Sự khác nhau giữa hợp đồng mua bán và hợp đồng chuyển nhượng

Xin chào Luât sư 247, tôi mở kinh doanh nhỏ lẻ đã lâu, xưa nay kinh doanh hầu như không ký hợp đồng, nay mở rộng quy mô và đang chuẩn bị ký hợp đồng một đơn hàng lớn so với trước đây. Tuy nhiên, tôi không phải làm hợp đồng kinh tế hay hợp đồng mua bán, hai loại hợp đồng này có giống nhau không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán là hai loại hợp đồng phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên hiểu đúng bản chất của các loại hợp đồng này là điều không dễ dàng, Vậy hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán là gì? Điểm giống và khác nhau? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện các giao dịch, thoả thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thoả thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh, trong một hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ các bên.

Thông qua việc giao kết hợp đồng thì các bên sẽ ghi nhận chi tiết về việc thực hiện công việc mua bán, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật cùng với các điều khoản, thoả thuận khác nhằm mục đích kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho cả 02 bên với những quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng.

Có thể hiểu rằng hợp đồng kinh tế có vai trò trung gian, cầu nối giao kết giữa các chủ thể, phần lớn các cá nhân, tổ chức làm kinh doanh đều phải ký kết hợp đồng kinh tế, chính vì thế đây là văn bản đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.

Đặc điểm của hợp đồng kinh tế

Nhắc đến hợp đồng kinh tế, chúng ta có thể nhắc đến 03 đặc điểm nổi trội có thể kể đến như:

Mục đích của hợp đồng kinh tế là gắn liền với hoạt động kinh doanh. Tức là hợp đồng sẽ gắn với các hoạt động mua bán, sản xuất, hoặc việc trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh và trong hoạt động đó thì một bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh để sinh lợi nhuận.

Đặc điểm của chủ thể hợp đồng thì một bên phải là pháp nhân, bên còn lại có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc là pháp nhân theo quy định. Và nội dung hợp đồng kinh tế đã giao kết phải phù hợp với lĩnh vực, hoạt động ngành nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước.

Hình thức của hợp đồng bắt buộc phải được thực hiện bằng văn bản hoặc các tài liệu chứng minh giao dịch và phải có chữ ký xác nhận của các bên về điều khoản, nội dung 02 bên đã thoả thuận dưới các hình thức khác nhau như qua công văn, thư điện tử, điện báo…

Nội dung hợp đồng kinh tế

Nội dung của hợp đồng kinh tế là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận bao gồm các điều khoản cơ bản để xác định được quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên giao kết, đối tượng của hợp đồng, giá cả, phương thức thực hiện hợp đồng, điều khoản phạt vi phạm hợp đồng.

Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của Hợp đồng kinh tế phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung. Khoản 1 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng”. Như vậy, tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây :

  • Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm.
  • Số lượng, chất lượng.
  • Giá, phương thức thanh toán.
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên.
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
  • Phạt vi phạm hợp đồng.
  • Các nội dung khác.

Do đặc thù của hợp đồng kinh tế, chủ thể của Hợp đồng kinh tế là các thương nhân hoặc một bên là thương nhân, mục đích của hợp đồng là kinh doanh thương mại, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ có số lượng, khối lượng lớn nên tính chất của hợp đồng kinh tế thường phức tạp hơn. Vì vậy, ngoài các nội dung cơ bản của hợp đồng nói chung thì các bên giao kết hợp đồng kinh tế phải thỏa thuận nhiều điều khoản cụ thể hơn, đòi hỏi phải chặt chẽ hơn, chính xác tránh những tranh chấp không đáng có. Các bên có thể thỏa thuận rõ thêm các điều khoản:

  • Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;
  • Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng;
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;
  • Điều kiện nghiệm thu của hợp đồng. Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hay không thỏa thuận các điều khoản trên;

Các bên cũng có thể bổ sung thêm vào Hợp đồng kinh tế những điều khoản không có quy định nếu các bên cảm thấy cần thiết.

Các loại hợp đồng kinh tế phổ biến hiện nay

Đối tượng của hợp đồng kinh tế rất rộng và đa dạng và mỗi loại hợp đồng kinh tế cụ thể lại có những nét đặc trưng riêng. Với những đặc trưng riêng đó thì lại được điều chỉnh, chi phối bằng pháp luật liên quan khác nhau để 02 bên tham gia áp dụng đúng quy định pháp luật.

Hiện nay các loại hợp đồng kinh tế chúng ta thường thấy trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại như:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Hợp đồng kinh tế song ngữ.
  • Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh…
  • Hợp đồng kinh tế xây dựng.
  • Hợp đồng kinh tế thương mại.
  • Hợp đồng dịch vụ;
  • Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư như:  Hợp đồng hợp tác kinh doanh,
  • Hợp đồng liên doanh liên kết;
  • Hợp đồng thương mại đặc thù như hợp đồng thi công thiết kế nhà ở, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng…

Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể. Hợp đồng là hình thức pháp lý chủ yếu để ghi nhận việc thiết lập các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự trong nền kinh tế thị trường.

Sự ra đời của Luật Thương mại 2005 là sự khởi đầu hình thành một khái niệm mới trong thực tiễn kinh doanh – khái niệm “hợp đồng thương mại”. Trong khoa học pháp lý, cũng có ý kiến cho rằng không nên sử dụng khái niệm này do lo ngại dẫn đến hệ quả không cần thiết, đó là sự mất công tìm kiếm điểm khác biệt giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự. Song trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, khái niệm này vẫn được sử dụng khá phổ biến với ý nghĩa là “hợp đồng trong hoạt động thương mại”. Có thể thấy rằng, khái niệm “hợp đồng thương mại” vẫn tồn tại trong đời sống kinh tế, pháp lý với ý nghĩa là hợp đồng hình thành trong lĩnh vực thương mại. 

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những loại hợp đồng thương mại. Về lý luận, hợp đồng thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng là một loại hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại nói riêng có những đặc thù riêng biệt khác với hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán tài sản. Các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam không định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng dựa trên khái niệm chung về hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản và khái niệm mua bán hàng hóa quy định tại Luật Thương mại năm 2005 có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại như sau:

“Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. 

Cách hiểu về hợp đồng mua bán hàng như trên cũng đã có những điểm tương đồng với một số nước khác. Ví dụ: Theo luật của Pháp, hợp đồng mua bán là một thỏa thuận theo đó một bên có nghĩa vụ giao vật và bên kia có nghĩa vụ trả tiền cho vật ấy hoặc, luật của Anh quy định hợp đồng mua bán là hợp đồng theo đó người bán chuyển giao hoặc đồng ý chuyển giao quyền sở hữu hàng cho người mua và đổi lại số tiền thỏa đáng. 

Tựu chung lại có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là việc bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.

Nội dung của hợp đồng mua bán

Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nội dung của HĐ mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào là tùy thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận các nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật thương mại Việt Nam không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm nội dung bắt buộc nào. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng.

Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng.

Sự khác nhau giữa hợp đồng mua bán và hợp đồng chuyển nhượng
Sự khác nhau giữa hợp đồng mua bán và hợp đồng chuyển nhượng
Hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán có giống nhau không?

Điểm giống nhau giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán

Thứ nhất, cả hai hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán đều hình thành trên cơ sở tự nguyện của các bên, quyền tự do lựa chọn được thể hiện qua những phương diện sau:

  • Tự do lựa chọn chủ thể giao kết hợp đồng
  • Tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng
  • Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng

Thứ hai, hai bên trong quan hệ hợp đồng đều có lợi. Trong nền kinh tế thị trường thì việc mỗi bên trong quan hệ hợp đồng khi giao kết đều có mục đích tư lợi cho mình là điều dễ hiểu, hai bên trong quan hệ hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán hàng hóa có thể thỏa thuận các điều khoản có lợi nhất cho mình nhưng không được lừa dối hay chèn ép bên còn lại và không được trái với quy định pháp luật.

