Suy nghĩ của em về Nhân vật Lương Văn Chánh

Lương Văn Chánh là một võ quan của chúa Nguyễn thời Lê Trung Hưng, ông là người có công ới sự nghiệp chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên.

Ông sinh khoảng thập niên 40 của thế kỉ thứ 16. Theo sử liệu triều Nguyễn, ông là người huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; và có nguyên quán ở xã Phụng (cũng âm là Phượng) Lịch, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lúc trước, Lương Văn Chánh làm quan nhà Hậu Lê, trải đến chức Thiên Võ vệ đô chỉ huy sứ. Đầu năm Mậu Ngọ (1558), ông theo tướng Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá. Đến năm Mậu Dần (1578), quân Chiêm Thành kéo đến đánh phá, ông đem quân tiến đến Sông Đà Diễn (tức sông Đà Rằng) đánh chiếm thành Hồ của họ. Nhờ chiến công đó, ông được thăng Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân. Sau đó ông được giao trông coi huyện Tuy Viễn, trấn An Biên (nay thuộc tỉnh Bình Định). Năm 1593, Lương Văn Chánh theo Nguyễn Hoàng ra Bắc và cùng lập được nhiều chiến công ở Sơn Nam và Hải Dương trong hai năm 1593 và 1594 và được vua Lê Thế Tông (niên hiệu Quang Hưng năm thứ nhất) tấn phong làm Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân cai quản 4 về Thần Vũ, tước Phù Nghĩa hầu. Đến năm 1597, ông Lương Văn Chánh đang là Tri huyện Tuy Viễn, trấn An Biên, nhận sắc lệnh của chúa Nguyễn Hoàng đưa chừng 4.000 lưu dân vào khai khẩn vùng đất phía Nam của Đại Việt từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (địa bàn tỉnh Phú Yên ngày nay). ông cùng lưu dân từng bước khẩn hoang, lập ấp; từng bước tạo nên những làng mạc đầu tiên trên châu thổ sông Đà Diễn, sông Cái. Ông mất ngày 19 tháng 9 năm Tân Hợi (1611) tại thôn Long Phụng, thuộc xã Hòa Trị ngày nay; được nhân dân an táng, lập đền thờ nhớ ơn và suy tôn ông là Thành hoàng Để tưởng nhớ người có công khai hoang vùng đất Phú Yên, hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức cúng tế, chăm lo giữ gìn, tôn tạo khu mộ và đền thờ Lương Văn Chánh. Với tầm vóc của một di tích lịch sử, Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam đã công nhận khu mộ và đền thờ Lương Văn Chánh là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Trường Trung học phổ thông đầu tiên của Phú Yên cũng mang tên ông, đó là Trường Trung hoc phổ thông chuyên Lương Văn Chánh

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Lịch sử địa phương: Tìm hiểu về Lương Văn Chánh người có công mở đất Phú Yên.

1. Vài nét về tiểu sử.

2. Quá trình khai phá mở đất Phú Yên.

3. Giới thiệu về đền thờ Lương Văn Chánh ở Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Các câu hỏi tương tự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Hãy nêu vài nét về tiểu sử của Lương Văn Chánh (tóm tắt ngắn gọn đủ nội dung chính) và công lao khai phá vùng đất Phú Yên?

Các câu hỏi tương tự

VHSG- Ngày 6-2-1597, chúa Nguyễn Hoàng đã lệnh cho Lương Văn Chánh – lúc đó đang làm quan trấn An Biên huyện Tuy Viễn, đem lưu dân vào khai phá vùng đất mới… Đầu thế kỷ XVII, Phú Yên trở thành vùng đất đứng chân, bàn đạp cho công cuộc Nam tiến và Tây tiến. Cuối thế kỷ XVIII, các chúa Nguyễn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của tiền nhân giao phó – mở đất về phía Nam…

Suy nghĩ của em về Nhân vật Lương Văn Chánh
Dâng hương đền thờ Thành hoàng Lương Văn Chánh

VÀI NÉT TIỂU SỬ LƯƠNG VĂN CHÁNH

Với Lương Văn Chánh, những gì chúng ta biết về ông thật ít ỏi, bởi những tư liệu viết về ông rất khan hiếm. Đại Nam thực lục tiền biên đã “bỏ sót tên ông”, còn Đại Nam liệt truyện chép phần tiểu sử của ông vỏn vẹn chỉ có 300 chữ, mặc dù biết Lương Văn Chánh là một bậc “công thần hồi quốc sơ, khai thác đất đai, mở rộng biên giới công lao thật rõ rệt”.

Đại Nam nhất thống chí (đạo Phú Yên) cũng chỉ có vài nét chấm phá về ông trong mục Nhân vật: “Lương Văn Chính người huyện Tuy Hòa, đầu bản triều làm chỉ huy sứ, đánh được nước Chiêm Thành, thăng phụ quốc thượng tướng quân, sau làm tham tướng dinh Trấn Biên, có công chiêu tập dân xiêu tán khai khẩn ruộng hoang, chết tặng quận công, phong phúc thần”.

Ngay tại tỉnh Phú Yên, việc tìm hiểu sự nghiệp và thân thế Lương Văn Chánh cũng khá muộn. Năm 1996, Bảo tàng tỉnh Phú Yên tập hợp một số bài viết đưa vào cuốn “Danh nhân lịch sử Lương Văn Chánh”, trong đó có đề cập kiến trúc mộ phần và đền thờ Lương Văn Chánh.

Song một điều khá may mắn cho những nhà nghiên cứu và tỉnh Phú Yên, là gia tộc họ Lương hiện còn giữ được các công văn, sắc chỉ của vua Lê, chúa Nguyễn và vua Nguyễn ban hành từ năm 1596 (Quang Hưng năm thứ 19) cho đến năm 1909 (Duy Tân năm thứ 3), đề phong chức, sai phái, phong tặng cho Lương Văn Chánh. Đó là những tài liệu tham khảo vô cùng quí hiếm. Dựa vào Đại Nam liệt truyện và các nguồn tư liệu khác, chúng ta bước đầu có thể biết được về ông như sau:

Lương Văn Chánh sinh vào khoảng thập niên 30 của thế kỷ XVI, quê ở vùng Thanh – Nghệ. Đại Nam liệt truyện chép: ông “làm quan nhà Lê, đến chức Thiên Vũ vệ đô chỉ huy sứ. Năm 1558 theo Thái Tổ vào Nam”.

Đại Nam thực lục tiền biên cũng ghi: “…Mậu Ngọ, năm thứ nhất (1558)… tháng 10, chúa bắt đầu vào trấn Thuận Hóa. Những người bộ khúc đồng hương… và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hoa đều vui lòng theo đi…”. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, trong số những “nghĩa dũng” ấy có Lương Văn Chánh.

Năm 1578, Lương Văn Chánh được bổ làm tri huyện huyện Tuy Viễn. Để giữ gìn sự yên ổn vùng biên trấn, ông đã tập hợp dân đến ở vùng Cù Mông và Bà Đài, khai khẩn ruộng hoang ở sông Đà Diễn. Tự ông thân chinh đem quân đánh vào Hồ thành. Vì những công lao ấy mà ông được triều đình “thăng đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, tước Phù nghĩa hầu. Lại thăng làm quan trấn An Biên huyện Tuy Viễn”.

Năm 1593, Lương Văn Chánh theo Nguyễn Hoàng ra Bắc, cùng Nguyễn Hoàng lập nhiều chiến công ở Sơn Nam và Hải Dương trong hai năm 1593, 1594. Sắc của vua Lê Thế Tông Duy Đàm đề ngày mồng 5 tháng 12 năm Bính Thân, (Quang Hưng thứ 19 – 1596) phong cho Lương Văn Chánh làm Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân cai quản 4 vệ Thần vũ, tước Phù Nghĩa hầu.

Năm 1597, theo lệnh của Nguyễn Hoàng, Lương Văn Chánh đem lưu dân từ huyện Tuy Viễn vào khai phá vùng đất mới, Phú Yên ngày nay.

Năm 1611, Lương Văn Chánh mất tại Phú Yên. Ông từ giã cõi đời chính nơi vùng đất mình đã có công khai phá, ngay ở ngôi làng do mình lập nên hồi thế kỉ XVI – làng Phụng Các (tổng Thượng Đồng Xuân, nay là thôn Phụng Tường xã Hòa Trị huyện Phú Hòa).

Mặc dù muộn, song hàng loạt sắc phong đời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn sau này đã đánh giá cao công trạng của ông, khẳng định công lao, thăng chức, hậu thưởng v.v…

Vào năm Chính Hòa thứ 10 (1689), chúa Nguyễn truy tặng Lương Văn Chánh là “Bảo Quốc”. Năm 1693 phong “Bảo Quốc Hộ Dân”. Năm 1740 là “Bảo Quốc Hộ Dân Hựu Thuận”. Từ năm 1689 đến năm 1767, chúa Nguyễn đã năm lần phong và gia phong cho Lương Văn Chánh. Phẩm tước cuối cùng do chúa Nguyễn phong là Bảo Quốc Hộ Dân Hựu Thuận Phong Công Tịnh Tiết.

Dưới thời các vua Nguyễn, từ vua Minh Mạng đến vua Duy Tân, sáu lần gia phong cho thượng đẳng thần Phù Quận Công. Minh Mạng năm thứ 3 (1822) sắc phong Tráng Du Cộng Vũ Linh Ưng thượng đẳng thần. Tiếp theo là Thiệu Trị năm thứ 3 (1843), Tự Đức năm thứ 3 (1850) sắc phong Tráng Du Cộng Vũ Linh Ưng Hiển Hựu Chương Uy Trác Vĩ. Tự Đức năm thứ 33 (1880), Đồng Khánh năm thứ 2 (1886) và Duy Tân năm thứ 3 (1909). Dực Bảo Trung Hưng thượng đẳng thần là danh hiệu gia phong sau hết cho người có công khai phá đất Phú Yên.

Ở Phú Yên có một trường học vinh dự mang tên ông. Đó là Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh. (Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh là một trường có chất lượng dạy và học đứng đầu tỉnh Phú Yên. Trường có nhiều học sinh giỏi đạt giải cấp quốc gia và quốc tế. Hàng năm, đến ngày 19 tháng 9 (ÂL) thầy trò của trường thành kính làm lễ dâng hương ở đền thờ Lương Văn Chánh, tưởng nhớ đến vị Thành hoàng đất Phú Yên).

Tên tuổi của Lương Văn Chánh mãi trường tồn cùng đất và người Phú Yên. Trong dịp kỷ niệm 385 năm ngày mất của Lương Văn Chánh (1611 – 1996), nhân dân tỉnh Phú Yên đã vinh dự đón nhận “Bằng công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh”. Với tỉnh Phú Yên, Lương Văn Chánh trở thành vị “Khai quốc công thần”, tên tuổi của ông gắn liền với công cuộc khẩn hoang vùng đất mới Phú Yên vào những năm cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII.

Suy nghĩ của em về Nhân vật Lương Văn Chánh

VAI TRÒ CỦA LƯƠNG VĂN CHÁNH TRÊN ĐẤT PHÚ YÊN

Đại Nam nhất thống chí tỉnh Bình Định ghi rằng, năm 1578, khi đang giữ chức tri huyện Tuy Viễn, “để dẹp yên biên trấn”, Lương Văn Chánh đã “chiêu tập dân xiêu tán đến ở Cù Mông và Bà Đài (nay là Xuân Đài), lại khai khẩn ruộng hoang ở sông Đà Diễn…”.

Đại Nam liệt truyện cũng ghi: “… Khoảng năm Mậu Dần (1578), người Chiêm Thành đến chiếm cướp, Chính tiến quân đến sông Đà Diễn, đánh lấy được Hồ Thành. Vì có quân công, thăng đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, tước Phù nghĩa hầu. Lại thăng làm quan trấn An Biên huyện Tuy Viễn…”.

Như vậy, năm 1578 Lương Văn Chánh đã có mặt trên vùng đất Phú Yên, nhưng phải gần 20 năm sau, Lương Văn Chánh mới thực sự khẳng định vai trò và công lao của mình đối với vùng đất này.

Ngày 6-2-1597, Nguyễn Hoàng đã lệnh cho Lương Văn Chánh – lúc đó đang làm quan trấn An Biên huyện Tuy Viễn, đem lưu dân vào khai phá vùng đất mới. Nhiệm vụ cụ thể Tổng trấn Nguyễn Hoàng giao cho Lương Văn Chánh là đem những hộ dân mới đến các xứ Cù Mông, Bà Diễn, Đà Nông để cùng nhau lập nhà cửa, khai phá đất hoang hóa thành ruộng vườn.

