So sánh quyết định 68 với quyết định 32 năm 2024

Sáng 10/10, tại TP Hồ Chí Minh, Cục kinh tế Xây dựng và Cục Công tác phía Nam [Bộ Xây dựng] đã phối hợp với Trung tâm tư vấn xây dựng và phát triển đô thị phía Nam tổ chức chương trình tập huấn hướng dẫn các nội dung Nghị định 68/2019/NĐ-CP so sánh với Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chí phí trong dự án đầu tư xây dựng. Tham dự tập huấn có ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục công tác phía Nam, ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục kinh tế Xây dựng, và gần 300 cán bộ đến từ 19 Sở Xây dựng tham gia.

Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục công tác phía Nam phát biểu khai mạc buổi tập huấn.

Phát biểu khai mạc Chương trình tập Huấn, ông Hoàng Hải – Cục Trưởng Cục công tác phía Nam nhấn mạnh về tầm quan trọng của Nghị định 68/2019/NĐ-CP, đồng thời chia sẻ về hoạt động của Cục Công tác phía Nam vừa được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà ký Quyết định số 768/QĐ-BXD ngày 13/9/2019 về sửa đổi, bổ sung Điều 2, Quyết định 1148/QĐ-BXD ngày 20/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Công tác phía Nam, đó là: “Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thược hiện các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ trên địa bàn các tỉnh phía Nam”.

Ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hướng dẫn các điểm mới Nghị định 68/2019/NĐ-CP.

Ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế đã truyền đạt tới các đại biểu về sự cần thiết của việc ban hành Nghị định đó là: “Hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng; Huy động các nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tư công, đẩy mạnh hình thức PPP; Đồng thời tạo ra thị trường xây dựng cạnh tranh minh bạch, nhà nước kiểm soạt thị trường; Tiếp cận với sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghiệp cách mạnh 4.0”.

Đối với mục tiêu, quan điểm: Đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, phù hợp với tính cá biệt của sản phẩm xây dựng, điều kiện thực tiễn, phương thức quản lý dự án, quy luật nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thông lệ quốc tế. Tạo thị trường xây dựng cạnh tranh, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí; Nâng cao chất lượng, tiến độ, hiệu quả đầu tư, năng suất xây dựng ngành và ứng dụng công nghệ 4.0. Bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng và Luật Xây dựng năm 2014. Bên cạnh đó, khắc phục những tồn tại, thừa kế và phát triển các nội dung còn phù hợp của Nghị định số 32 và tiếp thu có chọn lọc các khuyến nghị từ dự án JICA về tăng cường năng lực quản lý chi phí, bảo đảm các mục tiêu, quan điểm của dự án 2038.

Những điểm mới đó là: “Thay “dự toán gói thầu xây dựng” bằng “giá gói thầu xây dựng”. Đồng thời bổ sung quy định trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý chí phí và bổ sung đối tượng dự án PPP”.

Toàn cảnh buổi tập huấn.

Đối với nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng [6 nguyên tắc], bổ sung 4 quan điểm: “Quản lý chi phí phải phù hợp với hình thức đầu tư và phương thức quản lý dự án; bổ sung nguyên tắc đảm bảo tính đúng, tính đủ, gắn với kế hoạch thực hiện dự án, điều kiện, biện pháp, công nghệ thi công; Quy định quản lý chi phí riêng cho từng công trình bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách; Quy định quản lý chi phí cho từng công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng Nông thôn mới”.

Thực hiện chuyển tiếp Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 32/2015 như nào khi chưa có Thông tư hướng dẫn?

Thực hiện chuyển tiếp Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 32/2015 như nào khi chưa có Thông tư hướng dẫn? Như bạn đã biết, Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/10/2019 và thay thế cho Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Theo Khoản 2, Điều 36 Quy định chuyển tiếp, thì rất nhiều nơi đang lúng túng không biết làm thế nào: "Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thì các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này; việc điều chỉnh lại cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt theo quy định tại Nghị định này do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả trong công tác quản lý. Đối với các công việc, gói thầu đã triển khai ký hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký." Tại thời điểm bài viết này đăng tải thì Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến rộng rãi các thông tư hướng dẫn trên trang web của Bộ. Thời hạn nhận ý kiến bạn đọc gửi về là trước ngày 3/11/2019 đối với thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Sau đó còn tổng hợp kết quả, họp bàn, thảo luận, ý kiến nào tiếp thu, ý kiến nào không tiếp thu, soạn thảo, chế bản, trình ký, lấy dấu, đăng công báo... có khi còn phải cả tháng nữa. Sau đó còn thủ tục ban hành, công bố, tập huấn, phổ biến, tìm hiểu... có lẽ phải đến đầu 2020. Trong khi đó tiến độ dự án của bạn thì vẫn phải triển khai, không chờ đợi được. Từ góc độ chuyên gia tư vấn tôi xin đề xuất giải pháp như sau để các bạn tham khảo: 1. Hoặc là có văn bản hỏi Chính phủ, Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng nên thực hiện thế nào để có ý kiến chính xác từ cấp có thẩm quyền từ đó biết cách làm. 2. Hoặc là các bên Quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, Tư vấn, Thẩm định / Thẩm tra tổ chức cuộc họp, lập biên bản trong đó nêu rõ tình hình tại thời điểm hiện tại và: - Điều chỉnh các gói xây lắp từ trọn gói thành điều chỉnh giá - Xác định dự toán thì theo Thông tư số 06/20106/TT-BXD, bởi hiện tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã có những yếu tố mới mà không có Thông tư hướng dẫn thì không biết xác định như nào cho đúng. - Hoặc dự toán xác định theo dự thảo Thông tư đang lấy ý kiến, trong đó Chi phí gián tiếp = Chi phí chung [C] + chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và thi công, [LT] chi phí không xác định được khối lượng từ thiết kế [TT] và chi phí gián tiếp khác [GTk]]; Các chi phí C, LT, TT thì xem Thông tư số 06/2016/TT-BXD và dự thảo thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí mới mà tạm xác định. Còn GTk nếu có thì lập dự toán. - Thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thì tạm tính, tạm duyệt các nội dung chi phí nói trên. - Triển khai ký hợp đồng và thỏa thuận về các điều khoản điều chỉnh giá và khi có Thông tư thay thế thì sẽ chính xác lại đơn giá điều chỉnh. - Rồi triển khai thực hiện... 3. Cũng có ý kiến cho là: Chủ đầu tư và Tư vấn cứ tính đi, rồi đẩy lên cho bộ phận Thẩm định họ phải nghĩ giải pháp. Nhưng tôi cho là, hồ sơ sẽ nằm đó thôi, bởi họ cũng chẳng biết làm như thế nào !? 4. Nếu khó quá thì có lẽ tạm dừng và chờ cho đến khi có các Thông tư mới. Nhưng sợ như vậy thì nhiều dự án không kịp phê duyệt thì anh/em treo niêu.

Nói chung thấy nhiều bạn hỏi và lúng túng, thì tôi cố gắng suy nghĩ và đề xuất 1 vài giải pháp để chia sẻ với bạn. Có thể các giải pháp trên không dùng được, nhưng biết đâu qua đó lại giúp bạn nảy ra được các giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng công trình của mình. "Khi muốn ta sẽ tìm cách, khi ta không muốn ta tìm lý do" hay "khi ta MUỐN ta vẫn tìm lý do, khi ta THỰC SỰ MUỐN, nhất định ta sẽ tìm cách".

Nếu bạn có giải pháp gì hay cao kiến hơn trong lúc này, xin gửi chia sẻ về địa chỉ theanh@gxd.vn để tôi cập nhật bài viết chia sẻ rộng rãi với đồng nghiệp cả nước nhé.

Chủ Đề