So sánh tây nam á và nam á

 Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp về địa lý. So sánh Tây Nam Á và Nam Á. Cùng theo dõi nhé!

So sánh Tây Nam Á và Nam Á

Giống nhau:

Khu vực Tây Nam Á ѵà khu vực Nam Á đều chia Ɩàm 3 địa hình chính

Khác nhau:

địa hình Tây Nam Á chủ yếu Ɩà núi ѵà cao nguyên.theo hướng từ đông Bắc xuống Tây Nam.

Dù khu vức Tây Nam Á ѵà khu vực Nam Á đều chia ra Ɩàm 3 địa hình chính nhưng cấu tạo c̠ủa̠ các miền địa hình Ɩà khác nhau:

– ở khu vực Tây Nam Á, phía bắc ѵà đông bắc Ɩà núi cao,ở giữa Ɩà đồng bằng ѵà phía nam Ɩà sơn nguyên A-rap

– ở khu vực Nam Á: phía bắc Ɩà hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc đến đông nam, ở giữa Ɩà đồng bằng Ấn – Hằng rộng ѵà bằng phẳng dài trên 3000 km, phía nam Ɩà sơn nguyên Đê – can với rìa Gát Tây ѵà Gát Đông

Trình bày đặc điểm dân cư và kinh tế của Tây Nam Á, Nam Á.

Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước. T

rước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm. Ngày nay, công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hàng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới.

Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét. Li-băng.

Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa tới nay đây vẫn là nơi xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực. Sự không ổn định vé chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.

- Dân cư : Tây Nam Á là cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới  dân cư chủ yếu là ARAP theo đạo hồi
tập trung ở các vùng ven biển thung lũng nơi có nguồn nc ngầm 
- Kinh tế : công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển và chủ yếu khai thác chiếm 1/3 sản lượng dầu mỏ thế giới.

Lý thuyết khu vực Tây Nam Á

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở phía Tây Nam châu Á.

- Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.

- Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.

=> Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

2. Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:

+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.

- Khí hậu khô hạn.

- Cảnh quan thảo nguyên khô hạn, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

-  Sông ngòi kém phát triển.

- Tài nguyên:

+ Trữ lượng dầu mỏ phong phú, phân bố chủ yếu ở các quốc gia A-rập Xê-ut, Iran, I-rắc, Cô-oét.

+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị

 Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.

- Dân cư:

+ Quy mô: 286 triệu người [năm 2001], chủ yếu là người A-rập theo đạo Hồi.

+ Phân bố không đều, tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng Lưỡng Hà, nơi có nước ngọt.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: phần lớn dân cư làm nông nghiệp [trồng lúa mì, chà là, bông và chăn nuôi du mục].

+ Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển nhất.

- Chính trị: là khu vực bất ổn, xảy ra nhiều cuộc tranh chấp, chiến tranh giữa các dân tộc, các phe phái chính trị có nguồn gốc từ tranh giành tài nguyên.

=> Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống người dân.

 Vị trí địa lí và địa hình khu vực Nam Á

1. Vị trí địa lí và địa hình

* Vị trí địa lí:

- Tiếp giáp:

+ Khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.

+ Tiếp giáp vịnh Ben-gan, biển Ả-rập, Ấn Độ Dương.

* Địa hình:

- 3 miền địa hình khác nhau: 

+ Phía Bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a, cao và đồ sộ chạy dọc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.

+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can, tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.

+ Nằm giữa là đồng bằng Ấn- Hằng.

2. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á:

Nằm ở vị trí địa lý và địa hình như trên, Nam Á có khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên như sau:

Thứ nhất, Khí hậu đại bộ phận khu vực Nam Á là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mưa nhiều nhất trên thế giới.

Thứ hai, Nhịp điệu gió mùa tạo ra sự phân hóa đa dạng của lượng mưa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

– Dãy Hi-ma-lay-a: khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp.

– Sườn phía nam đón gió mùa tây nam nên có mưa nhiều, sường bắc mưa ít, độ cao trên 4500m là đới băng tuyết vĩnh cửu.

– Sườn bắc chắn gió mùa đông bắc nên phía nam Himalaya không quá lạnh như những nơi cùng vĩ độ ở Việt Nam.

– Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan: khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa 200 – 500mm. Phía đông có lượng mưa nhiều nhất thế giới.

=> Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.

Thứ ba, Nam Á có nhiều sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

Thứ tư, Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Thứ năm, Về tài nguyên thiên nhiên thì khu vực Nam Á lại không phải là khu vực quá nổi trội là có nhiều tài nguyên thiên nhiên, một số tài nguyên chính của khu vực này có thể kể tên đó chính là: Than, dầu khí, khoảng sản, gỗ… Ngoài ra còn rất tiềm năng với hoạt động thủy điện, thủy sản.

Nhìn chung điều kiện tự nhiên và khí hậu khu vực Nam Á thích hợp phát triển nông nghiệp, các hoạt động trồng trọt các loại cây trồng chủ yếu của khu vực này có thể kể đến như chè, gạo, lúa mì, các loại rau xanh…ngoài ra hoạt động chăn nuôi cũng rất phát triển như trâu, bò, dê, cừu…

 

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề