Tác phẩm văn học có phải là tài sản

Tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo, ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.[1]

Tài sản trí tuệ bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ý tưởng; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; giống cây trồng mới, phần mềm máy tính…

Theo Điều 2[viii] của Công ước Stockholm Lưu trữ 2012-05-11 tại Wayback Machine ngày 14 tháng 7 năm 1967 về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, sở hữu trí tuệ [intellectual property] được định nghĩa là các quyền liên quan tới:

  • Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học,
  • Sự thể hiện của các nghệ sĩ biểu diễn, bản ghi âm [thu âm], bản ghi hình [thu hình],
  • Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực nỗ lực của loài người, xem thêm bằng sáng chế
  • Phát minh khoa học,
  • Kiểu dáng công nghiệp,
  • Nhãn hiệu [hàng hoá], nhãn hiệu dịch vụ, tên và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng
  • Quyền [bảo vệ] chống cạnh tranh không lành mạnh,
  • Và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp/kỹ thuật, khoa học, văn học hay nghệ thuật.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

  1. ^ Phạm Đình Chướng. “Giới thiệu chung về tài sản trí tuệ” [PDF].

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tài_sản_trí_tuệ&oldid=67482882”

Tác giả sáng tại ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học được xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Quyền tác giả gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền tài sản tác phẩm văn học có thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và ngay cả sau khi tác giả chết. Xác định quyền sở hữu tác phẩm văn học quan trọng vì đem lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu.

Đọc thêm: Thời hạn bảo hộ tác phẩm văn học khi tác giả mất

Đọc thêm: Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và biện pháp bảo vệ

1. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học

1.1. Quyền nhân thân

Cá nhân sáng tạo ra tác phẩm văn học thì có quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Tác phẩm văn học được bảo hộ ngay khi tác phẩm được hình thành mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Chỉ có tác giả, đồng tác giả mới có quyền sở hữu quyền nhân thân tác phẩm văn học. Các quyền này không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác [ngoại trừ quyền công bố tác phẩm]. Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn. Vì vậy vấn đề quyền nhân thân không được nhắc đến nhiều khi tác giả chết.

1.2. Quyền tài sản

Quyền tài sản của tác phẩm văn học gồm các quyền như: biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao; V/v. Quyền tài sản tác phẩm văn học đem lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Lưu ý quyền này có thể được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác không phải là tác giả. Vì vậy không phải trường hợp nào tác giả cũng sở hữu đồng thời quyền nhân thân và quyền tài sản tác phẩm văn học.

Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền công bố và quyền tài sản tác phẩm văn học có thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Trường hợp tác phẩm thuộc thuộc sở hữu của các đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

2. Sau khi tác giả chết thì ai sở hữu tác phẩm văn học?

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản được quy định trong pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2.1. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tác giả

Trường hợp tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả để chuyển giao một hoặc toàn bộ quyền tài sản thì trở thành chủ sở hữu quyền tác giả. Sau khi tác giả chết thì tổ chức, cá nhân nêu trên nắm giữ quyền tài sản đối với tác phẩm trong 50 năm tiếp theo.

Trường hợp tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả để tạo ra tác phẩm thì là chủ sở hữu quyền tài sản nếu các bên không có thoả thuận khác.

2.2. Người thừa kế

Thừa kế là việc cá nhân để lại quyền sở hữu tài sản của mình [di sản] cho tổ chức, cá nhân sau khi người đó chết. Thừa kế gồm thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Trường hợp này tác giả phải sử dụng thời gian, tài chính của mình để sáng tạo ra tác phẩm văn học và chưa chuyển giao quyền tài sản cho tổ chức, cá nhân khác.

Tác giả có thể để lại di sản thừa kế là quyền tài sản đối với tác phẩm văn học do họ sáng tác. Việc thừa kế được thực hiện theo các quy định trong BLDS 2015. Thừa kế chỉ được mở sau khi tác giả [người để lại di sản chết]. Người thừa kế phải chấp nhận thừa kế thì mới trở thành chủ sở hữu quyền tài sản tác phẩm văn học. Trường hợp tác giả không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản thì được giải quyết theo quy định của pháp luật.

