So sánh tội phạm chưa đạt đã hoàn thành và tội phạm hoàn thành.

Do nhu cầu tư vấn giải đáp thắc mắc liên quan đến luật hình sự tăng cao, Luật Quang Huy đã cung cấp đường dây nóng hỗ trợ hỏi đáp luật hình sự. 100% cuộc gọi tới đường dây này được bảo mật thông tin cuộc gọi. Nếu bạn đọc có nhu cầu được hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay qua Tổng đài 1900.6784.

Trên thực tế, việc xác định tội phạm hoàn thành hay chưa cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố, để từ đó có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy tội phạm hoàn thành có đặc điểm gì? Thời điểm hoàn thành của tội phạm là khi nào? Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn đến bạn đọc các vấn đề pháp lý liên quan đến tội phạm hoàn thành.

1. Tội phạm hoàn thành là gì?

Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định tại điều luật Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

Như vậy, nói tội phạm hoàn thành là nói đến tội phạm hoàn thành về mặt pháp lý, nói đến việc hành vi thỏa mãn hết các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm, chứ không phải hoàn thành về mục đích phạm tội của người phạm tội.

Để xác định trường hợp nào đó là trường hợp tội phạm hoàn thành thì phải xác định được hành vi thực hiện thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hoàn thành tương ứng được quy định trong bộ luật hình sự.

2. Cho ví dụ về tội phạm hoàn thành

Ví dụ về tội giết người hoàn thành. Cấu thành tội phạm của trường hợp giết người hoàn thành (Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) phải là tổng hợp các dấu hiệu của cấu thành tội phạm, trong đó mặt khách quan của cấu thành tội phạm có dấu hiệu lỗi cố ý giết người (người phạm tội có thái độ mong muốn hoặc để mặc đối với hậu quả chết người).

Nếu trên thực tế một người có hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, tức là cố ý với hành vi gây thương tích và vô ý với hậu quả chết người, nghĩa là thái độ tâm lý của người đó là không mong muốn và không để mặc cho hậu quả chết người xảy ra mà cho rằng hậu quả chết người không xảy ra hoặc người đó không thấy trước hậu quả chết người xảy ra nhưng buộc phải thấy trước hậu quả đó, thì mặc dù hành vi đã thực hiện có dấu hiệu hậu quả chết người, cũng không thể xác định hành vi đó là trường hợp phạm tội giết người hoàn thành vi hành vi đó chưa thỏa mãn dấu hiệu lỗi cố ý đối với hậu quả chết người.

Trong trường hợp này phải xác định hành vi đã thực hiện là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, vì hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tương tự như vậy, trong trường hợp một người đã thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác nhưng thái độ tâm lý của người đó lại mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra (lỗi cố ý trong tội giết người), thì mặc dù hành vi đó có dấu hiệu hậu quả gây thương tích, một dấu hiệu giống dấu hiệu của mặt khách quan của cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích hoàn thành mà phải xác định người đó phạm tội giết người chưa đạt vì hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm giết người chưa đạt được quy định tại Điều 123 và Điều 15 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

3. Cách hiểu đúng về tội phạm hoàn thành

Trong thực tiễn áp dụng, khi xác định trường hợp phạm tội cố ý cụ thể đã hoàn thành hay chưa, chỉ cần kiểm tra hành vi phạm tội đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay chưa.

Sẽ là trường hợp tội phạm hoàn thành nếu hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và ngược lại sẽ là trường hợp tội phạm chưa hoàn thành nếu hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

Cần hiểu đặc điểm hoàn thành là “hoàn thành” về mặt pháp lý vì hành vi đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu pháp lý của tội phạm; “hoàn thành” ở đây không gắn với mục đích phạm tội của người phạm tội.

Với quan niệm về tội phạm hoàn thành như vậy, luật hình sự Việt Nam khẳng định: Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa.

Khái niệm tội phạm hoàn thành không dùng để chỉ thời điểm người phạm tội đạt được mục đích của mình, khi tội phạm hoàn thành thì cũng có thể người phạm tội đã đạt được mục đích của mình nhưng cũng có thể chưa đạt được mục đích đó.

Nói tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý – tức tội phạm đã thoả mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Tội phạm khi đã hoàn thành về mặt pháp lý, có thể cũng dừng lại không xảy ra nữa trong thực tế nhưng cũng có thể vẫn còn tiếp tục xảy ra. Ngược lại, tội phạm tuy đã dừng lại nhưng có thể chưa hoàn thành vì chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

4. Đặc điểm của tội phạm hoàn thành

Tội phạm hoàn thành có các đặc điểm sau:

  • Tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý – tức tội phạm đã thoả mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
  • Tội phạm khi đã hoàn thành về mặt pháp lý, có thể cũng dừng lại không xảy ra nữa trong thực tế nhưng cũng có thể vẫn còn tiếp tục xảy ra.
So sánh tội phạm chưa đạt đã hoàn thành và tội phạm hoàn thành.
7 điều phải biết về tội phạm hoàn thành

5. Thời điểm xác định tội phạm hoàn thành

Khi tội phạm hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó. Với quan niệm về tội phạm hoàn thành như vậy, luật hình sự Việt Nam khẳng định:

  • Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa. Khái niệm tội phạm hoàn thành không dùng để chỉ thời điểm người phạm tội đạt được mục đích của mình, khi tội phạm hoàn thành thì cũng có thể người phạm tội đã đạt được đã đạt được mục đích của mình nhưng cũng có thể chưa đạt được mục đích đó.
  • Nói tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý – tức tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Tội phạm khi đã hoàn thành về mặt pháp lý, có thể cũng dừng lại không xảy ra nữa trong thực tế nhưng cũng có thể tiếp tục xảy ra. Ngược lại, tội phạm tuy đã dừng lại nhưng có thể chưa hoàn thành.

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của các loại cấu thành tội phạm, có thể xác định thời điểm tội phạm hoàn thành của các loại tội như sau:

  • Đối với tội phạm có cấu thành vật chất, tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả tội phạm phù hợp với hậu quả được nêu trong cấu thành tội phạm.

Ví dụ, hành vi phạm tội giết người được coi là tội phạm hoàn thành vào thời điểm gây hậu quả chết người; hành vi trộm cắp tài sản được coi là tội phạm hoàn thành vào thời điểm người phạm tội chiếm đoạt được tài sản.

  • Đối với tội phạm có cấu thành hình thức, tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn dấu hiệu hành vi phạm tội được quy định tại điều luật Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ví dụ, người phạm tội cướp tài sản đã thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (dơ dao dọa đâm, chưa bắn, chưa chiếm đoạt được tài sản thì đã bị bắt giữ.

Trong trường hợp này, mặc dù người phạm tội chưa dùng vũ lực, chưa chiếm đoạt được tài sản nhưng hành vi phạm tội của người đó đã được xác định là tội phạm hoàn thành vì đã thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu hành vi của tội cướp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản,…

  • Tội phạm có cấu thành tội phạm cắt xén hoàn thành khi người phạm tội đã có những hoạt động bất kì nhằm thực hiện hành vi phạm tội.

Trong luật hình sự, có trường hợp một người mới chỉ có hành vi “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức” nhằm lật đổ chính quyền đã bị coi là tội phạm. Đó là tội phạm được ghi nhận tại Điều 109 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 – Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Thực chất, hành vi “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức” trong tội phạm này là một dạng biểu hiện của hành vi khách quan của tội phạm, nghĩa là một dạng của cấu thành tội phạm hình thức.

6. Một số lưu ý khi xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm

Khi xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm, cần chú ý:

  • Căn cứ vào tính chất, tầm quan trọng của khách thể, yêu cầu bảo vệ đối với từng loại khách thể.
  • Căn cứ vào đặc điểm của từng loại tội phạm: tội có cấu thành vật chất hay tội có cấu thành hình thức.
  • Xác định tội phạm hoàn thành, phân biệt với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành (trường hợp chuẩn bị phạm tội và trường hợp phạm tội chưa đạt) có ý nghĩa quan trọng để quyết định hình phạt. Do đó, với những điều kiện giống nhau, tội phạm hoàn thành phải được coi là nguy hiểm hơn so với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành. Do vậy, cần phải quyết định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với người phạm tội hoàn thành so với người phạm tội chưa đạt.
  • Căn cứ để xác định quyền phòng vệ chính đáng, có đồng phạm, áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 không phải dựa trên cơ sở xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa mà là trên cơ sở xác định tội phạm đã kết thúc hay chưa. Xác định thời điểm tội phạm kết thúc có ý nghĩa để áp dụng các chế định khác có liên quan, như chế định phòng vệ chính đáng, đồng phạm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm chưa hoàn thành

Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Khi tội phạm hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó.

Tội phạm chưa hoàn thành là hành vi phạm tội chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm vì nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Tội phạm chưa hoàn thành bao gồm: chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.

Trong luật hình sự Việt nam, tội phạm chưa hoàn thành chỉ có ở tội phạm cố ý trực tiếp. Mặc dù về lý thuyết, vẫn có thể có chuẩn bị phạm tội cũng như phạm tội chưa đạt ở tội phạm cố ý gián tiếp.

8. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề tội phạm hoàn thành pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.