Tại sao bầu bị đắng

Những cảm nhận về vị giác trong quá trình mang thai đôi khi bị thay đổi nghiêm trọng. Nhiều bà bầu thường ăn không ngon, nhạt miệng và thèm các vị lạ khi mang bầu. Vậy đắng miệng có phải là một triệu chứng bình thường khi mang thai hay không, chị em cùng tìm hiểu một số thông tin dưới đây:

More...

Tại sao bầu bị đắng

Trong thai kỳ việc gia tăng nội tiết estrogen thường dẫn tới tình trạng khô miệng hay đắng miệng phổ biến ở bà bầu. Bên cạnh đó, có một số lý do khiến cho bà bầu có thể bị đắng miệng trong thai kỳ như sau:

1. Chứng rối loạn vị giác

Nếu bà bầu bị chứng bệnh này thì không chỉ vị đắng mà các vị chua, cay, mặn, ngọt đôi khi cũng bị thay đổi khiến cho bà bầu không cảm nhận được hương vị thật của thức ăn. Khi tình trạng này kéo dài, bà bầu sẽ bị mất cảm giác thèm ăn và giảm sút sự thích thú khi ăn, uống. 

2. Trào ngược dạ dày

Việc dư thừa axit hoặc gặp chứng bệnh liên quan đến dạ dày sẽ khiến axit, hơi, dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, từ đó gây các tổn thương cho thực quản, thanh quả và khiến bà bầu hay bị đắng miệng, buồn nôn, ợ chua.

Trong thai kỳ, bà bầu thường có tâm lý ăn cho hai người, ăn nhiều chất khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động nhiều, nhất là dạ dày phải sản xuất nhiều dịch vị hơn để tiêu hóa thức ăn, từ đó dễ xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày. 

Đôi khi có thể bà bầu bị đau dạu dầy, viêm dạ dày, loét hoặc ung thư dạ dày cũng khiến cho tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra nghiêm trọng hơn, càng khiến bà bầu bị đắng miệng.

3. Do thói quen ăn uống

Nhiều bà bầu có sở thích ăn những đồ ăn có vị đắng như rau đắng, mướp đắng, nghệ, vỏ cam… Cũng khiến cho những lần thưởng thức món ăn tiếp theo bị ảnh  hưởng về vị giác như có cảm giác đắng, nhưng nó chỉ mang tính tạm thời và sẽ nhanh hết.

4. Do tuyến nước bọt bị viêm

Chúng ta biết rằng, nước bọt được tạo ra bởi một hệ thống xung quanh khoang miệng, bao gồm tuyến mang tai, dưới lưỡi và hàm. 

Viêm tuyến nước bọt thường do bị nhiễm nấm, vi khuẩn, vi rút hoặc bị nhiễm trùng. Từ đó khiến tuyến nước bọt bị tắc, làm giảm việc tiết nước bọt trong quá trình xử lý thức ăn ở khoang miệng.

Nhiều bà bầu khi mang thai không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, không chú ý đến việc phải uống đủ nước hàng ngày, hậu quả của nó là bà bầu thường có cảm giác khô miệng, đắng miệng.

Tại sao bầu bị đắng

Một vấn đề quan trọng khi mang thai nhằm hạn chế bị viêm chân răng, nướu răng, sâu răng, hôi miệng đó là luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách:

  • Đánh răng ngày 2 lần, mỗi lần 3 phút, đánh sau khi ăn 30 phút. Bà bầu nên biết cách đắng răng cho đúng và hiệu quả để vừa làm sạch răng vừa giúp răng sáng bóng hơn.
  • Xúc miệng bằng nước muối 0,9% để làm sạch khoang miệng, hạn chế các bệnh liên quan đến răng, miệng, họng. Để tiện lợi và sạch sẽ, bà bầu có thể mua nước xúc miệng tại các quầy thuốc trên thị trường.

Trung bình một ngày, bà bầu cần bổ sung khoảng 80mg vitamin C, mức tối đa khoảng 2.000mg/ngày. Nhiều loại trái cây, rau xanh chứa lượng vitamin C tương đối cao như:

  • Chanh chứa 29mg/100g
  • Ổi chứa 200mg/100g
  • Ớt chuông 140mg/100g
  • Dâu tây, kiwi chứa khoảng 80mg/100g
  • Súp lơ khoảng 50mg/100g

Việc bổ sung vitamin C sẽ giúp cho bà bầu không còn bị đắng miệng, nhạt miệng khi mang bầu.

Tại sao bầu bị đắng

Các bác sỹ khuyên bà bầu nên nhai kẹo cao su để cải thiện tình trạng khô miệng, đắng miệng. Nên nhai những loại kẹo có hương vị tự nhiên như cam, dâu, chanh, đào.

Khi nhai cao su sẽ kích thích tuyến nước bột hoạt động, từ đó tăng cường cải thiện vị giác, hạn chế bị đắng miệng và sự phát triển của vi khuẩn. 

4. Không nên ăn nhiều, ăn quá no

Bà bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn no và ăn nhiều gây áp lực lên dạ dày cũng như làm dịch dạ dày tiết nhiều, từ đó gây ra chứng trào ngược dạ dày. 

Biểu hiện bà bầu ăn xong bị đắng miệng

Tại sao bầu bị đắng

  • Nếu chỉ đắng miệng vào buổi sáng sau khi thức giấc, hoặc vào thời điểm sau khi dùng bữa tối thì có thể đó là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến gan, mật hay dạ dày.
  • Nếu không chỉ đắng trên lưỡi mà còn trong cổ họng thì có thể liên quan đến tuyến nước bọt.

Nhiều trường hợp, bà bầu chỉ cần áp dụng các cách trên để cải thiện tình trạng đắng miệng ở bà bầu. Nhưng nếu bị lâu ngày không khỏi, thì bà bầu cần khi đi khám để tìm ra nguyên nhân. 

Nếu đó là bệnh về tuyến nước bọt hay dạ dày, cần có chỉ định của bác sỹ để được sử dụng các loại thuốc phù hợp từ đó điều trị dứt điểm triệu chứng đắng miệng ở bà bầu, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.