Sự khác nhau giữa cử nhân và kỹ sư hóa năm 2024

Hiện nay có rất nhiều thể loại bằng cấp dành cho người học đại học. Trong đó, bao gồm bằng cử nhân và bằng kỹ sư. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc, không hiểu rõ sự khác biệt nằm ở hai văn bằng này ra sao. Chính vì thế, hãy cùng E-PTIT đi so sánh bằng cử nhân và kỹ sư có gì khác nhau trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bằng cử nhân là gì?

Cử nhân đại học trong lễ tốt nghiệp

Để so sánh bằng cử nhân và kỹ sư khác nhau ở điểm nào? Thì trước tiên, bạn cần biết khái niệm bằng cử nhân là gì nhé.

Bằng cử nhân có tên tiếng anh là Bachelor of degree [BA]. Đây là văn bằng của bậc đại học, cấp cho sinh viên đã hoàn thành khóa đào tạo sau thời gian từ 3,5 đến 4 năm. Những lĩnh vực đào tạo cấp bằng cử nhân thường liên quan tới kinh tế, khoa học xã hội, truyền thông, ngoại ngữ, luật,…

Sinh viên của chương trình đào tạo cử nhân thường được hướng dẫn những kiến thức căn bản và chuyên môn. Các giảng viên đại học sẽ giúp sinh viên phát triển khả năng tư duy, phân tích và thực hành giải quyết các vấn đề lý thuyết đặt ra trong xã hội.

2. Bằng kỹ sư là gì?

Kỹ sư xây dựng trong một dự án

Bằng kỹ sư có tên tiếng anh là Degree of engineer [DA]. Đây cũng là văn bằng của bậc đại học. Tuy nhiên, sinh viên cần phải hoàn thành khóa đào tạo trong thời gian từ 4,5 đến 5 năm. Và chương trình học sẽ có trên 150 tín chỉ. Khi so sánh bằng cử nhân và kỹ sư, thì sẽ thấy các lĩnh vực đào tạo cấp bằng kỹ sư thường liên quan tới khoa học công nghệ, kỹ thuật, cơ khí, xây dựng, hoá học, hàng hải,…

Sinh viên nhận bằng kỹ sư sẽ được đào tạo nhiều kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực. Ngành học đòi hỏi sinh viên không chỉ có kiến thức mà còn phải có kỹ năng chuyên môn liên quan về lĩnh vực đào tạo.

\>> Xem thêm: Kỹ sư điện tử viễn thông hệ từ xa có gì đặc biệt?

3. So sánh bằng cử nhân và kỹ sư khác nhau như nào?

Khi bạn đã hiểu rõ khái niệm và hình thức đào tạo của hai văn bằng trên, thì bạn có thể dễ dàng so sánh bằng cử nhân và kỹ sư có những điểm khác biệt sau.

3.1. Thời gian đào tạo

Thời gian học của bằng kỹ sư nhiều hơn bằng cử nhân. Vì số tín chỉ đào tạo của chương trình kỹ sư thường trên 150 tín. Còn chương trình cử nhân sẽ là từ 100 đến 130 tín chỉ.

Vì vậy, thời gian đào tạo với các chương trình cử nhân sẽ khoảng 3.5-4 năm. Đối với bằng kỹ sư, thời gian đào tạo thường sẽ khoảng >4,5 năm.

3.2. Kiến thức đào tạo

Môn thiết kế dự án ngành xây dựng

Sinh viên nhận bằng cử nhân thường được định hướng phát triển tư duy cá nhân bằng các môn học chuyên ngành mang tính lý thuyết. Sau quá trình đào tạo, người học có thể vận dụng kiến thức để xử lý các vấn đề trong xã hội. Cụ thể như vấn đề kinh tế, truyền thông, nhân sự, giáo dục, văn hoá giải trí, …

So sánh bằng cử nhân và kỹ sư, sinh viên bằng kỹ sư được đào tạo để phát triển kiến thức chuyên sâu của một số ngành kỹ thuật, công nghệ nhất định. Vì vậy, người học phải có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành vững vàng mới có thể làm được các nhiệm vụ công việc.

\>> Xem thêm: Tiết lộ 5 yêu cầu của nghề công nghệ thông tin bạn cần biết

3.3. Giá trị văn bằng

Khi so sánh bằng cử nhân và kỹ sư, thì về mặt giá trị, mỗi loại bằng đều có một lợi thế riêng. Để phát huy được lợi thế đó, sẽ phụ thuộc vào người học và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, các kiến thức được đào tạo trong mỗi chương trình học đều có thể được vận dụng vào cuộc sống thực tiễn hiện nay.

3.4. Cơ hội tìm việc làm

Về vấn đề công việc, so sánh bằng cử nhân và kỹ sư đều có khả năng tìm việc làm như nhau. Lưu ý rằng, trong thời điểm hiện tại, bằng cấp chỉ là một yếu tố cơ bản quyết định tới quá trình tìm việc làm của sinh viên ra trường hiện nay.

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều yếu tố khác cũng có tác động không nhỏ như kinh nghiệm làm việc, thái độ làm việc, khả năng xử lý công việc, mối quan hệ. Vì thế, bạn cũng nên chú tâm đầu tư vào những yếu tố này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho bản thân nhé.

\>> Xem thêm: Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?

4. Hệ đào tạo từ xa của E-PTIT cấp bằng gì?

Hiện nay, hệ đào tạo đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông [E-PTIT] đang tuyển sinh 3 chuyên ngành. Đó là:

  • Quản trị kinh doanh [cấp bằng cử nhân]
  • Công nghệ thông tin [cấp bằng kỹ sư]
  • Kỹ thuật điện tử viễn thông [cấp bằng kỹ sư]

So sánh bằng cử nhân và kỹ sư ở 3 ngành học trên, thì ngành quản trị kinh doanh đào tạo dưới 150 tín chỉ. Còn 2 ngành học còn lại, thường có khoảng 150 tín chỉ trở lên.

Lợi thế khi tham gia chương trình đào tạo đại học từ xa là học viên không cần phải đến trường mà vẫn có thể nhận bằng Kỹ sư/Cử nhân danh giá, không ghi hình thức đào tạo. Người học có thể chủ động sắp xếp thời gian học linh hoạt. Vì thế, chương trình học rất phù hợp với người có thời gian bận rộn, hoặc người đang đi làm muốn học thêm kiến thức mới của bậc đại học.

Các môn học sẽ được đào tạo trên hệ thống từ xa E-learning PTIT. Tài liệu giảng dạy do chính giảng viên bộ môn biên soạn dưới dạng tài liệu điện tử, rất dễ sử dụng dành cho học viên. Kết thúc mỗi học phần, người học chỉ cần đến cơ sở của học viện để làm bài thi đánh giá qua môn.

Cuối chương trình đào tạo, nhà trường sẽ cấp bằng tốt nghiệp cho học viên. Và đây là bằng cấp có giá trị tương đương với bằng của hệ chính quy, nên người học có thể sử dụng cho mục đích xin việc, xét tăng bậc tăng lương và học lên các chương trình học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ,…

Để biết thêm về thông tin của hệ đào tạo từ xa E-PTIT hay so sánh bằng cử nhân và kỹ sư của những chuyên ngành này, bạn hãy để lại thông tin liên hệ phía dưới để được tư vấn nhé!

Chủ Đề