So sánh tiêu hóa kín và tiêu hóa mở năm 2024

Tăng áp lực ở cơ thắt thực quản dưới [LES] gây tắc nghẽn kèm theo phình giãn thực quản thứ phát. Thường bị ứ đọng dịch và thức ăn chưa được tiêu hóa ở thực quản.

Các triệu chứng và dấu hiệu của co thắt tâm vị

Co thắt tâm vị xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường bắt đầu trong khoảng từ 20 đến 60 tuổi. Khởi phát thường mơ hồ và tiến triển dần dần qua nhiều tháng hoặc nhiều năm. Khó nuốt cả đồ đặc và đồ lỏng là triệu chứng chính. Trào ngược vào ban đêm do thức ăn chưa tiêu hóa xảy ra ở khoảng 33% số bệnh nhân và có thể gây ho cũng như hít thức ăn vào phổi. Đau ngực là ít phổ biến nhưng có thể xuất hiện khi nuốt hoặc tự phát. Có thể bị sút cân từ mức độ nhẹ đến mức độ trung bình; khi sút cân rõ, đặc biệt là trên bệnh nhân cao tuổi có triệu chứng khó nuốt tiến triển nhanh, cần phải nghĩ đến giả co thắt tâm vị thứ phát do khối u ở chỗ nối giữa thực quản dạ dày

  • Đo áp lực thực quản
  • Đôi khi chụp X-quang thực quản nuốt bari
  • Đôi khi nội soi đường tiêu hóa trên

[Xem thêm hướng dẫn thực hành về chẩn đoán và điều trị co thắt tâm vị năm 2020 của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ.]

Nuốt bari là một kiểm tra bổ sung thường được thực hiện trong giai đoạn đầu của kiểm tra khi nguyên nhân của chứng khó nuốt là không rõ vì đo áp lực xâm lấn nhiều hơn. Nuốt bari có thể không cho thấy các cơn co thắt nhu động tiến triển trong quá trình nuốt. Thường là thực quản giãn rất to nhưng thuôn nhỏ lại thành hình mỏ chim ở cơ thắt thực quản dưới.

Nội soi thực quản thường được thực hiện. Các dấu hiệu bao gồm giãn thực quản ngược dòng và thay đổi ứ trệ mạn tính ở niêm mạc nhưng không có tổn thương gây tắc nghẽn. Một tiếng "pốp" kinh điển thường được cảm thấy khi ống soi thực quản đi vào dạ dày.

Triệu chứng tương tự như của co thắt tâm vị [tức là giả co thắt tâm vị] có thể do ung thư ở chỗ nối dạ dày và thực quản, tình trạng này có thể được chẩn đoán bằng chụp CT ngực và bụng hoặc bằng siêu âm qua nội soi kèm sinh thiết.

  • 1. Gyawali CP, Carlson DA, Chen JW, et al: ACG clinical guidelines: Clinical use of esophageal physiologic testing. Am J Gastroenterol 115[9]:1412–1428, 2020. doi: 10.14309/ajg.0000000000000734
  • 2. Hirano I, Pandolfino JE, Boeckxstaens GE: Functional lumen imaging probe for the management of esophageal disorders: Expert review from the clinical practice updates committee of the AGA Institute. Clin Gastroenterol Hepatol 15[3]:325–334, 2017. doi: 10.1016/j.cgh.2016.10.022

Tình trạng giãn và uốn khúc của thực quản là những dấu hiệu tiên lượng xấu. Hít phải vào phổi là một biến chứng ở giai đoạn muộn. Trào ngược vào ban đêm và ho gợi ý tình trạng hít phải. Các biến chứng ở phổi thứ phát do hít phải rất khó xử trí. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư thực quản trên bệnh nhân co thắt tâm vị hiện nay chưa được nhìn nhận là đang tăng lên.

  • Nong cơ thắt thực quản dưới bằng bóng khí nén
  • Thủ thuật mở cơ thắt thực quản dưới bằng phẫu thuật
  • Thủ thuật mở cơ bằng nội soi qua đường miệng
  • Đôi khi tiêm độc tố botulinum

Vẫn chưa có phương pháp điều trị phục hồi nhu động; điều trị co thắt tâm vị tập trung vào làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới.

Sự giãn nở bằng bóng khí nén của cơ thắt thực quản dưới và phẫu thuật hoặc thủ thuật mở cơ bằng nội soi qua đường miệng có hiệu quả tương tự. Năm 2016, một thử nghiệm có đối chứng, chọn ngẫu nhiên trên các bệnh nhân co thắt tâm vị đã cho thấy ở thời điểm 5 năm theo dõi, nong bằng bóng khí nén có hiệu quả có thể so sánh được với thủ thuật mở cơ Heller qua nội soi ổ bụng [ ]. Một phân tích hậu kiểm về những dữ liệu này theo các loại co thắt tâm vị phụ cho thấy kết quả tốt hơn với việc nong bằng bóng khí nén đối với bệnh nhân co thắt tâm vị loại II [nuốt làm tăng áp lực trong toàn bộ thực quản] và kết quả tốt hơn với thủ thuật mở cơ Heller đối với co thắt tâm vị loại III [co thắt tâm vị thể co cứng; nuốt thường dẫn đến co thắt làm bịt lòng ống]. Cả hai thủ thuật đều tạo ra kết quả tương tự ở những bệnh nhân co thắt tâm vị loại I [co thắt tâm vị kinh điển; nuốt không làm thay đổi áp lực thực quản] [ , ]. Biến chứng đáng lo ngại nhất của các thủ thuật này là thủng thực quản. Tỷ lệ thủng ở các trung tâm khác nhau, dao động từ 0 đến 14% đối với nong bằng bóng khí nén và từ 0 đến 4,6% đối với thủ thuật mở cơ Heller qua nội soi ổ bụng [ ]. Các nghiên cứu khác hiện nay đã cho thấy thủ thuật mở cơ bằng nội soi qua đường miệng có kết quả ngắn hạn và dài hạn tốt [ ]. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh trào ngược dạ dày thực quản sau thủ thuật cao hơn ở những bệnh nhân được thực hiện thủ thuật mở cơ bằng nội soi qua đường miệng so với những người được thực hiện thủ thuật mở cơ Heller. Do đó, lựa chọn điều trị lý tưởng dựa trên loại co thắt tâm vị phụ, nguy cơ của thủ thuật và các tác dụng bất lợi tiềm ẩn.

Trên những bệnh nhân không phải là ứng viên cho các lựa chọn điều trị này, có thể thử làm mất phân bố các dây thần kinh của hệ cholinergic ở đầu xa thực quản bằng hóa chất khi tiêm trực tiếp chất độc botulinum loại A vào cơ thắt thực quản dưới qua nội soi. 70 đến 80% số bệnh nhân có cải thiện trên lâm sàng; kết quả có thể kéo dài từ 6 tháng đến hơn 1 năm.

Trước đây, các loại thuốc như nitrat hoặc thuốc chẹn kênh canxi đã được sử dụng nhưng không được chứng minh là có hiệu quả.

  • 1. Moonen A, Annese V, Belmans A, et al: Long-term results of the European achalasia trial: A multicentre randomised controlled trial comparing pneumatic dilation versus laparoscopic Heller myotomy. Gut 65[5]:732–739, 2016. doi: 10.1136/gutjnl-2015-310602
  • 2. Pandolfino JE, Kwiatek MA, Nealis T, et al: Achalasia: A new clinically relevant classification by high-resolution manometry. Gastroenterology 135[5]:1526–1533, 2008. doi: 10.1053/j.gastro.2008.07.022
  • 3. Lynch KL, Pandolfino JE, Howden CW, et al: Major complications of pneumatic dilation and Heller myotomy for achalasia: Single-center experience and systematic review of the literature. Am J Gastroenterol 107[12]:1817–1825, 2012. doi: 10.1038/ajg.2012.332
  • 4. Rentein DV, Fuchs K-H, Fockens P, et al: Cắt cơ nội soi qua đường phúc mạc để điều trị chứng achalasia: An international prospective multicenter study. Gastroenterology 145[2]:272–273, 2013. doi: 10.1053/j.gastro.2013.04.057
  • Mất các tế bào hạch trong đám rối thần kinh cơ ruột của thực quản do vi rút hoặc do tự miễn, làm giảm nhu động thực quản và giảm khả năng giãn của cơ thắt thực quản dưới [LES].
  • Bệnh nhân dần dần cảm thấy khó nuốt cả đồ đặc và đồ lỏng và khoảng một phần ba số bệnh nhân có trào ngược thức ăn chưa tiêu hóa vào ban đêm.
  • Đo áp lực thực quản là kiểm tra tốt nhất để phát hiện co thắt tâm vị và cho thấy tăng áp lực tích hợp khi giãn ở chỗ nối kèm theo mất nhu động 100%.
  • Chụp X-quang thực quản nuốt bari cho thấy mất co bóp nhu động tiến triển khi nuốt và thực quản giãn ra rõ kèm theo hẹp giống hình mỏ chim ở cơ thắt thực quản dưới.
  • Không có liệu pháp phục hồi nhu động; điều trị nhằm mục đích làm giảm áp lực [và do đó làm giảm tắc nghẽn] tại cơ thắt thực quản dưới.
  • Điều trị điển hình là làm giãn nở bằng bóng khí nén hoặc mở cơ của cơ thắt thực quản dưới; những bệnh nhân không phải là ứng cử viên cho các phương pháp điều trị này có thể được tiêm độc tố botulinum loại A.

Sau đây là một nguồn thông tin bằng tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Chủ Đề