Tại sao axit gây bỏng

Axit Sunfuric là một trong những loại hóa chất công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và sản xuất. Do đó, các tai nạn liên quan đến Axit Sunfuric cũng tương đối phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu về ảnh hưởng của Axit đến cơ thể con người và cách xử lý bỏng Axit hiệu quả trong bài viết này.

Axit Sunfuric và tác hại đối với con người

Khi con người tiếp xúc với Axit Sunfuric nhẹ thì bị bỏng còn nặng sẽ tử vong, cụ thể:

-- Axit dính vào mắt gây tổn thương giác mạc, gây ra tình trạng loét vỡ giác mạc hoặc bỏng giác mạc toàn phần. Hậu quả nặng nhất đối với nạn nhân là giảm hoặc mất hoàn toàn thị lực. Đôi khi tình trạng bỏng nghiêm trọng sẽ yêu cầu cắt bỏ hoàn toàn cấu tạo đôi mắt để tránh gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.

Tại sao axit gây bỏng

Axit Sunfuric gây sẹo bỏng không hồi phục được

-- Axit dính vào da gây bỏng nặng hoặc hoại tử. Vết bỏng Axit thường khó vệ sinh và gây nên sự đau đớn dai dẳng cho nạn nhân. Sau khi vết bỏng lành sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Đối với nạn nhân nữ, bỏng Axit sẽ hủy hoại hoàn toàn dung nhan của họ, gây nên những chấn thương tâm lý khó phục hồi.

-- Uống phải Axit sẽ khiến cơ quan nội tạng bị tổn thương do độ phân hủy của Axit lớn. Nếu lượng Axit uống phải quá nhiều, nạn nhân sẽ tử vong gần như ngay lập tức do hoại tử thanh- khí quản.

>> Đọc ngay >> Tác dụng không ngờ tới của Axit HCl với đời sống của con người

Tại sao axit sunfuric lại có thể gây bỏng đối với cơ thể người như vậy? 

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì axit sunfuric có thể gây tổn thương trên da chỉ trong vòng 5 giây sau khi tiếp xúc. Nó đốt cháy mô rất nhanh, nếu đốt qua lớp màng đáy là lớp sản sinh ra phần da che phủ bề mặt thì chắc chắn sẽ để lại sẹo sâu dù chỉ diễn ra trong tích tắc. 

Axit có khả năng gây bỏng đối với cơ thể con người là do nó phản ứng với các protein có trong da, tóc, móng chân, móng tay,… Khi tiếp xúc với những bộ phận này, axit làm ngưng kết các protein của mô và hút hết nước của tế bào. Chúng cũng hóa hợp với protein và tạo thành protein axit. Các protein này mang tính axit và sẽ tiếp tục gây phỏng sâu và da, tóc,... Quá trình ấy làm biến đổi, hủy hoại các liên kết peptid, lắng đọng tổ chức keo, protein mô bị kết tủa hoàn toàn, mô collagen được thay thế bằng mô xơ, mô hoại tử. Nồng độ axit càng đặc và thời gian tiếp xúc càng dài thì mức độ bỏng và hoại tử da càng nặng và sâu, đồng thời khả năng hồi phục vết thương gần như bằng không.

Axit sunfuric khi gây bỏng sẽ làm da bị xám màu lại rồi chuyển sang màu nâu, vảy kết khô chắc và lõm hơn so với da lành. 

Các biện pháp sơ cứu nạn nhân bỏng Axit Sunfuric căn bản

Sau khi đã xác định nguyên nhân vết bỏng là do Axi Sunfuric gây ra, bạn cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp sơ cứu phù hợp để tăng khả năng hồi phục và hạn chế tổn thương cho nạn nhân.

-- Đối với trường hợp Axit bắn vào mắt, người bệnh trước hết cần bình tĩnh, tránh đưa tay lên dụi mắt để hạn chế nguy cơ mù lòa. Giữ nguyên tình trạng mắt và rửa dưới vòi nước bằng cách mở mắt và nghiêng đầu cho nước chảy qua mắt trong tối thiểu 20 phút để nước rửa trôi bớt Axit trong giác mạc. Nếu quá đau đớn, hãy thử dùng nước nóng từ vòi hoa sen phun lên trán để dòng nước chảy qua phần mắt bị tổn thương.

- Đối với trường hợp Axit dính vào da, người bệnh trước hết cần rửa sạch Axit trên da dưới dòng chảy của nước lạnh trong vòng 15 phút. Nếu Axit dính vào quần áo, cần cắt bỏ những vùng dính hóa chất một cách nhanh chóng nhất bằng các vật dụng như kéo hoặc dao.

Tại sao axit gây bỏng

Khi bị bỏng Axit Sunfuric, cần rửa vết bỏng dưới vòi nước.

Sau khi đã rửa bằng nước, dùng băng gạc vô trùng khô rá che phủ lên vùng bị bỏng Axit và đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Trong quá trình sơ cứu người bị bỏng Axit Sunfuric, bạn cần nhớ các lưu ý sau:

- Không sử dụng đá lạnh chườm vết bỏng. Đá có thể khiến vết bỏng bị vỡ ra gây tổn thương mô nặng hơn hoặc gây bỏng lạnh do mô cơ bị thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột.

Tại sao axit gây bỏng

Không nên chữa bỏng bằng kinh nghiệm dân gian

- Không được dùng khăn lau có sợi để lau hoặc chườm bọc vết thương vì các sợi này có thể dính vào gây đau đớn cho nạn nhân, đồng thời gây khó khăn cho nhân viên y tế khi vệ sinh vết bỏng và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Nếu vết bỏng xuất hiện các bong bóng nước, tuyệt đối không bóp hoặc chọc khiến bong bóng vỡ ra.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết về cách xử lý bỏng Axit SunfuricLabVIETCHEM chia sẻ. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích để áp dụng vào đời sống!

Tìm kiếm liên quan: Axit Sunfuric loãng, Axit Sunfuric đặc, Axit Sunfuric đậm đặc, Axit Sunfuric là gì, Axit Sunfuric đặc nguội, Axit Sunfuric tác dụng với kim loại

Cùng hiểu hơn sức tàn phá khủng khiếp của các loại axit mạnh gây ra khi tiếp xúc với cơ thể con người…

Tạt axit là một trong những hành vi bạo lực đáng lên án trong xã hội ngày nay. Nạn nhân của hành động ấy phải đối mặt với các chấn thương, tổn hại về cả sức khỏe, thể chất lẫn tâm lý, tinh thần.

Mới đây, cộng đồng dư luận đang rất phẫn nộ trước nạn nhân của vụ tạt axit không những rơi vào tình trạng sức khỏe nguy hiểm, đau đớn mà còn luôn ở trong trạng thái tâm lý, tinh thần bất ổn.

Hãy cùng xem quá trình tác động của axit đậm đặc lên cơ thể người như thế nào khi gặp phải tai nạn bỏng do axit qua chùm ảnh dưới đây.

Bản chất của việc bỏng do axit gây ra là hiện tượng phản ứng giữa axit hoạt động hóa mạnh với các chất hữu cơ trên cơ thể người. Thông thường, có 3 loại axit vô cơ mạnh thường gây bỏng đó là axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3) và axit clohidric (HCl).

Đây đều là các axit có tính oxy hóa mạnh, nhất là ở nồng độ đậm đặc, nó sẽ gây bỏng và tổn thương nhanh chóng nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng qua da.

Theo các chuyên gia, do tính chất oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế đông vón protein của cơ thể.

Tùy từng loại axit cũng như việc bỏng axit ở các vị trí tiếp xúc, ta có thể chia ra làm nhiều cấp độ bỏng. Song dù bị bỏng ở cấp độ nào, chúng cũng đều gây tổn hại đến sức khỏe và để lại di chứng suốt đời cho nạn nhân.

Sở dĩ axit gây bỏng trên cơ thể người là bởi axit phản ứng với các protein trên cơ thể có trong tóc, móng chân, móng tay, da… Theo đó, khi tiếp xúc với da, axit làm ngưng kết các protein của mô và hút nước của tế bào. Chúng cũng hóa hợp với protein tạo thành protein axit.

Quá trình này gây rối loạn liên kết peptid, lắng đọng tổ chức keo, protein mô bị kết tủa hoàn toàn. Nồng độ axit càng đặc, thời gian tiếp xúc càng dài thì bỏng, hoại tử càng nặng và sâu.

Có thể phân biệt được một số vết bỏng do các loại axit khác nhau gây nên dựa vào hình dạng vết thương. Axit sunfuric làm da bị xám màu rồi chuyển sang màu nâu, vẩy kết khô chắc, lõm so với da lành.

Axit nitric gây ra vết thương màu vàng rồi chuyển dần thành màu sẫm. Axit clohidric tạo những vết thương có màu vàng nâu. Nhưng có một điểm chung đó là các vết bỏng sau khi lành lại sẽ gây ra di chứng sẹo lồi, sẹo co kéo, đặc biệt ở trẻ em.

Hầu như bất cứ bộ phận nào của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với 3 loại axit kể trên đều sẽ bị tổn hại. Nếu bị tạt axit đậm đặc vào phần đầu, axit có thể gây bỏng sâu, ăn mòn và phá hủy một phần hộp sọ. Cùng với đó, tóc biến mất và phần da đầu chỗ đó không bao giờ mọc lại nữa.

Đối với tai, mũi, tiếp xúc với axit có thể gây ra điếc, mũi teo tóp, biến dạng, lỗ mũi đóng kín hoàn toàn. Nguyên nhân là do lớp sụn ở tai, mũi có thành phần chính là nước, protein và collagen.

Axit đậm đặc, nhất là axit sunfuric đặc rất háo nước sẽ nhanh chóng hút nước của sụn, ngưng kết lõi protein bên trong và phá hủy sụn hoàn toàn, gây biến dạng bộ phận tiếp xúc.

Trong trường hợp axit bắn vào mắt, miệng, nạn nhân có thể mất hoàn toàn đôi môi, mí mắt bị đốt cháy hay biến dạng. Lúc này, việc ăn uống, sinh hoạt trở nên vô cùng khó khăn. Nếu axit bị bắn trực tiếp vào mắt thì sẽ gây bỏng võng mạc, nguy cơ mù lòa của nạn nhân là rất cao.

Một giả thuyết khác được tính đến đó là khi nạn nhân vô tình hít phải hơi axit đậm đặc trong quá trình bị bỏng trực tiếp do axit. Hơi này gây tổn thương đường hô hấp, nếu nồng độ cao có thể gây phù phổi, thậm chí là tử vong.

Tình huống nặng nhất có thể xét tới đó là nạn nhân chẳng may uống hay nuốt phải các axit mạnh như axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Theo các bác sĩ, nếu nuốt phải axit thì khi nó đi tới đâu sẽ phá hủy bộ phận cơ thể tương ứng tới đấy bởi hai loại axit này háo nước cực mạnh, chúng sẽ hút sạch nước, ngưng kết lõi protein từ vòm họng cho tới thực quản, dạ dày…

Nếu bắt gặp bất cứ ai có ý định tạt axit vào người khác, hãy báo cho các cơ quan chính quyền để ngăn chặn hành vi mất nhân tính ấy lại kịp thời.

Trong trường hợp gặp nạn nhân bị bỏng bởi axit, bạn hãy bình tĩnh sơ cứu cho nạn nhân bằng cách rửa nước thật sạch, loại bỏ các vật dụng, đồ dùng còn chứa axit trên người nạn nhân và nhanh chóng chuyển tới bệnh viện để kịp thời cứu chữa.

Theo Trí Thức Trẻ/Kenh14