Tại sao bánh trung thu bị mất nét

Ngày rằm tháng 8 sẽ trở nên nhộn nhịp và thú vị biết bao khi bạn tự tay làm những chiếc bánh Trung Thu truyền thống dành tặng những người thân yêu. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm bánh Trung Thu lại có khá nhiều vấn đề xảy ra khiến các chị em thắc mắc tại sao lớp vỏ bánh nướng Trung Thu mình làm lại không được ngon và đẹp mắt.

Sau đây, Bảo Ngọc sẽ chỉ ra những lưu ý và cách khắc phục các lỗi thường gặp về vỏ bánh nướng khi tự làm bánh Trung Thu truyền thống.

Công thức, định lượng và nguyên liệu làm bánh Trung Thu

Với cách làm vỏ bánh truyền thống thì các bạn cần lưu ý những điều sau:

Nếu không đúng định lượng vỏ bánh có thể sẽ bị cứng hoặc quá mềm khi bị bóng dầu.

Quá trình đóng bánh không đều tay sẽ bị mất các nếp bánh, hoặc không rõ nét.

Khi nướng vỏ bánh khô, cháy hoặc bị vỡ, đổi màu sau khi nướng hoặc nhân bánh bị tách ra khỏi vỏ bánh.

Do đó bạn nên sử dụng nước đường vừa phải, nước đường đậm bánh sẽ khô và cháy, nước đường nhạt làm bánh dễ bị nhão, nước đường càng mới thì bánh càng dễ nhão.

Bột sử dụng để làm bánh Trung Thu nên dùng bột đã được để một thời gian nhưng còn tốt, bởi vì bột mới độ hút ẩm không tốt dẫn đến tình trạng bánh bị nhão.

Bánh nướng bị khô, cứng
Các chị đã từng làm bánh Trung Thu nướng chắc chắn đã gặp phải trường hợp bánh của mình bị khô, cứng. Vậy nguyên nhân là gì và cách khắc phục nó như thế nào đây:

Nguyên nhân thứ nhất bánh nướng bị khô là bạn nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ lò quá cao.

Nguyên nhân thứ hai là do phần nhân và phần bánh ít dầu hoặc dầu chưa ngấm được vào phân nhân. Còn nếu chỉ phần vỏ bánh bị cứng thôi thì có thể là phần nước đường quá đặc.

Cách khắc phục:

Với trường hợp này các bạn nên để nhiệt độ lò phù hợp với kích thước cũng như trọng lượng của mỗi chiếc bánh. Lò nướng khác nhau thì nhiệt độ nướng cũng khác nhau nhé. Bánh bị khô là do bạn nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ quá cao. Bạn nên để nhiệt độ nướng bánh khác nhau tùy theo kích thước, trọng lượng của mỗi chiếc bánh, tỷ lệ vỏ bánh với nhân bánh.

Bánh nướng bị ướt
Bánh Trung Thu khi nướng xong đạt chuẩn là phải có phần vỏ hơi cứng như bánh quy, để 2-3 tuần lớp dầu của nhân ngấm vào phần vỏ sẽ khiến bánh mềm, ngon. Còn nếu khi nướng bánh xong lấy ra bánh có vỏ ngon vừa ăn thì bạn chỉ để 2-3 ngày là bánh sẽ bị ướt ở vỏ, chưa đạt.

Bên cạnh đó, cũng có một nguyên nhân khác nữa là dùng nước đường bị đọng hạt li ti để làm bánh sẽ khiến bánh bị ướt. Bởi vậy chúng ta mới thấy nước đường có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với bánh Trung Thu.

Trong quá trình nướng bánh, chúng ta thường xịt thêm nước vào các lần nướng, nếu bạn xịt nhiều nước quá cũng khiến bánh bị ướt đấy nhé.

Cách khắc phục:

Chỉ cần chú ý các công đoạn nướng đúng độ cứng của bánh, nước đường nếu bị đọng hạt li ti thì không được dùng, chú ý việc xịt thêm nước trong quá trình nướng bánh Trung Thu.

Bánh bị nứt khi nướng
Bánh Trung Thu nướng bị nứt khi nướng là lỗi cơ bản khiến chiếc bánh nướng của bạn mất đi tính thẩm mỹ. Nguyên nhân có thể là do bạn nhào bột quá khô hoặc chưa để bột có thời gian nghỉ. Bên cạnh đó còn do phết quá nhiều lòng đỏ trứng gà, dầu ăn lên bánh hoặc phết trong khi vỏ bánh nướng chưa khô.

Cách khắc phục:

Cần chú ý hơn trong quá trình nhồi bột, không nhồi bột quá khô và phải để bột có thời gian nghỉ và nở đều.

Phết vừa đủ hỗn hợp trứng lên mặt bánh, sử dụng chổi chuyên dụng để quyết một lớp mỏng vừa đủ, và chỉ quết khi thấy vỏ bánh đã khô, đã se lại và không còn ướt.

Hy vọng những chia sẻ và bí quyết làm bánh Trung Thu ngon này có thể phần nào giúp ích được cho các chị em trong quá trình làm bánh. Chúc các chị thành công và tự tay làm được những chiếc bánh Trung Thu đậm vị truyền thống, ngon như bánh Trung Thu Bảo Ngọc.

Tết Trung Thu đến chị em nào cũng muốn vào bếp làm cho gia đình những chiếc bánh trung thu thơm ngon để thưởng thức. Tuy nhiên để làm bánh trung thu đúng chuẩn, đẹp và dùng được lâu dài thì không phải ai cũng có thể đảm bảo. Bài viết chia sẻ một vài lỗi thường gặp khi làm bánh trung thu và cách “chữa cháy” sau đây hy vọng giúp chị em thành công trong việc làm bánh.

Tình trạng: Bạn có thể nhận thấy vỏ bánh sau khi nướng để qua ngày vẫn bị khô và cứng.

Nguyên nhân:

+ Do bạn nướng quá kỹ ở nhiệt độ cao. Hay phần nước đường làm bánh nấu quá đặc.

+ Nguyên nhân khác có thể do nhân bánh khô do ít dầu, nên không thể thấm ra ngoài vỏ bánh làm bánh bị cứng.

Khắc phục:

+ Tùy vào khối lượng bánh và kích thước mà lựa chọn nhiệt độ sao cho phù hợp. Nhiệt độ có thể dao động từ 190 – 200 độ C và dùng giấy bạc che trên bánh.

+ Nước đường bạn nên kiểm tra lại xem có đặc quá hay không, nếu quá đặc bạn nên cho thêm nước vào. Đối với phần nước đường đã thành cục không tan được nghĩa là quá đặc, bạn nên làm lại nước đường khác để mẻ bánh được ngon hơn.

+ Với phần nhân bánh bạn nên kiểm tra xem lượng nhân có đủ lượng dầu cần thiết không. Nhân đậu khi sên phải mịn, mềm và không bị khô.

Tình trạng: Bánh sau khi nướng để 1 – 2 ngày ở bên ngoài sẽ có dấu hiệu ướt, dính.

Nguyên nhân:

+ Nước đường nấu chưa lâu, chưa đạt yêu cầu đã dùng làm bánh.

+ Hỗn hợp dùng để phết mặt bánh nướng có quá nhiều nước đường.

+ Xịt quá nhiều nước trong lò khi nướng.

Khắc phục:

+ Nước đường dùng làm bánh nên để từ 1 – 2 tuần. Và nếu bạn không có thời gian thì nên mua nước đường đã làm sẵn.

+ Hỗn hợp quét mặt bánh nên hạn chế nước đường.

+ Hạn chế xịt nước nhiều trong lò nướng dễ làm ẩm bánh.

Tình trạng: Bánh khi để 1 – 2 ngày có mùi thiu, hôi, có nấm mốc trên bề mặt bánh.

Nguyên nhân:

+ Nguyên liệu làm bánh có thể không còn mới hoặc quá hạn sử dụng.

+ Sử dụng lượng đường khi làm bánh quá ít.

+ Bánh còn ướt bảo quản trong túi nilon không thoát được khí sẽ làm bánh nhanh thiu và mốc.

Khắc phục:

+ Nguyên liệu làm bánh nên sử dụng loại tươi, sạch, có nguồn gốc và kiểm tra hạn sử dụng.

+ Sử dụng lượng đường phù hợp theo công thức, có thể giảm lượng đường nếu như không thích ăn ngọt, tuy nhiên không nên giảm quá nhiều. Sau khi làm hoặc ăn xong nên bảo quản bánh trong ngăn mát là tốt nhất.

+ Khi bảo quản bánh nên cho thêm túi hút ẩm để chúng hấp thụ bớt lượng ẩm thoát ra, giúp bạn bảo quản bánh lâu hơn.

Tình trạng: Khi lấy bánh từ trong lò nướng bánh ra bạn thấy bánh xuất hiện những nết nứt trên thân và bề mặt bánh.

Nguyên nhân:

+ Bột làm bánh khi nhào quá khô

+ Hỗn hợp trứng quét lên bánh quá dày, phết khi bánh chưa khô.

Khắc phục:

+ Bột nhồi nên đúng công thức, lượng chất lỏng [lòng đỏ trứng, nước đường, dầu ăn,…] vừa đủ để tránh làm bánh quá khô.

+ Sau khi nướng lần 1 bạn quét hỗn hợp trứng lên bề mặt, nên quét lớp mỏng và chỉ nên quét khi mặt bánh đã ráo.

Tình trạng: Bánh khi nướng xong có phần nhân rời, không bám vào vỏ bánh.

Nguyên nhân:

+ Nặn bánh không đều tay, vỏ bánh và nhân không được bọc sát khiến không khí vẫn còn bên trong, do đó khi nướng nhân và vỏ sẽ tách rời nhau.

+ Nhân bánh quá khô do đó mà phần vỏ bánh không bám được vào nhân.

Khắc phục:

+ Nên nặn bánh đều tay, chặt để ép phần không khí từ thân và vỏ bánh ra.

+ Sên nhân đảm bảo độ mịn, mềm và không được khô.

Tình trạng: Phần nhân thập cẩm khi vo tròn bị rời rạc và không kết dính.

Nguyên nhân:

+ Nguyên liệu làm nhân cắt quá to.

+ Nhân bánh thập cẩm không cho bột bánh dẻo.

Khắc phục:

+ Khi cắt nguyên liệu làm nhân bánh nên cắt thật nhỏ nhưng cũng không nên xay nhuyễn.

+ Khi trộn nhân nên cho 1 ít bột bánh dẻo và ít nước đường để bánh kết dính.

Tình trạng: Bánh khi nướng xong bị phồng lên và biến dạng.

Nguyên nhân:

+ Sên nhân còn ướt

+ Nướng bánh ở nhiệt độ cao

Khắc phục:

+ Sên nhân bánh đảm bảo độ mềm mịn, dẻo và ráo dầu.

+ Bánh nên nướng ở nhiệt độ phù hợp, dùng giấy bạc che mặt bánh.

Tình trạng: Bánh ướt, nhão khi nặn không đóng được vào khuôn. Bánh mất hết hoa văn, biến dạng khi nướng xong.

Nguyên nhân:

+ Bột bánh ướt hoặc quá nhão

+ Quét hỗn hợp có trứng lên mặt bánh quá dày khiến bánh bị mất hết hoa văn.

Khắc phục:

+ Nhào bột đúng công thức, tránh cho quá nhiều chất lỏng, bột quá nhão thì có thể chữa cháy bằng cách cho thêm bột mì vào.

+ Phết lớp hỗn hợp thật mỏng lên mặt bánh.

Tình trạng: Màu bánh khi nướng xong nhợt nhạt, không ra màu vàng đẹp mắt.

Nguyên nhân:

+ Nước đường vừa nấu đã dùng để nướng bánh.

+ Nướng bánh chưa đúng thời gian quy định.

Khắc phục:

+ Chỉ nên dùng nước đường nấu được 1 – 2 tuần làm bánh để đạt tiêu chuẩn tốt nhất.

+ Với loại bánh trà xanh khi nướng bạn nên dùng giấy bạc che mặt bánh để giữ được màu trà xanh tươi mát.

+ Pha hỗn hợp có dầu ăn, 1 ít lòng đỏ trứng, sữa tươi, 1 ít nước đường hoặc mật ong và quét lớp mỏng lên mặt bánh để bánh có màu sắc đẹp nhất.

Video liên quan

Chủ Đề