Không thể nói hết những khó khăn, vất vả, nguy hiểm đối với cư dân Việt trong những ngày đầu khai phá vùng đất mới, ổn định đời sống. Sự đe dọa của thú dữ (cọp, beo, cá sấu…), sự khác lạ về khí hậu thời tiết, phong thổ, và những tai họa do thiên nhiên gây ra (hạn hán, lũ lụt). Nhưng vượt lên tất cả, Lương Văn Chánh cùng với cư dân đã lao động cật lực, lấn dần rừng rậm, đất hoang, khai phá ruộng đồng. Để khai thác nhanh và có hiệu quả, Lương Văn Chánh chia lưu dân thành ba khu vực:

Vùng thứ nhất: từ Cù Mông tới Vũng Lấm (Sông Cầu).

Vùng thứ hai: từ Bà Đài (Xuân Đài) đến châu thổ sông Cái.

Vùng thứ ba: từ Bà Diễn (tức Đà Rằng), Đà Nông đến đèo Cả.

Ở mỗi khu vực có người điều khiển và quản lý khai khẩn. Những người đi đầu trong công cuộc khai phá đã trở thành tiền hiền, hậu hiền của những xóm làng được thành lập sớm ở Phú Yên. Khai khẩn đến đâu, thôn, xóm, ấp, trại… được hình thành tới đó.

Các tài liệu không cho chúng ta biết công việc di dân, lập ấp, khai canh hoang nhàn điền thổ vùng đất Phú Yên kết thúc vào năm nào. Ước đoán là vào khoảng những năm đầu thập niên thế kỷ XVII, vì năm 1611 Lương Văn Chánh mất. Vùng đất ông khai phá được đặt thành phủ Phú Yên vào năm 1611 với hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa.

Đại Nam nhất thống chí tỉnh Bình Định ghi: “… Năm Tân Hợi thứ 54 (Lê Hoằng Định thứ 12 – 161), Chiêm Thành xâm phạm biên giới, sai Văn Phong (không rõ họ) đem quân đánh được, lấy đất này chia làm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, đặt phủ Phú Yên, cũng lệ vào dinh Quảng Nam…”.

Lớp con cháu ông đã kế tục một cách xứng đáng. Ba người con trai của ông giữ các chức Chánh đề đốc Vĩnh lộc hầu Tông Vĩnh, Phó đề đốc Quảng Xuyên hầu và Cai phủ Thọ Khương hầu cong qui. Đại Nam liệt truyện cũng ghi nhận: “Con cháu làm đến tước hầu 2 người”.

Suy nghĩ của em về Nhân vật Lương Văn Chánh

Còn với Nguyễn Hoàng, thì vùng đất Phú Yên này thật quan trọng, bởi nó liên quan trực tiếp đến sự nghiệp Nam tiến của dòng họ Nguyễn, kể từ ông. Bản đồ giang sơn họ Nguyễn lúc này được kể từ đèo Ngang, Hoành Sơn, qua đèo Hải Vân cho đến núi Đá Bia. Đó là vào năm nhà chúa mất (1613). Lời trối trăn của chúa với con là Nguyễn Phúc Nguyên như một di chúc: “…Đất Thuận Quảng, phía bắc có núi ngang (Hoành Sơn) và sông Gianh (Linh Giang) hiểm trở, phía nam có núi Hải Vân sơn và núi Đá Bia (Thạch Bi sơn) vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối. Thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội…”. Lời di chúc ấy có thể coi như tờ khai sinh cuộc Nam tiến. Di chúc của ông phải được kể ngang hàng với những di chúc, di chiếu có tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Đầu thế kỷ XVII, Phú Yên trở thành vùng đất đứng chân, bàn đạp cho công cuộc Nam tiến và Tây tiến. Cuối thế kỷ XVIII, các chúa Nguyễn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của tiền nhân giao phó – mở đất về phía Nam. Để rồi chúng ta, thế hệ con cháu ngày nay đã có thể vẽ một bản đồ hình chữ S hoàn chỉnh.

ThS. NGUYỄN THỊ HIỆP NGỌC