Sự khác nhau giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục

Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục

Trang trước Trang sau

Với câu hỏi Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục .... Sinh học lớp 10 góp phần giúp bạn nắm vững kiến thức, ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 10.

Câu hỏi: Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.

Quảng cáo

Trả lời:

Nuôi cấy liên tục

Nuôi cấy không liên tục

Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới

Không bổ sung chất dinh dưỡng mới

Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối

Không rút bỏ chất thải và sinh khối

Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật tương đối ổn định, không có pha tiềm phát

Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong

Vi sinh vật không bị phân hủy ở thời gian suy vong

Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Sinh học lớp 10 chọn lọc có trả lời chi tiết hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

So Sánh Nuôi Cấy Liên Tục Và Không Liên Tục | Giống & Khác

4 Tháng Mười, 2021 0 Thu Trà

Để hạn chế tình trạng quần thể sinh vật ngày một suy vong dẫn tới tuyệt chủng, nhiều lab đã tiến hành nuôi cấy tế bào sinh vật bằng hai phương pháp nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục. Vậy hai phương pháp nuôi cấp này có gì khác nhau? Cùng đọc qua so sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục ở bài viết này nhé.

Khái niệm về sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật có nghĩa là tăng số lượng tế bào của quần thể. Thời gian thế hệ là thời gian một tế bào phân chia hay quần thể nhân đôi về mặt số lượng. Thời gian thế hệ ký hiệu là g. Ví dụ như vi khuẩn E.coli có thời gian thế hệ là 19 phút tế bào phân đôi 1 lần. Thời gian thế hệ sẽ thay đổi nhiều ở những quần thể khác nhau và ở những điều kiện khác nhau.

Sự khác nhau giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục
Sự sinh trưởng của vi sinh vật xử lý nước

Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật là số lần tế bào phân chia hay còn gọi số lượng tế bào quần thể tăng lên trong một đơn vị thời gian của chủng đó theo điều kiện nuôi cấy cụ thể. Ký hiệu là n.

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn

Vi khuẩn sinh trưởng dựa theo 2 phương pháp là nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục. Hãy cùng PBN tìm hiểu 2 phương pháp này nhé!

Nuôi cấy không liên tục

Nuôi cấy không liên tục là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục có 4 pha sinh trưởng của vi khuẩn.

Pha tiềm phát (hay gọi pha Lag) là pha vi khuẩn có thích nghi với môi trường. Tuy nhiên, vi khuẩn ở pha này không tăng số lượng tế bào trong quần thể. Các enzim cảm ứng sẽ dần được hình thành.

Sự khác nhau giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục
Các pha sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy không liên tục

Pha lũy thừa (hay gọi pha Log) là pha vi khuẩn có biểu hiện phân chia nên số lượng tế bào cũng tăng theo lũy thừa. Ở pha Log, hằng số M không đủ thời gian và cực đại đối với một số chủng.

Pha cân bằng là pha có số lượng vi sinh vật đạt mức cực đại và không thay đổi theo thời gian do một số tế bào bị phân hủy, một số có chất dinh dưỡng bị phân chia.

Pha suy vong là pha có số tế bào trong quần thể bị giảm do sự phân hủy của tế bào, chất dinh dưỡng bị cạn kiệt, tích lũy nhiều chất độc hại.

Nuôi cấy liên tục

Nuôi cấy liên tục là môi trường luôn được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và được lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. Hầu hết, phương pháp nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất khối thu nhận protein đơn bào, các chất có tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmon,..