Soạn bài buổi học cuối cùng ngữ văn 6

  1. Hoàn cảnh: Sau chiến tranh Pháp - Phổ [1870], Pháp thua trận, phải cắt vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ [Đức].

- Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

  1. Bố cục: 3 phần:

- Từ đầu → “vắng mặt con”: Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường.

- Tiếp theo → “buổi học cuối cùng”: Diễn biến buổi học cuối cùng.

- Còn lại: Kết thúc buổi học cuối cùng.

  1. Phương thức biểu đạt: Miêu tả + Tự sự + Biểu cảm.

II. Hướng dẫn sọan bài

Câu 1 [trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

- Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An - dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2 [trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất qua lời của Phrăng.

- Truyện có những nhân vật : phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, dân làng, thầy Ha-men, các học sinh.

- Ấn tượng nhất là thầy Ha-men: người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

Câu 3 [trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

* Trước buổi học:

- Định trốn học nhưng cưỡng lại được.

- Trên đường đến trường: Sau xưởng cưa, lính phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức.

- Quang cảnh ở trường: bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

- Không khí trong lớp học: lặng ngắt, thầy Ha-men dịu dàng → Ngạc nhiên.

⇒ Tất cả những điều khác thường trên đã báo hiệu một cái gì nghiêm trọng, khác thường ngày ⇒ việc học tập không còn như trước nữa, tiếng Pháp sẽ không còn được dạy.

Câu 4 [trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Trong buổi học:

- Choáng váng, sững sờ khi biết đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

- Ân hận và tiếc nuối vì đã lười nhác, ham chơi.

- Xấu hổ vì đã không thuộc bài.

- Kinh ngạc vì chưa bao giờ thấy mình hiểu bài đến thế.

- Cảm động trước hình ảnh các cụ già học bài.

* Kết thúc buổi học:

- Phrăng xúc động trước hình ảnh lớn lao, đẹp đẽ, cao cả của thầy Ha-men.

Câu 5 [trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Nhân vật thầy Ha-men:

* Trang phục: áo rơ-đanh-gốt diềm lá sen, mũ bằng lụa thêu ren → Trang trọng.

* Thái độ: Ân cần, nhẹ nhàng, nhiệt tình, say sưa giảng dạy.

* Lời nói:

+ Tai họa lớn nhất là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai.

+ Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất, trong sáng nhất, phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó.

+ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

⇒ Tình cảm yêu nước sâu đậm, tự hào về tiếng nói của dân tộc mình.

* Hành động, cử chỉ:

- Người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết câu.

→ Đau đớn, nỗi xúc động lên tới cực điểm.

- "Nước Pháp muôn năm!"

→ Khẳng định niềm tin vào tương lai tự do, lòng yêu nước nồng nhiệt của nhân dân Pháp.

Câu 6 [trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Câu văn so sánh:

- tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.

- dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.

- ... chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

- Những tờ mẫu ... như những lá cờ nhỏ ...

- ... một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.

* Tác dụng : tạo hình tượng cụ thể, sự sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm để biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

Câu 7 [trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

“... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ...”. Khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, yêu quý, học tập tiếng nói dân tộc là góp phần thể hiện sâu sắc lòng yêu nước.

III. Luyện tập

Câu 1 [trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

xem phần trên

Câu 2 [trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2]:

Gợi ý:

- Miêu tả thầy Ha-men: chú ý về trang phục, ngoại hình, lời nói, thái độ, hành động mọi ngày và trong buổi học cuối.

- Miêu tả Phrăng : suy nghĩ, tâm trạng của cậu trước khi đến lớp, khi ngồi học, quan sát thầy và tưởng tượng...

Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh nào, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

  • Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dát cho Phổ.
  • Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

Câu 2 Trang 55 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôn ngữ thứ mấy? Truyện còn có những nhân vật nào nữa và trong số đó ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?

  • Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng. Kể theo ngôi thứ nhất.
  • Truyện còn có những nhân vật khác như là: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô–de, người làng, học sinh,…
  • Nhân vật thầy giáo Ha-men gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3 Trang 55 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

  • Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học qua quan sát của Phrăng:
    • Khi qua trước trụ sở xã: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
    • Quang cảnh ở trường: bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.
    • Phrăng đến lớp muộn nhưng thầy giáo không quở trách.
    • Không khí trong lớp: trang trọng, thầy Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ; phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học và mặt ai cũng có vẻ buồn rầu.
  • Tất cả những điều đó báo hiệu đây là một buổi học không bình thường, một biến cố trọng đại sắp sửa xảy ra.

Câu 4 Trang 55 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Ý nghĩa, tâm trạng [đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp] của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

  • Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng diễn biến trong buổi học cuối cùng:
    • Lúc đầu cậu ngạc nhiên, sững sờ khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng.
    • Cậu nuối tiếc và hối hận vì sự lười nhác, ham chơi của mình.
    • Cậu xấu hổ và tự giận mình.
    • Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp sao lại hiểu đến thế “Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế”.

Câu 5 Trang 55 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện:

  • Trang phục;
  • Thái độ đối với học sinh;
  • Những lời nói về việc học tiếng Pháp;
  • Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.

Nhân vật Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

  • Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
    • Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
    • Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách phạt, quở mắng Phrăng khi cậu đến muộn và khi cậu không đọc được bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài.
    • Những lời nói về việc học tiếng Pháp: điều mà thầy muốn nói nhất với mọi người trong vùng An dát và cậu bé Phrăng đó là hãy biết yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, tiếng dân tộc [tức là tiếng Pháp],
    • Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu và thầy dằn mạnh hết sức viết lên bảng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
  • Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ: Thầy chính là một người yêu nước và yêu tiếng của dân tộc hết mực.

Câu 6 Trang 55 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của phép so sánh ây.

  • Một số câu văn sử dụng phép so sánh:
    • Tiếng ồn ào … như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
    • Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
    • Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
    • Thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy.
  • Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

Câu 7 Trang 55 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Trong truyện, thầy Ha-men có nói : "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù ...". Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Chủ Đề