Soạn văn 8 trong lòng mẹ ngắn gọn

Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

  • Soạn văn Trong lòng mẹ ( hay nhất)
  • Trong lòng mẹ Tác giả - tác phẩm
  • Tóm tắt Trong lòng mẹ

Soạn bài Trong lòng mẹ (ngắn nhất)

Soạn bài: Trong lòng mẹ ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng:

- Cố tình nói cho bé Hồng biết cảnh ngộ thảm thương của mẹ cậu để rồi cười cợt, nhạo báng

- Giọng nói, nét mặt khi cười “rất kịch”

- Vờ như quan tâm nhưng ẩn chứa tâm địa xấu xa

- Bịa đặt về hoàn cảnh bi đát của người mẹ nơi đất khách quê người với mục đích để bé Hồng căm tức, oán hờn, khinh rẻ mẹ

- Khi thấy Hồng tức tưởi, phẫn uất đến cực độ thì bà ta lại giả vờ hạ giọng, tỏ vẻ ngậm ngùi, thương xót người anh đã mất

→ Bà cô là người lạnh lùng, độc ác, nham hiểm tiêu biểu cho những định kiến xã hội đối với người phụ nữ.

Soạn văn 8 trong lòng mẹ ngắn gọn

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh:

- Mặc dù đã ngót một năm không nhận được tin tức của mẹ, bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

- Bé Hồng không hề trách, bé hiểu vì “cùng túng quá, phải con cái đi tha hương cầu thực".

- Khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô, Hồng càng thương mẹ hơn. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình.

- Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.

→ Hồng là người con hiếu thảo, thấu hiểu hoàn cảnh và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn vững niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Chất trữ tình trong văn Nguyên Hồng thể hiện trên các phương diện sau:

– Tình huống và nội dung câu chuyện :

+ Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng

+ Câu chuyện về một người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều cay đắng, nhiều thành kiến tàn ác

+ Lòng thương yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình.

- Dòng cảm xúc phong phú của chủ bé 1 Hồng (cũng chính là mạch kết cấu cơ bản của chương hồi kí): niềm xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết.

- Cách thể hiện của tác giả:

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc.

+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh đều gây ấn tượng, đều giàu sức gợi cảm.

+ Lời văn (nhất là ở phần cuối chương) nhiều khi mê say khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào.

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Hồi kí là một thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

* Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

- Ông viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đây là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông.

- Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chan chứa thương yêu và thái độ nâng niu trân trọng:

– Phần 1: Từ đầu đến "và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?": Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng ; ý nghĩ, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh.

– Phần 2: Đoạn còn lại: Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.

Câu 1 (trang 20 sgk Văn 8 Tập 1): Nhân vật người cô:

- Vẻ mặt tươi cười, giọng nói ngọt ngào nhưng rất "kịch"

- Cố tình nói mẹ Hồng đang phát tài và ngân dài hai tiếng "em bé"

- Dù lòng chú bé đã "thắt lại", "nước mắt ròng ròng" nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện để Hồng ruồng rẫy, và khinh ghét mẹ.

⇒ Qua cuộc đối thoại, ta thấy bà cô là người có những rắp tâm tanh bẩn, là người ra vẻ quan tâm nhưng thực chất là ý đồ xấu, chia rẽ tình cảm mẹ con giữa Hồng và mẹ, cố dựng chuyện để Hồng giận mẹ.

Câu 2 (trang 20 sgk Văn 8 Tập 1): Tình yêu thương mãnh liệt của Hồng với mẹ:

- Khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm tới mẹ chú: Hồng vẫn tin tưởng mẹ, không một chút giận mẹ mà càng thương mẹ hơn, căm ghét những cổ tục đã hành hạ mẹ.

- Cảm giác sung sướng khi gặp lại mẹ: chỉ thoáng thấy bóng mẹ đã chạy theo, khi ở trong lòng mẹ cảm thấy hạnh phúc và ấm áp đến mức không nhớ những lời mẹ hỏi.

Câu 3 (trang 20 sgk Văn 8 Tập 1): Qua đoạn trích ta thấy văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình vì:

- Đoạn trích đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu với người mẹ bất hạnh.

- Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" được thể hiện qua những dòng miêu tả nghẹn ngào, đầy nước mắt và sự hạnh phúc dạt dào.

- Cách thể hiện giàu cảm xúc, hình ảnh so sánh ấn tượng

Câu 4 (trang 20 sgk Văn 8 Tập 1): Qua văn bản em nghĩ hồi kí là văn bản ghi chép lại một cách chân thực, sinh động những câu chuyện có thật trong cuộc đời tác giả.

Câu 5 (trang 20 sgk Văn 8 Tập 1):

- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng tức là những tác phẩm ông viết đa phần là về phụ nữ và nhi đồng, về những câu chuyện, những tâm lí, tình cảm của họ.

- Đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã minh chứng điều đó:

+ Viết về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng giữa chú bé Hồng và mẹ.

+ Dù xa cách mẹ, người cô luôn ở bên nói xấu mẹ nhưng Hồng càng thương và tin tưởng mẹ; hạnh phúc khi gặp mẹ.

+ Người mẹ vì hoàn cảnh phải xa con nhưng khi trở về vội vã ôm con vào lòng, chở che, vỗ về con.

Nhận xét - Ý nghĩa

Văn bản đã giúp chúng ta hiểu được sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng, đặc biệt là lòng yêu thương mẹ bao la của chú bé Hồng. Từ đó chúng ta biết trân trọng và yêu thương mẹ của mình hơn.