Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Đất nước ta đã và đang trên đà phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, vấn đề chất lượng nguồn lực con người là vấn đề rất cần được quan tâm. Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo.

Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.

Phương pháp giảng dạy truyền thống là phương pháp mà trong đó chủ yếu là thầy nói – trò nghe. Ngay tận thập niên 1990, phương pháp này vẫn đang chi phối mạnh ở các trường trong cả nước. Học sinh thường phải ngồi nghe liên tục trong một khoảng thời gian dài. Trong phương pháp này, giáo viên dạy và học sinh  được dạy; giáo viên biết mọi thứ và học sinh không biết gì; giáo viên suy nghĩ và học sinh buộc phải nghĩ theo cách của giáo viên; giáo viên nói và học sinh lắng nghe; giáo viên quyết định (chọn lựa) và học sinh viên phải làm theo. Nhìn chung, giáo viên là chủ thể còn học sinh là khách thể của quá trình dạy – học. Giáo viên quan tâm trước hết đến việc truyền đạt kiến thức, hướng đến mục tiêu làm cho học sinh  hiểu và ghi nhớ kiến thức. Phương pháp này ít quan tâm đến việc phát triển tư duy, huấn luyện kỹ năng và rèn luyện thái độ cho người học. Nó dẫn đến tình trạng hầu hết học sinh học tập thụ động.

Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của người học trong việc tiếp cận tri thức. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho người học sự trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo trong tư duy khoa học.  Người học còn quan niệm rằng chỉ cần học những gì giáo viên giảng trên lớp là đủ. Ngoài ra sự thụ động của họ còn thể hiện qua phản ứng của họ đối với bài giảng của giáo viên trên lớp. Họ chấp nhận tất cả những gì giáo viên trình bày. Sự giao tiếp trao đổi thông tin trong lớp học hầu như chỉ mang tính một chiều.

Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giáo viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Vì vậy, vai trò mới của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của học sinh, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới đòi hỏi phải có  những tài liệu dạy-học mới. Những tài liệu này phải gắn với các phương pháp kiểm tra mới nhằm khuyến khích không chỉ khả năng nhớ mà cả khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và sáng tạo của học sinh.

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm đang được nhiều giáo viên thực hiện. Phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” không có nghĩa là loại trừ phương pháp thuyết giảng. Thực chất đó là sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa thuyết giảng và đối thoại với mục tiêu phát huy cao độ tính tích cực, năng động, độc lập , sáng tạo của người học. Với phương pháp này yêu cầu người giảng không chỉ nắm vững những vấn đề cần trình bày mà còn phải rất năng động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trên cơ sở đó người giảng có thể truyền thụ những vấn đề cần thiết cơ bản đến người học một cách tự nhiên, sinh động và hứng thú. Bên cạnh đó giáo viên cần nâng cao chất lượng giảng dạy. Chất lựợng giảng dạy có thể được đánh giá từ kết quả học tập của người học, từ những đánh giá dành cho giáo viên…

Để đổi mới phương pháp dạy học, mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu: Nắm vững nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới phương pháp dạy học; biết những giáo viên dạy giỏi có phương pháp dạy học tiên tiến ở địa phương và giáo viên giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn; nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới phương pháp dạy học (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo…); biết và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi mới phương pháp dạy học (đồng nghiệp, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường có tay nghề cao); biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh về phương pháp dạy học và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn; hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập; biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Nói tóm lại, đất nước đang trên đà phát triển. Việt Nam chúng ta đứng trước những cơ hội mới nhưng cũng gặp không ít những thách thức khó khăn. Chính vì thế ngành giáo dục phải đổi mới thì mới nâng cao được nguồn lực con người, trong đó một việc quan trọng và cần thiết là đổi mới phương pháp giảng dạy./.

(Bài: Lê Ngân)

Tham khảm chi tiết hơn tại : https://www.masterskills.org/Trainer-skills-training.htm

—————— ** —————–
👉 Học viện Masterskills Vietnam 👈

Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học
 Văn phòng: Lầu 9, Tòa nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học
 Thời gian làm việc: Từ 8h30 ~ 17h00 (Từ Thứ hai đến Thứ sáu)
Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học
 Học tại Tp.HCM: Tầng 2, Tòa nhà TS Building, Số 17, Đường số 2, Cư xá Đô Thành, P.4, Q.3, Tp.HCM
Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học
 Học tại Hà nội: Tầng 7, Trung Tâm TM Vân Hồ, Số 51, Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội
Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học
 Tel.(028) 22 194 047
Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học
 Email:

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực chuyển từ việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động sang chủ động, tăng cường tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh nhằm tiếp thu tri thức và rèn luyện kỹ năng cần thiết. Vậy đổi mới dạy học theo hướng tích cực bao gồm những nội dung gì, cách thức ra sao, hãy cùng hauvuong.mobi tìm hiểu qua bài viết sau.


Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học

Hỗ trợ phương tiện và hướng dẫn giáo viên tiếp cận với việc thay đổi phương pháp giáo dục tích cực

Tổ chức các chuyên đề chuyên môn:Đảm bảo các bộ môn đều tổ chức theo chuyên đề.Chuyên đề được xây dựng chu đáo, hiệu quả bởi giáo viên đảm nhiệm công tác giảng dạy.Tổ chức tốt giờ thao giảng, dự giờ:Tổ chức giờ thao giảng theo định kỳ.Tổ chức dự giờ thăm lớp một cách thường xuyên.Đổi mới sinh hoạt chuyên môn: Được thực hiện bởi tổ chuyên môn và chú trọng vào việc lập kế hoạch, nghiên cứu, tập trung… để mang lại hiệu quả.Đổi mới đánh giá: Đổi mới đánh giá giúp phát triển năng lực học tập, khuyến khích tư duy sáng tạo và giảm áp lực về thành tích cho học sinh.Sơ kết tổng kết đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực:Đánh giá kết quả của việc đổi mới, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là việc làm cần thiết trong nền giáo dục hiện nay. Và nó không phải là việc làm của một cá nhân mà của cả một tập thể. Hy vọng qua bài viết này, quý thầy cô đã hình dung được về nội dung, hình thức của đổi mới phương pháp giáo dục tích cực, từ đó làm đúng vai trò, nhiệm vụ của mình để quá trình đổi mới đạt được hiệu quả cao.