2.3. Nhà nước

Nhà nước trở thành chủ sở hữu đối với tác phẩm văn học trong các trường hợp

– Tác phẩm khuyết danh chưa xác định được tác giả và chưa có tổ chức, cá nhân nào đang quản lý;

– Tác phẩm văn học đang trong thời gian bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết. Chủ sở hữu không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

– Chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Quyền sở hữu tác phẩm văn học sau khi tác giả mất. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: 

Mục lục bài viết

  • 1. Thế nào là tác phẩm? Tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
  • 2. Quyền của tác giả [quyền tác giả] bao gồm những quyền gì ?
  • 3. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật
  • 4. Luật sư tư vấn về hành vi xâm phạm quyền tác giả ?
  • Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

1. Thế nào là tác phẩm? Tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?

Trả lời: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Tác phẩm có còn thể thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau. [Điều 7 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan]

Tác phẩm văn học, nghệ thụât và khoa học được nhà nước bảo hộ là các loại tác phẩm:

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ nói và được định hình dưới dạng vật chất nhất định [Điều 8 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại [24/7] gọi số: 1900.6162

>> Xem thêm: Đề án trị thủy & xây dựng thành phố sông Hồng - Ai vi phạm tác quyền?

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Gọi: 1900.6162

- Tác phẩm sân khấu tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác. [Điều 11 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó. [Điều 12 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

- Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác. [Điều 9 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

- Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. [Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

- Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm: Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh và Công trình kiến trúc. [Điều 15 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

- Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. [Khoản 1 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

- Mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa [hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm], thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí. [Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

- Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích. [Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

>> Xem thêm: Những trường hợp bị coi là vi phạm bản quyền tác giả về hoạt động kinh doanh trên internet ?

- Bản hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc. [Điều 16 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian [Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009].

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

2. Quyền của tác giả [quyền tác giả] bao gồm những quyền gì ?

Trả lời:

Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo.

>> Xem thêm: Quy định về chủ sở hữu quyền tác giả ? Thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả ?

- Quyền nhân thân gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

+ Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tá c phẩm mà mình sáng tạo gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung của tác phẩm.

+ Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm gồm: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thảo thuận khác; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác [Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

- Quyền tài sản bao gồm:

+ Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, truyển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê; được nhận giải thuởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.

+ Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả gồm: được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê [Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP].

3. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật

Xin hỏi luật sư, hiện nay những loại đối tượng nào được bảo hộ quyền tác giả. Bộ ảnh tôi sưu tầm, chụp lại về ngôi nhà cổ tôi có share lên mạng, ko biết có được bảo hộ quyền tác giả hay không. Mong luật sư tư vấn giúp cho. Xin cảm ơn.

Người gửi: T.H.M [Hà Nội]

>> Xem thêm: Quyền tác giả là gì? Quy định về quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành?

Luật sư tư vấn:

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009thì:

"Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a] Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b] Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c] Tác phẩm báo chí;

d] Tác phẩm âm nhạc;

đ] Tác phẩm sân khấu;

e] Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự [sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh];

g] Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h] Tác phẩm nhiếp ảnh;

i] Tác phẩm kiến trúc;

k] Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l] Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m] Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này."

Theo đó, bức ảnh do mình sưu tầm, chụp lại vẫn là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.

4. Luật sư tư vấn về hành vi xâm phạm quyền tác giả ?

Chào luật sư, xin cho biết những hành vi xâm phạm quyền tác giả ? Xin cám ơn luật sư !

>> Xem thêm: Khái niệm Chuyển giao công nghệ - Những vấn đề pháp lý căn bản

Luật sư tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 [sửa đổi, bổ sung 2009]

"Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả"

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

>> Xem thêm: Hành vi nào bị coi là xâm phạm bản quyền và các quyền liên quan ?

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.6162

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề