Tại sao các nhà lãnh đạo thường coi trọng nguyên tắc dụng nhân như dụng mộc

(Nhân đọc loạt bài "Vì sao công chức nghỉ việc hàng loạt?", Tuổi Trẻ 22-8-2008)

Tại sao các nhà lãnh đạo thường coi trọng nguyên tắc dụng nhân như dụng mộc
Phóng to
Cần minh bạch trong tuyển dụng và đề bạt công chức. Trong ảnh: kỳ thi tuyển công chức ngành hành chính, ngạch chuyên viên TP.HCM năm 2006 - Ảnh: THANH ĐẠM
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Điều đáng nói là nhiều lãnh đạo các cơ quan có thể biết trước những cuộc ra đi này, nhưng những gì họ đang làm vẫn chưa thể thuyết phục và ngăn cản được những công chức muốn bỏ việc.

Có một quan điểm cho rằng lương thấp là nguyên nhân cơ bản khiến công chức bỏ việc, và đến những nơi có thu nhập cao, hấp dẫn. Tuy nhiên, trong một cuộc điều tra mới đây khi phỏng vấn những người "nhảy việc", phần đông trong số họ đã không đồng ý với quan điểm đó. Đành rằng thu nhập vẫn là điều cốt yếu. Nếu không trả hơn 10% mức lương bình quân trên thị trường nhân sự thì khó mà giữ được người giỏi.

Nhưng một vấn đề được đặt ra ở đây, nếu dừng lại ở chuyện tiền bạc chúng ta sẽ không giữ được người. Vì rằng môi trường làm việc, chế độ đào tạo, khả năng thăng tiến sẽ được các nhân viên theo dõi trong suốt quá trình làm việc và cống hiến của mình. Tại sao họ không được đề bạt? Tại sao họ không được đào tạo? Và những người khác không cống hiến nhiều lại nhận được sự ưu ái quá lớn như vậy? Có hay không sự bất bình đẳng và môi trường hành xử đầy cảm tính trong doanh nghiệp? Đó là những câu hỏi đầy sự nghi ngờ và dai dẳng của bất kỳ một nhân viên nào.

Một chuyên gia quản lý nguồn nhân lực Business Edge (thuộc Công ty tài chính quốc tế IFC) cho rằng người lãnh đạo muốn giữ nhân viên phải hiểu họ. Nhiều nhân viên giỏi rời bỏ nơi làm việc không phải vì tiền bạc, có thể do môi trường làm việc, xung đột nội bộ mà họ cảm thấy mệt mỏi; hoặc do phong cách lãnh đạo vì họ thấy ở nơi đó không có cơ hội để mình phát triển.

Vấn đề thứ hai là chủ nghĩa bình quân trong chế độ trả lương. Nhà quản lý phải biết sở trường mỗi nhân viên để phát huy khả năng của họ và đền đáp xứng đáng công sức họ bỏ ra. Đừng bao giờ dàn đều trong phân phối thu nhập vì các nhân viên rất khác nhau, thậm chí nhiều người có một đẳng cấp làm việc nổi trội, khác biệt, một "thương hiệu" mà nhiều nhân viên khác phải mày mò hàng năm trời mới có được. Bà Lee Bayer, giám đốc điều hành Phòng Thương mại Úc, khẳng định: "Trí tuệ là tài sản lớn nhất. Nếu không giữ được người tài, cơ quan đó sẽ phải mất nhiều chi phí để quảng cáo, tuyển dụng, đào tạo lại để tìm người thay thế".

Việc một số cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước không tuyển được cán bộ chất lượng cao hoặc bị rút chất xám đã được các chuyên gia kinh tế thế giới dự báo trước khi VN thiết lập nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Với bối cảnh nước ta hiện nay, có thể nói rằng vấn đề mấu chốt của thị trường nhân sự là công tác cán bộ và môi trường làm việc. Thu nhập và tiền lương chỉ là yếu tố quan trọng chứ không quyết định tất cả. Cần phải đổi mới công tác cán bộ nhiều hơn nữa về quy trình tuyển dụng và tiêu chuẩn đề bạt. Trong công tác tổ chức cần thật sự minh bạch, công khai và dân chủ. Tính dân chủ trong công tác cán bộ có nghĩa người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp không độc đoán, cảm tính và chủ quan.

Đã đến lúc nguồn nhân lực phải được quản lý theo một hướng khác, một cách làm mới và phù hợp với thực trạng hiện nay. Nhân tố con người quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Thiết nghĩ câu nói "Dụng nhân như dụng mộc" của người xưa sẽ không bao giờ cũ trong giai đoạn cạnh tranh nhân lực khốc liệt như hiện nay.

VĂN KHOA (Đà Nẵng)

Dụng nhân như dụng mộc

Chính Nhân

15:00 10/05/2018

Trong bài "Thiếu óc tổ chức - một khuyết điểm lớn trong các ủy ban Nhân dân", đăng trên Báo Cứu Quốc (tiền thân của Báo Đại Đoàn kết hôm nay) số 58, ra ngày 4/10/1945, với bút danh Chiến Thắng, Bác Hồ viết:

“Việc dùng nhân tài, ta không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe. Miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng, không là Việt gian, thân Pháp, thân Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc là có thể dùng được. Tài to thì ta dùng vào việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy.

Biết dùng người như vậy, ta không lo gì thiếu cán bộ.”

Ngẫm lại, thấy vấn đề cán bộ và công tác tổ chức cán bộ, đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 7 ngày 7/5/2018 “đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng” nhưng vẫn luôn có thể hiểu một cách rất giản dị, thực chất và hiệu quả, từ những góc nhìn rất truyền thống.

Tại sao các nhà lãnh đạo thường coi trọng nguyên tắc dụng nhân như dụng mộc

Ảnh minh họa.

1. Chúng ta từng biết lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới Vladimir Ilich Lenin từng nói: “Cán bộ quyết định tất cả”.

Bác Hồ vĩ đại của chúng ta, dẫn theo bài bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 7 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng từng nhấn mạnh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém".

Sự nghiệp lớn luôn là sự nghiệp của quần chúng, của nhân dân, của dân tộc, dù ai cũng thấy rõ vai trò đặc biệt của thủ lĩnh, của lãnh đạo, của lãnh tụ, của “sao Khuê dẫn lối”.

Các bậc quân vương, những người chí lớn muốn xây dựng cơ đồ thì đều có ý thức lôi kéo những nhân tài với cùng mình dựng nghiệp.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngày 27 tháng 9 năm Kỷ Dậu 1429 (năm Thuận Thiên thứ hai), tức là một năm sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đã ra lệnh cho các đại thần văn võ, công hầu đại phu tử từ tam phẩm trở lên phải tiến cử hiền tài.

Trong bài chiếu do danh thần Nguyễn Trãi vâng mệnh vua viết có câu: “Trẫm nghĩ, muốn thịnh trị phải được người hiền tài, muốn được người hiền tài phải do tiến cử. Cho nên người đứng đầu thiên hạ phải lo việc ấy trước tiên”…

Cũng tư duy theo cách như vậy, trong bài “Nhân tài và kiến quốc” đăng trên Báo Cứu Quốc số 91 ra ngày 14/11/1945, Bác Hồ lại viết:

“Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển nhiều thêm”.

Trong bài nói chuyện với đại biểu các báo chí về nội trị, ngoại giao nước nhà ngày 6-10-1945 (đăng trên Báo Cứu Quốc số 61 ra ngày 8-10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chính phủ Dân chủ Cộng hòa lâm thời là công bộc của dân.

Anh em trong Chính phủ, ai là người có tài năng, có đức hạnh, giúp đỡ cho dân, cho nước, tất nhiên là được quốc dân hoan nghênh. Là người này hay người khác cũng thế, ai là dân đều có quyền giúp đỡ.

2. Thời thế tạo anh hùng, mỗi một giai đoạn lịch sử đều có thể đào luyện nên những nhân sự kiệt xuất, có khả năng cùng nhân dân giải quyết những vấn đề cấp bách và trọng đại của thời đại mình. Đó cũng đã là một bài học lịch sử đã được kiểm chứng hàng nghìn năm nay.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác, ở thời đại nào cũng vậy, nhân tài luôn “như lá mùa thu”. Chính vì thế nên một vương triều muốn thịnh trị thì cần phải rất nâng niu những người hiền tài, “nguyên khí của quốc gia” như danh nhân Thân Nhân Trung thời vua Lê Thánh Tông từng viết.

Ngày xưa ở ta đã thế mà ngày nay lại càng cần phải thế. Không ngẫu nhiên mà trên Báo Cứu Quốc số 411 ra ngày 20-11-1946, đã đăng bài viết "Tìm người tài đức" ký tên đích danh “Chủ tịch Chính phủ Việt Nam, Hồ Chí Minh” với nội dung như sau:

“Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức.

E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận.

Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”.

Cầu hiền thì không thể theo những phương pháp quan liêu, mệnh lệnh, hành chính. Áp những tiêu chí đã bị xơ xứng theo kiểu khuôn vàng thước ngọc vào những người thực tài thì rất lắm khi lợi bất cấp hại.

Người tài lắm khi chỉ tài trong công việc của họ chứ lại không đủ thời gian, hứng thú và thậm chí là cả thao tác nữa để hoàn chỉnh hồ sơ cá nhân theo những tiêu chí thông thường.

Nệ quy trình quá tất yếu sẽ dẫn tới ngày một phổ biến những hiện tượng “giả lễ chúa Mường”, làm đẹp hồ sơ là chính chứ không quan tâm đến chuyện tu dưỡng phẩm hạnh và năng lực chuyên môn. Tức là dẫn tới những chuyện gian dối và chạy chọt…

Còn nhớ, trong một lần trao đổi với nhà thơ Hồng Thanh Quang, nhà báo lão thành (đã mất tháng 8- 2015) Hữu Thọ từng tâm sự: “Ai cũng phê phán chuyện “chạy”, “chạy” chức, “chạy” quyền, “chạy” nọ, “chạy” kia...

Đảng ta đã nhiều lần phê phán hiện tượng này. Tuy nhiên, buồn một nỗi là vẫn còn những người “chạy” và họ “chạy” được mới lạ chứ.

Thế là những người vốn không quen, không thích “chạy” bỗng nhiên cảm thấy mình bị thiệt thòi và cũng... “chạy” theo, thế là đua nhau “chạy…”.

Sự thật là, trong cuộc chạy đua quan trường ấy thì người tài thường không “tài” bằng người kém tài. Cổ nhân có câu: “Người quân tử không phải không có trí, không có mưu. Nhưng có khi họ lại thua kẻ tiểu nhân, vì người quân tử không thèm làm những việc mà kẻ tiểu nhân dám làm!”

Những tài năng chân chính trong nhiều trường hợp đã chấp nhận sự thua thiệt để bảo toàn nhân cách. Mà không chỉ ở phương Đông mới thế.

Ở châu Âu một thời cũng từng diễn ra cảnh, các trí giả nghĩ ra các tư tưởng đấu tranh tiên tiến, khích lệ những người có bầu máu nóng biến những tư tưởng ấy thành hiện thực trong các cuộc quyết chiến vì tương lai, nhưng rốt cuộc, các thành quả thơm ngọt của các cuộc chiến đấu này lại rơi vào tay các tiểu nhân, những kẻ dám làm mọi sự để vươn lên ngồi trên đầu thiên hạ... Và cứ như vậy, hóa ra quy luật muôn đời vẫn là “cốc mò, cò xơi” ư?

3.Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Núi cao bởi có đất bồi, Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?” Trong tất cả những thành công của cách mạng Việt Nam, có phần đóng góp rất lớn của những hiền tài, những cán bộ mà Đảng ta đã luôn quan tâm xây dựng.

Đó là một “đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng…, trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên…, có lập trường tư tưởng vững vàng.., có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao…” (phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 7 ngày 7/3/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng). Và thời gian gần đây, “việc xử lý kịp thời, nghiêm minh một số tổ chức, cá nhân vi phạm đã góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, từng bước củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.”

Dụng nhân như dụng mộc, có được cán bộ tốt rồi mới chỉ là bước đầu của công việc. Cần làm sao để cán bộ tốt có thể phát huy được năng lực của mình vào sự nghiệp chung và có thêm nhiều điều kiện để tu dưỡng mình ngày một chí công vô tư hơn, tài năng hơn.

Đó là vấn đề nằm ở lĩnh vực cơ chế chung. Khi tình trạng tha hóa một bộ phận cán bộ, thậm chí có cả những người từng được coi là hiền tài, vẫn tiếp diễn thì ngăn chặn hiện tượng này ngày càng trở nên cấp bách, mang ý nghĩa tồn vong đối với chế độ và con đường phát triển quốc gia.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 7 ngày 7/3/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của chúng ta hiện nay “còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém.

Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đông nhưng chưa mạnh, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi.

Cơ cấu giữa các ngành, nghề, lĩnh vực chưa thật sự hợp lý, thiếu sự liên thông giữa các cấp, các ngành; thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành.

Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ; thiếu gương mẫu, chưa thật sự gắn bó mật thiết với nhân dân; vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.

Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu ý chí tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.

Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội, ... chậm được ngăn chặn và đẩy lùi…”

Đó là thực trạng, một thực trạng không thể để kéo dài thêm…

Chủ đề: dụng nhân như dụng mộc sử dụng nhân tài