Thứ ba, hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng kinh tế đều là hợp đồng song vụ tức là mỗi bên trong quan hệ hợp đồng đều có cả quyền và nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau, quyền bên này là nghĩa vụ bên kia và ngược lại. Trong quá trình thực hiện hợp đồng căn cứ vào nội dung hợp đồng đã giao kết mà xác định xem chủ thể nào phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước khi nghĩa vụ của bên này đã xong sẽ là cơ sở để bên còn lại thực hiện phần nghĩa vụ của mình.

Thứ tư, các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng kinh tế phải cam kết bằng tài sản của mình về việc sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình đúng như thỏa thuận từ đầu. Nghĩa vụ bằng tài sản theo góc nhìn của nhà lập pháp sẽ được hiểu là các biện pháp bảo đảm để chắc chắn hợp đồng có thể được thực hiện hoặc trường hợp không thể được thực hiện thì sẽ giảm thiểu thiệt hại về lợi ích kinh tế lên bên không có lỗi dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được

Điểm khác nhau giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán

Bên cạnh những điểm giống nhau đã liệt kê ở trên thì hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán sẽ mang những đặc trưng riêng biệt để có thể giúp mọi người dễ dàng phân biệt được.

Thứ nhất, hợp đồng kinh tế là hợp đồng thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi đó hợp đồng mua bán hàng hóa có thể chịu sự điều chỉnh của cả Bộ luật dân sự 2015 lẫn Luật thương mại 2005. Lý do được đưa ra xuất phát từ việc các hợp đồng kể trên trong thực tế có thể được giao kết giữa những chủ thể chịu sự điều chỉnh của hai văn bản pháp luật này.

Cụ thể, nếu chủ thể giao kết hợp đồng là thương nhân hay cá nhân, tổ chức khác thực hiện hoạt động thương mại thường xuyên nhưng chưa hoặc không phải đăng ký thì có thể chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005. Ngược lại nếu chủ thể giao kết không phải là thương nhân và chỉ là chủ thể thường không thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa thường xuyên thì sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015.

Thứ hai, phạm vi áp dụng của hợp đồng kinh tế sẽ rộng hơn hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tế khi giao kết hợp đồng hay khi giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền tài phán thì tên hợp đồng giao kết không gây quá nhiều bận tâm. Đó là lý do hợp đồng kinh tế là một loại hợp đồng “quốc dân”, một cái tên an toàn. Nên dù đối tượng của hợp đồng có là hàng hóa hay dịch vụ… thì vẫn có thể được thỏa thuận dưới những điều khoản của một hợp đồng kinh tế. Ngược lại hợp đồng mua bán hàng hóa đã thể hiện rõ đối tượng mà hợp đồng hướng đến là hàng hóa rồi cho nên không thể lấy cái tên này để đặt cho một hợp đồng mà ở đó các bên thỏa thuận về việc cung cấp một dịch vụ hay một công việc được.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán có giống nhau không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty cổ phần; mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tại sao doanh nghiệp cần tư vấn hợp đồng kinh tế?

Doanh nghiệp cần tư vấn hợp đồng để:Hợp đồng mang tính khả thi và không bị vô hiệuHạn chế tối đa mọi rủi ro pháp lý trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng với đối tácĐảm bảo tối đa quyền lợi hợp pháp cho khách hàng

Với bối cảnh hội nhập kinh tế như ở Việt Nam hiện nay, việc tư vấn hợp đồng lại càng cấp thiết bởi đối tác trong hợp đồng là các doanh nhân nước ngoài chuyên nghiệp, nếu các doanh nghiệp không muốn ‘thua ngay trên sân nhà’….

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

HĐ mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của HĐ mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật thương mại, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật thương mại.

Vai trò của hợp đồng kinh tế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Là thỏa thuận mang tính pháp ràng buộc các bên về việc sản xuất, mua bán sản phẩm, dịch vụ và các thỏa thuận khác với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ cùa mỗi bênLà cơ sở để giải quyết tranh chấp liên quan đến thỏa thuận, cam kếtLà công cụ quan trọng cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệpLà công cụ hữu hiệu để thâm nhập thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp…

Là căn cứ đề thiết lập mối quan hệ với đối tác và đăng ký các giao dịch khác nhau

5 trên 5 (1 Phiếu)