So sánh về các loại hình đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài có thể tiến hành đầu tư theo hình thức: thành lập công ty vốn 100% nước ngoài hoặc góp vốn, mua cổ phần. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà đầu tư do chưa hiểu hết bản chất của các loại hình đầu tư nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định, nên còn nhiều phân vân khi lựa chọn hình thức đầu tư. Để đánh tan nỗi băn khoăn và giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các loại hình đầu tư tại Việt Nam, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết qua những thông tin dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Luật đầu tư 2020

2. So sánh hai loại hình đầu tư thành lập công ty và góp vốn, mua cổ phần

Tại Việt Nam có hai loại hình đầu tư nước ngoài chính là: đầu tư theo hình thức trực tiếp và đầu tư theo hình thức gián tiếp. Tùy theo quy mô, mục tiêu của dự án nhà đầu tư lựa chọn phương án phù hợp, để từ đó kế hoạch đầu tư kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.

TIÊU CHÍ

NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CÔNG TY VIỆT NAM

[phương án đầu tư gián tiếp]

NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI

[phương án đầu tư trực tiếp]

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, thực hiện theo 02 bước sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty Việt Nam. Nếu nhà đầu tư đã có công ty thì bỏ qua bước này.
  • Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn cho nhà đầu tư nước ngoài.

\>> Xem thêm: Quy định về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo 02 bước dưới đây để thành lập công ty vốn nước ngoài:

  • Bước 1: nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam [nếu có] chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
  • Bước 2: nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam [nếu có] chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận doanh nghiệp.

\>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty thương mại 100% vốn nước ngoài

ƯU ĐIỂM

  • Thủ tục góp vốn nhanh chóng [15-25 ngày làm việc], không phải xin giấy chứng nhận đầu tư.
  • Chi phí dịch vụ thấp.
  • Hồ sơ đầu tư theo hình thức góp vốn khá đơn giản, không cần chuẩn bị các loại hồ sơ phức tạp như: chứng minh tài chính, chứng minh kinh nghiệm, cung cấp hợp đồng thuê trụ sở kinh doanh. Nhà đầu tư được toàn quyền quản lý quyết định đối với dự án, không phải thông qua cá nhân hoặc công ty Việt Nam.KHUYẾT ĐIỂMHoạt động đầu tư nước ngoài phải thông qua nhà đầu tư Việt Nam, tức phải thành lập công ty Việt Nam.
  • Thủ tục phức tạp và tốn kém nhiều thời gian [20 -70 ngày].
  • Nhà đầu tư nước ngoài phải chuẩn bị hồ sơ: chứng minh tài chính, chứng minh kinh nghiệm và cung cấp hợp đồng thuê trụ sở.
  • Mọi hoạt động liên quan đến cấp phép và thành lập công ty vốn nước ngoài phải chờ cơ quan cấp phép thẩm duyệt.

Ngoài những so sánh cơ bản nói chung, sự khác biệt của hình thức đầu tư còn có những thông tin dưới đây.

Có hai hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

3. Phương pháp đầu tư của từng loại hình đầu tư

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần

Tùy theo loại hình công ty, thương nhân nước ngoài thực hiện đầu tư theo quy định như sau:

  • Công ty cổ phần: nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần của công ty Việt Nam phát hành lần đầu hoặc phát hành thêm.
  • Nhà đầu tư chỉ được mua từ công ty hoặc cổ đông.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn [TNHH]: nhà đầu tư được mua phần vốn góp của các thành viên trong công ty để trở thành thành viên.
  • Công ty hợp danh: nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp của thành viên góp vốn để trở thành thành viên.

Đối với hình thức thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Đối tượng áp dụng

  • Đối với hình thức hình thức góp vốn, mua cổ phần: Hình thức đầu tư này đơn giản hơn so với hình thức thành lập công ty, thích hợp với ngành nghề cơ bản và dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ.
  • Đối với hình thức hình thức thành lập công ty 100% vốn nước ngoài: Nhà đầu tư phải xin giấy chứng nhận đầu tư với thủ tục khá phức tạp, phù hợp cho những dự án quy mô lớn. Các dự án của nhà đầu tư nước ngoài không phải thông qua nhà đầu tư Việt Nam.

Việc lựa chọn hình thức đầu tư rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sau này. Hy vọng với những thông tin so sánh hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và hình thức góp vốn, mua cổ phần được chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế nêu trên sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn được loại hình đầu tư đúng đắn và phù hợp với mình nhất. Nếu Quý khách vẫn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ dịch vụ làm giấy phép chứng nhận đầu tư theo thông tin bên dưới:

Chủ Đề