Sự khác biệt về thực vật ở các đới là do A địa hình B khí hậu C con người d đất

I. KHÍ QUYỂN

- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.

- Khí quyển là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất.

- Thành phần khí quyển: Khí nitơ 78,1%; ôxi 20,43%; hơi nước và các khí khác 1,47%.

1. Cấu trúc của khí quyển

- Gồm 5 tầng với đặc điểm khác nhau về giới hạn, độ dày, khối lượng không khí, thành phần.

a) Tầng đối lưu

- Nằm sát bề mặt đất, bề dày không đồng nhất: ở xích đạo 16km, ở cực khoảng 8km.

- Tập trung 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước và tro bụi, muối, vi sinh vật…

- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Hấp thu bức xạ Mặt Trời $ \rightarrow$ mặt đất ban ngày đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh.

- Là hạt nhân ngưng tụ hơi nước $ \rightarrow$ tạo sương mù, mây, mưa…

- Nhiệt độ giảm theo độ cao.

b) Tầng bình lưu

- Phần lớn là ôzôn, không khí khô và chuyển động theo chiều ngang, nhiệt độ tăng dần theo độ cao.

c) Tầng giữa

- Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao (xuống còn khoảng –700C $ \rightarrow$ –800C ở đỉnh tầng).

d) Tầng ion

- Không khí loãng, chứa nhiều ion mang điện tích dương hoặc âm $ \rightarrow$ có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.

e) Tầng ngoài

- Chủ yếu là khí hêli và hiđrô, không khí rất loãng.

2. Các khối khí

- Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu):

+ Khối khí cực (rất lạnh): A

+ Khối khí ôn đới (lạnh): P

+ Khối khí chí tuyến (rất nóng): T

+ Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E

- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu hải dương (ẩm): m; kiểu lục địa (khô): c .

- Riêng không khí xích đạo chỉ có Em.

- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.

3. Frông

- Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

- Trên mỗi bán cầu có hai frông:

+ Frông địa cực (FA).

+ Frông ôn đới (FP).

- Ở khu vực xích đạo có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai bán cầu (FIT). Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm.

II. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

- Bức xạ Mặt Trời là các dòng năng lượng và vật chất của Mặt Trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ một phần, còn lại phản hồi vào không gian.

- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

- Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại.

2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất

a) Phân bố theo vĩ độ địa lí

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.

- Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).

b) Phân bố theo lục địa, đại dương

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa:

+ Cao nhất 300C (hoang mạc Xa-ha-ra).

+ Thấp nhất –30,20C (đảo Grơn-len).

- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau $ \rightarrow$ Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng do tính chất lục địa tăng dần.

c) Phân bố theo địa hình

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C (không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu).

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi:

+ Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít.

+ Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn.

+ Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.

(*) Ngoài ra nhiệt độ không khí cũng thay đổi do sự tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.



Page 2

Sự khác biệt về thực vật ở các đới là do A địa hình B khí hậu C con người d đất

SureLRN

Sự khác biệt về thực vật ở các đới là do A địa hình B khí hậu C con người d đất

  •  

    Sự khác biệt về thực vật ở các đới là do A địa hình B khí hậu C con người d đất

    Câu 1: Giới hạn phía trên của sinh quyển là

    A. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km)

    B. Đỉnh của tần đối lưu (ở xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km)

    C. Đỉnh của tầng bình lưu (50 km)

    D. Đỉnh của tầng giữa (80 km)

    Hiển thị đáp án

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: A

    Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 2: Giới hạn phía dưới của sinh quyển là

    A. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ lục địa.

    B. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ phong hóa (trên lục địa)

    C. Tới đáy đại dương và kết hợp vỏ phong hóa (trên lục địa)

    D. Tới đáy đại dương và hết lớp vỏ lục địa.

    Hiển thị đáp án

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C

    Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 3: Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào dưới đây ?

    A. Khí quyển và thủy quyển.

    B. Thủy quyển và thạch quyển

    C. Thủy quyển và thổ nhưỡng quyển

    D. Thạch quyể và thổ nhưỡng quyển

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C

    Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 4: Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do

    A. Gió thổi quá mạnh

    B. Nhiệt độ quá cao

    C. Độ ẩm quá thấp

    D. Thiếu ánh sang

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C

    Giải thích: Ở kiểu khí hậu lục địa có nền nhiệt cao, mưa lại rất ít nên độ ẩm rất thấp, độ ẩm thấp khiến cho cây cuối hầu như không phát triển được hoặc phát triển thấp lùn, bụi cây,… và hình thành nên các hoang mạc, bán hoang mạc rộng lớn.

    Câu 5: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố

    A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sang

    B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

    C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

    D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: B

    Giải thích: Mục II, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 6: Trong các kiểu (hoặc đới) khí hậu dưới đây, kiểu (hoặc đới) nào có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho cây cối sinh trưởng và phát triển ?

    A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa

    B. Khí hậu xích đạo

    C. Khí hậu cận nhiệt gió mùa

    D. Khí hậu ôn đới lục địa.

    Hiển thị đáp án

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: B

    Giải thích: Khí hậu xích đạo có nền nhiệt độ cao, tương đối điều hòa, ổn định và có lượng mưa trung bình năm lớn nên rất thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của thực vật. Khu vực có khí hậu xích đạo có thảm thực vật phát triển xanh tốt quanh năm và có rừng xích đạo ẩm nhiều tầng phong phú, đa dạng,…

    Câu 7: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào ?

    A. Đất phù sa ngọt.

    B. Đất feralit đồi núi

    C. Đất chua phen

    D. Đất ngập mặn.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: D

    Giải thích: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất mặn. Tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một ít dọc ven biển.

    Câu 8: Các vành đai thực vật ở núi An – pơ, lần lượt từ thấp lên cao là :

    A. Cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim.

    B. Rừng lá kim, rừng hoocn hợp, đồng cỏ núi cao, cỏ và cây bụi.

    C. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao.

    D. Cỏ và cây bụi, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C

    Giải thích: Mục I, SGK/67 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 9: Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là

    A. Khí hậu

    B. Đất

    C. Địa hình

    D. Bản thân sinh vật.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: A

    Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 10: Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do

    A. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật

    B. Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật.

    C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.

    D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: A

    Giải thích: Mục I, SGK/68 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 11: Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc

    A. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt trái đất.

    B. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.

    C. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật.

    D. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: B

    Giải thích: Mục I, SGK/68 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 1: Nhân tố đất ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật thông qua đặc điểm nào dưới đây?

    A. Đặc tính lí, hóa của đất.

    B. Tầng đất mỏng hay dày.

    C. Màu sắc của đất.

    D. Kịch thước hạt đất và độ mềm, cứng.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 2. Yếu tố nào dưới đây của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của thực vật ở vùng núi?

    A. Độ dốc địa hình.

    B. Độ cao địa hình.

    C. Bề mặt địa hình.

    D. Hướng các dãy núi.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 3. Khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật chính nào?

    A. Rừng cận nhiệt ẩm.

    B. Rừng nhiệt đới, xích đạo.

    C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

    D. Rừng nhiệt đới, xích đạo.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 4. Khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật chính nào?

    A. Rừng lá kim.

    B. Thảo nguyên.

    C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

    D. Rừng cận nhiệt ẩm.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: SGK/67, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 5: Nhân tố địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của thực vật ở vùng núi thông qua đặc điểm nào dưới đây?

    A. Đặc điểm bề mặt địa hình.

    B. Độ cao và hướng các dãy núi.

    C. Độ dốc địa hình.

    D. Độ cao và hướng sườn.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 6. Những kiểu thảm thực vật môi trường đới nóng không có ở châu lục nào?

    A. Châu Âu.

    B. Châu Á.

    C. Châu Mĩ.

    D. Châu Phi.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 7. Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật chính nào?

    A. Thảm thực vật đài nguyên.

    B. Rừng lá kim.

    C. Thảo nguyên.

    D. Hoang mạc và bán hoag mạc.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 8. Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật chính nào?

    A. Rừng lá kim.

    B. Thảo nguyên.

    C. Rừng cận nhiệt ẩm.

    D. Xavan.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 9. Ánh sáng là yếu tố quyết định tới quá trình nào dưới đây của cây xanh?

    A. Quá trình sinh trưởng.

    B. Quá trình hấp thụ.

    C. Quá trình quang hợp.

    D. Quá trình phát triển.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 10. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào dưới đây?

    A. Khí quyển và thủy quyển.

    B. Thủy quyển và thạch quyển.

    C. Thủy quyển và thổ nhưỡng quyển.

    D. Thạch quyển và thổ nhưỡng quyển.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 11. Toàn bộ các loại thực vật khác nhau sinh sống trên một vùng rộng lớn được gọi là

    A. Hệ thực vật.

    B. Nguồn nước.

    C. Thảm thực vật.

    D. Rừng.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 12: Yếu tố quyết định tới quá trình quang hợp của cây xanh là

    A. Ánh sáng.

    B. Nhiệt độ.

    C. Nước và độ ẩm.

    D. Độ cao địa hình.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 13. Nước và độ ẩm không khí là nhân tố tạo môi trường

    A. thúc đẩy sự phá hủy các chất diệp lục của thực vật.

    B. hạn chế sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật.

    C. thúc đẩy quá trình quang hợp và phát triển của sinh vật.

    D. thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: SGK/66, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 14. Những hoạt động của con người tác động đến sự hình thành đất

    A. Sản xuất nông nghiệp.

    B. Hoạt động sản xuất của nhà máy.

    C. Hoạt động giao thông vận tải.

    D. Các hoạt động vui chơi, giải trí.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/68, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 15. Nơi có nhiều động vật ăn cỏ sẽ là nơi tập trung phân bố nhiều

    A. Động vật ăn cỏ.

    B. Động vật ăn thịt.

    C. Côn trùng.

    D. Vi sinh vật.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: SGK/67, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 16: Nhân tố nào sau đây tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật?

    A. Nhiệt độ.

    B. Nước và độ ẩm.

    C. Ánh sáng.

    D. Đất.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: Nước và độ ẩm không khí là môi trường thuận lợi, thúc đẩy sinh vật phát triển mạnh.

    Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất?

    A. Con người đã thu hẹp diện tích rừng làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật.

    B. Con người đã biết lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật.

    C. Con người đã di cư các loại cây trồng làm thay đổi sự phân bố nguyên thủy.

    D. Con người tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Xác định từ khóa “nhận định không đúng về tác động tích cực’’ -> tìm ra tác động tiêu cực. Hoạt động chặt phá rừng quá mức đã làm thu hẹp diện tích rừng, làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật trên Trái Đất. Ở nước ta, diện tích rừng bị thu hẹp cũng ảnh hưởng đến đời sống nhiều loài chim thú quý.

    Câu 18. Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật nào dưới đây?

    A. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

    B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

    C. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm.

    D. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật là rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

    Câu 19. Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố nào dưới đây quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật?

    A. Khí hậu.

    B. Đất.

    C. Địa hình.

    D. Bản thân sinh vật.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là khí hậu. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

    Câu 20. Phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo

    A. độ cao và hướng sườn của địa hình.

    B. vị trí gần hay xa đại dương.

    C. vĩ độ và độ cao địa hình.

    D. các dạng địa hình (đồi núi, cao nguyên,...).

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: Phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.

    Câu 21. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nào dưới đây?

    A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.

    B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

    C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

    D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

    Câu 22. Một số động vật bị suy giảm do hoạt động nào dưới đây của con người?

    A. Khai thác khoáng sản.

    B. Mở đường giao thông.

    C. Thâm canh lúa nước.

    D. Khai thác rừng bừa bãi.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: Một số động vật bị suy giảm do những hoạt động khai thác rừng bừa bãi của con người.

    Câu 23. Ý nào dưới đây đúng khi nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất?

    A. Con người phá rừng, đồi xây dựng các công trình đô thị mới.

    B. Con người tiến hành săn bắt động vật quí làm thuốc chữa bệnh.

    C. Con người phá rừng bừa bãi làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật.

    D. Con người lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích:

    - Hoạt động chặt phá rừng quá mức hay săn bắt động vật quí hiếm làm thuốc,… đã làm thu hẹp diện tích rừng, làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật trên Trái Đất. Ở nước ta, diện tích rừng bị thu hẹp cũng ảnh hưởng đến đời sống nhiều loài chim thú quý. Như vậy, các đáp án A, B, C là hoạt động tiêu cực.

    - Con người lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật, trồng rừng phủ xanh đất trồng đồi núi trọc,… là hoạt động tích cực.

    Câu 24. Trong số các nhân tố tự nhiên, nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới?

    A. Đất.

    B. Nguồn nước.

    C. Khí hậu.

    D. Địa hình.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: Trong số các nhân tố tự nhiên, nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới là khí hậu.

    Câu 25. Trong những nhân tố tự nhiên dưới đây nhân tố nào không tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

    A. Nhiệt, ẩm.

    B. Địa hình.

    C. Ánh sáng.

    D. Nước.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: Sự phát triển và phân bố của sinh vật phụ thuộc chặt chẽ vào 5 yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng. Trong đó có tới 4 nhân tố (nhiệt độ, độ ẩm, nước, ánh sáng) thuộc khí hậu. Các yếu tố trên của khí hậu có tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật, biểu hiện:

    - Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

    - Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

    - Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.

    Câu 26. Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc:

    A. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt Trái Đất.

    B. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.

    C. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật.

    D. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.

    Câu 27. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật trên thế giới nên thực vật

    A. ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật.

    B. cản trở sự phát triển của các loài động vật.

    C. làm thay đổi môi trường sống của động vật.

    D. là nơi cư trú của một số loài động vật yếu thế.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Thức ăn là nhân tố quyết định đối với sự phát triển và phân bố động vật.

    - Thực vật là nguồn thức ăn quan trọng đối với nhiều loài động vật, rừng còn là nơi cư trú của nhiều loài chim thú.

    - Mặt khác nhiều động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Sự phát triển phân bố các loài động vật ăn thực vật kéo theo sự phát triển và phân bố của nhiều động vật ăn thịt.

    => Như vậy, nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

    Câu 28. Cây xanh tươi tốt quanh năm, tạo thành nhiều tầng từ mặt đất lên đến 40 - 50m (cành vượt tán). Có rất nhiều loài chim thú sống ở đây. Trong rừng có các loài cây dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi,.... là đặc điểm sinh thái ở kiểu khí hậu nào dưới đây?

    A. Khí hậu cận xích đạo.

    B. Khí hậu ôn đới hải dương.

    C. Khí hậu nhiệt đới ẩm.

    D. Khí hậu xích đạo ẩm.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: Vùng khí hậu xích đạo ẩm (50B đến 50N) quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn, độ ẩm không khí cao (>80%), lượng mưa lớn (1500-2000mm hoặc hơn); bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trong năm lớn. Với nhiệt độ và lượng mưa cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển rậm rạp. Cây xanh tươi tốt quanh năm, tạo thành nhiều tầng từ mặt đất lên đến 40-50m (cành vượt tán). Có các tầng cây chính gồm: Tầng cây vượt tán; Tầng cây gỗ cao; Tầng cây gỗ cao trung bình; Tầng cây bụi; Tầng cây cỏ quyết. Có rất nhiều loài chim thú sống ở đây. Trong rừng có các loài cây dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi,.... Ven cửa sông, ven biển, đầm lầy có rừng ngập mặn.

    Câu 29. Vì sao thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu nam?

    A. Đới lạnh ở bán cầu nam không có đất, chỉ có băng tuyết.

    B. Bán cầu nam không có đới lạnh.

    C. Bán cầu nam không có nhiều núi cao như bán cầu bắc.

    D. Bán cầu bắc có nhiều kiểu khí hậu.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu nam chủ yếu là do đới lạnh ở bán cầu nam không có đất mà chỉ có băng tuyết bao phủ quanh năm.

    Câu 30. Các loài cây sú, vẹt, đước, bần phát triển và phân bố chủ yếu ở vùng nào dưới đây?

    A. Đồng bằng sông Hồng.

    B. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

    C. Đồng bằng sông Cửu Long.

    D. Đồng bằng duyên hải miền Trung.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: Sú, vẹt bần, đước là các loại cây ngập mặn điển hình và phát triển trên đất ngập mặn. Các loại cây này phát triển và phân bố chủ yếu trên loại đất ngập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số vùng ven biển các tỉnh phía Bắc (Nam Định, Ninh Bình,…).

    Câu 31. Ý nào dưới đây không phải ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất?

    A. Đưa các loại cây trồng như cam, chanh từ châu Á sang trồng ở Nam Mĩ.

    B. Con người tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.

    C. Đưa khoai tây, thuốc lá, cao su,… từ châu Mĩ sang trồng ở châu Phi, châu Á.

    D. Nhiều loài động vật như bò, cừu, thỏ sang nuôi ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất thể hiện ở việc con người mở rộng hoặc thu hep phạm vi phân bố sinh vật trên Trái Đất.

    - Con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, trẩu mía, từ châu Á và châu Âu,… sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi.

    - Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,… lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Phi, châu Á.

    - Nhiều loài động vật như bò, cừu, thỏ sang nuôi ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.

    Câu 32: Ở vùng khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do

    A. gió thổi quá mạnh.

    B. nhiệt độ quá cao.

    C. độ ẩm quá thấp.

    D. thiếu ánh sáng.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: Vùng khí hậu cận nhiệt lục địa phân bố chủ yếu ở vùng sơn nguyên Iran (châu Á) – thuộc Tây Nam Á. Khu vực này nằm gần đường chí tuyến, khu vực thống trị của các khối áp cao, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến; mặt khác vị trí nằm cách xa biển nên ít chịu ảnh hưởng của các khối khí ẩm từ biển vào khiến cho lượng ẩm của vùng rất thấp, mưa rất ít làm cho khí hậu khô hạn, hình thành các hoang mạc, cây cối hầu như không phát triển.

    Câu 33. Vì sao rừng nhiệt đới có cây lá rộng, thân gỗ thường xanh quanh năm?

    A. Có lượng nhiệt, ẩm lớn.

    B. Có lượng ánh sáng, nhiệt lớn.

    C. Có lượng ẩm và ánh sáng nhiều.

    D. Có nhiệt, ẩm, ánh sáng nhiều.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: Do ở khu vực nhiệt đới luôn nhận được lượng bức xạ lớn, nhiều ánh sang và độ ẩm rất lớn quanh năm nên rừng nhiệt đới ở đây thường có cây lá rộng, thân gỗ thường xanh quanh năm.

    Câu 34. Vì sao thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật?

    A. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật.

    B. Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật.

    C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.

    D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do thực vật là nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho nhiều loài động vật. Đặc biệt là động vật ăn cỏ và kéo theo đó là các loại động vật ăn thịt.

    Câu 35: Ở vùng khí hậu cận nhiệt lục địa do độ ẩm quá thấp nên cây cối hầu như không phát triển, đó là nguyên nhân chủ yếu hình thành

    A. bồn địa, cao nguyên rộng lớn.

    B. các vùng rừng nhiệt đới, cây cối xanh tốt.

    C. các hoang mạc rộng lớn.

    D. các vùng nông nghiệp kém phát triển.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: Vùng khí hậu cận nhiệt lục địa phân bố chủ yếu ở vùng sơn nguyên Iran (châu Á) – thuộc Tây Nam Á. Khu vực này nằm gần đường chí tuyến, khu vực thống trị của các khối áp cao, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến; mặt khác vị trí nằm cách xa biển nên ít chịu ảnh hưởng của các khối khí ẩm từ biển vào khiến cho lượng ẩm của vùng rất thấp, mưa rất ít làm cho khí hậu khô hạn, hình thành các hoang mạc, cây cối hầu như không phát triển.

    ................................................ Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. - Webiste: idialy.com - Apps CHplay: idialy.com - youtube.idialy.com - facebook.idialy.com - tiktok.idialy.com - nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn - trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn. Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí