêu "Quy hoạch vùng, Quy hoạch đô thị, Quy hoạch nông thôn cần tham khảo các chiến lược, kế hoạch phát triển, quy hoạch không gian đã duyệt trước đó…" là đủ. Tuy nhiên điều này cũng chỉ cần bàn luận trong giai đoạn 2014 - 2015, khi rút toàn bộ Chương II ra khỏi Luật Xây dựng.5. Hiện còn một loại quy hoạch phi luật lệ không được nhắc đến trong dự thảo Luật Xây dựng, đó là "Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia" [chẳng hạn như "Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt]? Vì vậy trong Điều 17 về Quy hoạch vùng cần bổ sung thêm loại hình: Quy hoạch vùng lãnh thổ quốc gia [hệ thống đô thị, nông thôn]. Song điều này cũng chỉ cần bàn luận kỹ trong giai đoạn 2014 - 2015 khi rút toàn bộ Chương II ra khỏi Luật Xây dựng.6. Điều 3 khoản 45, 46, 47 nêu rõ cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng bao gồm: Chính phủ, Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành… là không hợp lý. Cần nêu rõ là ở cấp Trung ương là Bộ Xây dựng, cấp địa phương là Sở Xây dựng [tư duy một cửa].

7. Kết luận

Đề nghị thực hiện phương án 3 là: - Giữ nguyên Chương II trong Luật Xây dựng cũ, không sửa đổi gì trong dự thảo 2013; - Đề xuất Quốc hội cho xây dựng 2 luật mới giai đoạn 2014 - 2015 là: Luật Quy hoạch vùng và Luật Quy hoạch nông thôn; - Đến 2015 Việt Nam sẽ có 4 luật riêng biệt: Luật Quy hoạch vùng [hệ thống đô thị, nông thôn], Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch nông thôn và Luật Xây dựng. - Xóa bỏ Chương II trong Luật Xây dựng [sửa đổi 2013] vào năm 2015. Làm như vậy Quốc hội vừa hoàn thành nhiệm vụ 2013, vừa bảo vệ thành quả 2009 [Luật Quy hoạch đô thị], vừa phát huy kết quả theo thông lệ quốc tế là "khu biệt hóa" cao độ các luật của Việt Nam là đến 2015 có thêm 2 luật mới: Luật Quy hoạch vùng và Luật Quy hoạch nông thôn.

Quy hoạch chi tiết xây dựng là gì?

- Quy hoạch chi tiết là quá trình lập kế hoạch chi tiết cho từng công trình dự án hoặc khu đất cụ thể. Quy hoạch chi tiết bao gồm các yếu tố như: kiến trúc, thiết kế định vị, vị trí phân phối các công trình thiết bị và cơ sở hạ tầng. Nó còn đưa ra các tiêu chí và yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho việc thiết kế và xây dựng.

Quy hoạch xây dựng chung là gì?

Quy hoạch chung là gì? Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

Quy hoạch chi tiết 1 5000 là gì?

Quy hoạch 1/5000 là loại bản đồ địa chính vẽ theo tỷ lệ 1/5000 và còn được gọi với tên là quy hoạch chung. Với loại bản đồ này, vai trò và tính chất của khu đô thị sẽ được thể hiện rõ, bao gồm cả cách bố trí địa giới làm cơ sở hạ tầng và định hướng việc phát triển hoặc mở rộng khu đô thị.

Quy hoạch chi tiết 1 2000 là gì?

Quy hoạch 1/2000 là một loại bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan hay bản đồ tổng mặt bằng sử dụng, quy hoạch giao thông, sơ đồ hạ tầng kỹ thuật và cơ điện. Quy hoạch 1/2000 thường do địa phương thực hiện. Tuy nhiên, tại một số dự án mới trong khu vực, nhà thầu phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Chủ Đề