Sữa mẹ để ở nhiệt độ 40 được bao lâu

Cho bé bú mẹ trực tiếp luôn luôn là điều tốt nhất để đảm bảo vê sinh và dưỡng chất. Thế nhưng trong một số trường hợp, mẹ không thể cho bé bú trực tiếp, hoặc sữa mẹ vắt ra không thể cho con bú ngay, người ta có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để bảo quản sữa mẹ, một trong số đó là ủ nóng sữa mẹ ở 40 độ C. Vậy, sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?

1. Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?

Sữa mẹ để ở nhiệt độ 40 được bao lâu
Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?

Sữa mẹ khi vừa thoát ra khỏi bầu ngực có nhiệt độ khoảng 37 độ C . Ở mức nhiệt này, sữa mẹ không quá nóng nhưng vẫn đủ ấm, thích hợp hoàn toàn với vị giác và dạ dày của trẻ. Song vì một số lý do cần ủ nóng, ủ ấm sữa mẹ để đảm bảo sữa không bị ôi, thiu vừa giữ trọn vẹn các chất dinh dưỡng mà không bị mất đi trong quá trình bảo quản.

Cụ thể: Sữa mẹ sau khi vắt ra ủ nóng ở nhiệt độ 40 chỉ nên giữ và sử dụng trong vòng 1 giờ. Bởi vì, sữa sau khi ủ ấm nếu không dùng ngay sẽ làm sữa nhanh hỏng và tạo môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển. Sau thời gian này, không nên cho bé bú và không nên sử dụng nữa.

Thực tế cho thấy, nhiều mẹ nghĩ rằng sữa sau khi ủ nóng, ủ ấm ở nhiệt độ 40 độ C vẫn có thể để được khoảng 4-5 tiếng mà sữa chưa bị hỏng vẫn có thể dùng tiếp. Điều này hoàn toàn không chính xác. Lý do là ở nhiệt độ 40 độ C tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ khiến bé dễ mắc bệnh về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, nôn trớ..

2. Hướng dẫn hâm nóng sữa mẹ đúng cách

Sữa mẹ có thể hâm nóng hoặc ủ ấm bằng nhiều cách. Tuy nhiên, để sữa không mất đi dưỡng chất trong quá trình bảo quản và giữ trọn vẹn các chất dinh dưỡng, mẹ có thể tham khảo một số cách ủ ấm dưới đây!

Sữa mẹ để ở nhiệt độ 40 được bao lâu
Ủ trong bình, túi ủ

Để ủ nóng sữa mẹ bằng bình/túi ủ sữa, trước hết mẹ cần vắt hút sữa ra túi trữ sữa hay bình đựng sữa đã được tiệt trùng trước bằng nước nóng. Tiếp theo, đậy kín nắp và đưa vào bình/túi ủ ngay khi sữa vẫn còn ấm nóng. Mẹ không vắt trực tiếp sữa vào bình giữ nhiệt.

Với thiết kế nhỏ gọn rất tiện lợi để ủ ấm sữa cho bé dùng khi đi ra ngoài hay đi du lịch. Việc sử dụng bình hoặc túi sữa có thể giúp mẹ tiết kiệm được kha khá thời gian khi cho bé đi ra ngoài. Những loại bình hoặc túi ủ sữa này mẹ có thể dễ dàng tìm mua ở các trung tâm thương mại, siêu thị uy tín.

Sữa mẹ để ở nhiệt độ 40 được bao lâu
Ủ ấm bằng máy

Máy ủ sữa mẹ là thiết bị được thiết kế khá đơn giản mà vẫn giữ ấm sữa mẹ trong thời gian nhất định. Máy ủ sữa cũng có thể dùng để hâm nóng sữa nếu trước đó sữa đã được trữ đông trong tủ lạnh.

Ủ ấm sữa mẹ bằng máy đơn giản hơn nhiều so với việc sử dụng bình hay túi ủ sữa mẹ. Theo đó, mẹ chỉ cần vắt sữa vào bình, sau đó đưa bình sữa vào máy ủ và bật công tắc hoặc cắm điện là được.

Sữa mẹ để ở nhiệt độ 40 được bao lâu
Ủ bằng nước nóng

Cách thực hiện cũng đơn giản, bà mẹ vắt sữa vào bình, đóng kín nắp. Sau đó, đặt bình sữa vào bát nước ấm 40 độ C rồi đặt vào nồi, đậy kín nắp. Tuy nhiên nếu áp dụng cách này, bà mẹ cần thay nước thường xuyên vì nước thường bị mất nhiệt khá nhanh.

Cách làm này rất thuận tiện, có thể áp dụng trong các trường hợp mẹ không có các thiết bị ủ sữa như: bình hoặc máy ủ ấm, ủ nóng sữa mẹ. Phương pháp ủ nóng này sữa giữ ấm được sữa mẹ trong khoảng thời gian ngắn, khoảng trong vòng 30 phút đổ lại. Nếu kéo dài đến 1 tiếng sẽ không đảm bảo được chất lượng sữa như ban đầu.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Hi vọng với những chia sẻ của mesuabim.com sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu giúp mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình hâm nóng cũng như bảo quản sữa đảm bảo dưỡng chất cho bé!

Sữa mẹ để ở nhiệt độ 40 được bao lâu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là một điều rất tốt. Thế nhưng, việc vắt và bảo quản sữa mẹ đòi hỏi phải đảm bảo vệ sinh với nhiệt độ lưu trữ an toàn.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì thế, các chuyên gia y tế trên Thế giới đều khuyến khích mẹ nên sử dụng hoàn toàn loại thức ăn này trong suốt những năm tháng đầu đời của con mình. Đặc biệt, các em bé dưới 1 tuổi là đối tượng cần thiết phải được bú sữa mẹ hoàn toàn. Nguyên nhân là bởi vì trong sữa mẹ có dồi dào năng lượng và dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể trẻ, chẳng hạn như:

  • Đạm protein
  • Carbohydrate
  • Chất béo lipid
  • Vitamin và muối khoáng

Các chất đa vi lượng này có tỷ lệ cân bằng tự nhiên, hoàn toàn phù hợp với khả năng hấp thu và hệ tiêu hóa non yếu của bé.

Thời gian bảo quản sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu có thể dao động và tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Phần lớn là dựa theo mức nhiệt độ môi trường xung quanh bình ủ để xác định chính xác. Nhìn chung, sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng mát (khoảng 25 độ C) thì có thể giữ được tối đa 6 - 8 tiếng. Cụ thể, nếu mức nhiệt khoảng từ 19 đến 26 độ C thì tốt nhất nên bảo quản trong vòng 4 giờ.

Thực tế là nhiệt độ càng thấp thì thời gian lưu trữ sẽ càng kéo dài hơn. Khoảng thời gian kể trên sẽ tăng lên khi người mẹ cất giữ các bình ủ vào ngăn mát của tủ lạnh. Trong trường hợp mức nhiệt trữ lạnh nhỏ hơn 4 độ C, thời hạn bảo quản lý tưởng nhất của sữa mẹ vắt ra có thể lên đến 4 ngày.

Ngoài ra, việc làm ấm sữa trở lại khi mang ra sử dụng cũng cần tuân thủ đúng quy tắc. Phụ huynh có thể để bình sữa dưới vòi nước nóng đang chảy hoặc ngâm vào chậu nước ấm. Cần lưu ý là tuyệt đối không cho sữa vào lò vi sóng để hâm lại. Sữa mẹ sau khi đã làm ấm thì nên sử dụng càng sớm càng tốt, tránh để lâu nhằm tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Sữa mẹ để ở nhiệt độ 40 được bao lâu

Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường lưu trữ

Bên cạnh biết được thời gian sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu, phụ huynh cũng cần có hiểu biết chính xác về những dấu hiệu nhận biết sữa đã hỏng. Điều này sẽ giúp các mẹ kịp thời loại bỏ và ngưng sử dụng để không gây ảnh hưởng xấu đến trẻ. Theo đó, cách phân biệt đơn giản nhất dựa trên những đặc điểm sau:

  • Sữa mẹ còn dùng được: Sữa sẽ có mùi hơi nhẹ như xà phòng hoặc kim loại, nếu để lâu sẽ bị phân tách ra từng lớp riêng biệt. Những dấu hiệu này là khá bình thường, không đáng lo ngại.
  • Sữa mẹ đã hỏng: Sữa có mùi chua và dậy men, kèm theo đó là bị vón cục. Mẹ cũng có thể nếm thử vị của sữa để xem chúng có thực sự bất thường hay không.

Quá trình bảo quản chai sữa ở nhiệt độ cao một thời gian khá dài có thể là nguyên nhân làm trẻ bị tiêu chảy. Khi tiêu nhìn thấy phân lỏng, nhầy, có bọt và màu xanh, kèm theo triệu chứng sốt là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Lúc này phụ huynh nên cho trẻ uống thật nhiều nước và đưa đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán đúng triệu chứng của bé nhằm điều trị kịp thời.

Sữa mẹ để ở nhiệt độ 40 được bao lâu

Bú sữa mẹ đã vắt ra để lâu có thể khiến trẻ bị tiêu chảy

Bảo quản sữa mẹ vắt ra ủ nóng trong thời gian quy định giúp trẻ hấp thu tốt nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này một cách an toàn nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như giữ nguyên hàm lượng vi chất và chất dinh dưỡng vốn có trong sữa mẹ sau khi vắt đã ra bên ngoài không hề đơn giản. Do đó, phụ huynh cần ghi nhớ thực hiện một số lưu ý sau đây để giúp sữa được bảo quản đúng cách:

  • Lựa chọn các bình đựng sữa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín
  • Có thể dùng túi bảo quản sữa chuyên dụng để chứa lượng sữa vắt ra
  • Không vắt đầy hay đổ tràn sữa trong dụng cụ chứa đựng sữa, luôn chừa lại một khoảng trống nhỏ vì sữa sau đông lạnh sẽ chiếm thể tích lớn hơn dạng lỏng
  • Mỗi bình/túi dự trữ sữa chỉ nên chứa khoảng 60-120ml sữa, tương ứng với bữa ăn của trẻ trong 1 cữ

Để nguồn sữa mẹ luôn đầy đủ và sẵn sàng cung cấp cho bé, lưu trữ sữa để dành là một phương pháp khá hay được nhiều bà mẹ truyền tai nhau. Có thể bảo quản sữa bằng cách làm mát hoặc trữ đông túi sữa trong tủ lạnh, hay ủ nóng các bình sữa chờ đến cữ ăn của bé.

Tuy nhiên, bà mẹ cũng nên cẩn thận tìm hiểu về thời hạn sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu là tối đa, cũng như trữ lạnh sữa mấy ngày là lý tưởng. Đây là yếu tố quan trọng không chỉ giúp bé nhận đầy đủ sự bổ dưỡng tinh túy từ sữa mẹ, mà còn đề phòng trẻ bị tiêu chảy hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

Có rất nhiều bà mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ bị tắc tia sữa. Khi bị tắc tia sữa, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, tích cực hút sữa để làm thông sữa ra bên ngoài. Nếu tình trạng không được cải thiện thì nên nhờ sự trợ giúp của các đơn vị thông tắc tia sữa chuyên nghiệp hoặc đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng phương pháp tác động cột sống để điều trị tắc tia sữa sau sinh mà không cần dùng đến thuốc. Với phương pháp tác động cột sống, kỹ thuật viên điều trị chủ yếu sử dụng phần mềm đầu ngón tay tác dụng vào cột sống phía lưng của bệnh nhân để điều chỉnh, khai thông tuyến sữa, giúp thông tia, làm mềm bầu vú.

Ngoài điều trị tắc tia sữa, phương pháp tác động cột sống còn chữa trị cho các bệnh lý:

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Sữa mẹ vắt ra bảo quản được bao lâu ở nhiệt độ thường?

XEM THÊM: