Tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.

Tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên

Bản đồ hành chính vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu [Lào] và Ratanakiri và Mondulkiri [Campuchia]. Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.

Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao [chính là Trường Sơn Nam].

 

 

Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên [tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh], Trung Tây Nguyên [tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông], Nam Tây Nguyên [tương ứng với tỉnh Lâm Đồng]. Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên   

Địa hình:          

- Ở về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình chia cắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm:               + Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với qui mô lớn.               + Địa hình vùng núi.               + Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt.

 

Khí hậu:

- Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 0C điều hoà quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 0C.

- Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm.

Tài nguyên nước:

 - Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu. Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét.

 

  Đất đai:

      - Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều... và rừng; Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực.

          - Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hoá nghiêm trọng [đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới 20%].

 

Tài nguyên rừng:

          - Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Các cây dược liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng,... và các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung...
 

 

          - Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi...

Tài nguyên khoáng sản:

          - Chủng loại khoáng sản ít. Đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắc Nông, Gia Lai Kon Tum. Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng.

          - Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc.

Bài 28. VÙNG TÂY NGUYÊN MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đôì với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ. Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư và sô' liệu thông kê để biêt đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng. II. KIẾN THỨC Cơ BẢN Các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Diện tích: 54.475km2 Dân số': 4,4 triệu người [năm 2002] Vị trí đỉa lí và giới hạn lãnh thổ Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ [biên giới với Lào, Cam-pu-chia ở phía tây; vùng duy nhất không giáp biển]. Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ đối với phát triển kinh tế — xã hội [gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển, là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mốì liên hệ bền chặt với Duyên hải Nam Trung Bộ]. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Địa hình cao nguyên xếp tầng [Kon Turn, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh]. Từ Tây Nguyên, có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận [chảy về Đông Nam Bộ có sông Đồng Nai, chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ có sông Ba; chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia có sông Xê-xan, Xê-rê-pôk]. Tây Nguyên có nhiều tài nguyên thiên nhiên: + Đất badan: 1,36 triệu ha [66% diện tích đất badan cả nước], thích hợp với việc trồng cà phê, cao su, diều, hồ tiêu, bông, chè, dâu tằm. + Rừng: gần 3 triệu ha [chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước]. + Khí hậu: cận xích đạo, khí hậu cao nguyên mát mẻ thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp. + Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn [chiếm khảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước]. + Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn. + Tài nguyên du lịch sinh thái: khí hậu mát mẻ, nhiều nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp [Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang, vườn quốc gia Yok Đôn,...]. Khó khăn: mùa khô kéo dài, gây nguy cơ thiếu nước và cháy rừng; chặt phá rừng quá mức và nạn săn bắt động vật hoang dã. c. Đặc điểm dân cư, xã hội Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người [các dân tộc ít người chiếm 30% dân số Tây Nguyên]. Vùng thưa dân nhất nước, phân bô" không đều. Chỉ tiêu về tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao hơn bình quân cả nước, chỉ tiêu về tỉ lệ hộ nghèo gần gấp đôi bình quân cả nước. Các chỉ tiêu GDP/người, tỉ lệ dân số thành thị đều cao hơn cả nước; các chỉ tiêu mật độ dân số, tỉ lệ người lớn biết chữ và tuổi thọ trung bình thấp hơn cả nước. Đời sống của dân cư được cải thiện đáng kể. III. GỢĩ ý trả lời câu hỏi giữa bài Quan sát hình 28.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên. Trả lời: Tây Nguyên giáp Đông Nam bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Vị trí ngã ba biên giới giữa 3 nước: Tây Nguyên [Việt Nam], Hạ Lào [Lào], Đông Bắc Cam-pu-chia [Cam-pu-chia] đem lại cho Tây Nguyên lợi thế về độ cao ở phía nam bán đảo Đông Dương cũng như cơ hội liên kết với các nước trong khu vực; làm cho Tây Nguyên có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công. Quan sát hình 28.1, hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đôi với các dòng sông này. Trả lời: Sông chảy về Đông Nam Bộ: sông Đồng Nai. Sông chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ: sông Ba. Sông chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia và hội lưu với sông Mê Công là: Xê-rê-pôk, Xê-xan. Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn: + Bảo vệ rừng đầu nguồn chính là bảo vệ nguồn nước, nguồn năng lượng cho chính Tây Nguyên, cho các vùng lân cận để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và nước sinh hoạt cho dân cư. + Tây Nguyên có địa hình cao xếp tầng, đầu nguồn của các dòng sông chảy về Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Bắc Cam-pu-chia. Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng lãnh thổ rộng lớn phía nam đất nước và một phần lưu vực sông Mê Công. Quan sát hình 28.1, hãy nhận xét sự phân bô" các vùng đất badan, các mỏ bôxit. Dựa vào bảng 28.1, hãy cho biết Tây Nguyên có thế phát triển mạnh những ngành kinh tế gì? Trả lời: Các vùng đất badan phân bố tập trung chu yếu ở các cao nguyên: Plây Ku, Đắk Lắk, Mo' Nông, Lâm Viên, Di Linh. Các mỏ bôxit tập trung ỏ' vùng ranh giới giữa Kon Turn và Gia Lai, ỏ' Dắk Nông và ỏ' cao nguyên Di Linh. Phát triển các ngành: + Trồng cây công nghiệp. + Nghề rừng. + Thuỷ điện. + Công nghiệp khai khoáng. Căn cứ vào bảng 28.2, hãy nhận xét về tình hình dân CƯ, xã hội ở Tây Nguyên. Trả lời: Tây Nguyên có các chỉ tiêu cao hơn cả nước là: tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo, GDP/người, tỉ lộ dân số thành thị; các chỉ tiêu thâ"p hơn cả nước là: mật độ dân sô", tỉ lộ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình. Nhận xét chung: Tây Nguyên vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước. IV. GỢI ý THựC hiện CẢU HỎI VÀ BÀI TẬP CUÔÌ BÀI Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? Trả lời: VỊ trí địa lí nằm ở ngã ba các nước Việt Nam, vùng Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất: chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. + Khí hậu: cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày nhiệt đới [cà phê, cao su,...]; vùng núi cao mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt [chè]. + Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. + Thuỷ điện: khá dồi dào, chỉ đứng sau Tây Bắc. + Đa dạng sinh học: còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu. + Tài nguyên du lịch: hấp dẫn, trước hết là du lịch sinh thái do khí hậu cao nguyên mát mẻ, phong cảnh đẹp [nổi tiếng nhất là Đà Lạt]. + Khó khăn chủ yếu về mặt tự nhiên: mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng. Dân cư, xã hội: + Cộng dồng các dân tộc với khoảng 30% số dân ở đây là dân tộc ít người, tạo ra bức tranh văn hoá các dân tộc rất phong phú và nhiều nét đặc thù [có cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hoá thế giới]. + Vùng thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp. + Là vùng còn khó khăn của đất nước. + Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sông dân cư. Hãy nêu đặc điểm phân bô dân cư của Tây Nguyên Trả lời: Dân cư tập trung đông ở các thành phô", thị xã và các khu vực ven trục đường giao thông; còn lại thưa thớt ở các vùng khác. Dựa vào bảng số liệu trang 105 SGK [Bảng 28.3. Độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên, năm 2003], vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét. Trả lời: Vẽ biểu đồ: + Biểu đồ thanh ngang. Trục hoành thể hiện độ che phủ rừng [giá trị %, nên chọn toàn bộ độ dài trục hoành có giá trị là 100%]. Trục tung [quay về phía dưới gốc toạ độ] biểu hiện các tỉnh [theo thứ tự từ trên xuông là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng]. + Xác định trên trục tung các điểm ứng với mỗi tỉnh. Từ mỗi điểm, vẽ một thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng của tỉnh, giá trị được tính theo chỉ số ở trên trục hoành. Có 4 thanh ngang ứng với 4 tỉnh; trên đầu mỗi thanh ngang ghi chỉ số độ che phủ rừng. + Tên biểu đồ: Biểu đồ độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên, năm 2003. - Nhận xét: + Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên đều lớn, tỉnh có độ che phủ rừng thấp nhất là gần 50%. + Độ che phủ rừng lớn nhất là tỉnh Kon Turn, tiếp đến là Lâm Đồng, sau đó là Đắk Lắk và Gia Lai. V. CÂU HỎI Tự HỌC Các cao nguyên ở Tây Nguyễn xếp thứ tự từ Bắc vào Nam là Kon Turn, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. Plây Ku, Kon Turn, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh, c. Đắk Lắk, Di Linh, Kon Turn, Plây Ku, Mơ Nông, Lâm Viên. D. Mơ Nông, Lâm Viên, Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Di Linh. Trong tổng số đất badan cả nước, đất badan ở Tây Nguyên chiếm A. 64%. B. 65%. c. 66%. D. 67%. Điểm nào sau đây không đúng với Tây Nguyên? Rừng tự nhiên chiếm gần 1/3 diện tích rừng tự nhiên cả nước. Đất badan chiếm gần 2/3 diện tích đất badan cả nước, c. Khí hậu có tính chất cận xích đạo. D. Nguồn nước mặt dồi dào quanh năm. Loại khoáng sản chủ yếu ở Tây Nguyên là A. quặng sắt. B. bôxit. c. apatit. D. quặng đồng. Chỉ tiều phát triển dân cư, xã hội ở Tây Nguyên cao hơn của cả nước là mật độ dân số. tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. c. tuổi thọ trung bình. D. tỉ lệ người lớn biết chữ.

Chủ Đề