Tại sao chuyển biến đơn vị phần trăm thành log

Long An nằm ở tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc. Long An có diện tích tự nhiên là 4.493,8 km2, chiếm tỷ lệ 1,35 % so với diện tích cả nước và bằng 11,06 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.

Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ).

2. Khí hậu:

Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,70C. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.

Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.

Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.

3. Đặc điểm địa hình:

Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước.

Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực Đức Hòa, một phần Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hưng, thị xã Tân An có một số khu vực nền đất tốt, sức chịu tải cao, việc xử lý nền móng ít phức tạp. Còn lại hầu hết các vùng đất khác đều có nền đất yếu, sức chịu tải kém.

4. Dân số:

Long An có dân số trung bình năm 2008 là 1.438.800 người với mật độ dân số 320 người/km2 với các dân tộc: Việt (Kinh) và Khmer.

5. Tài nguyên thiên nhiên:

a. Tài nguyên đất

Tỉnh Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.493,8 km2 với 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.

b. Tài nguyên rừng

Long An có 44.481 ha diện tích rừng, cây trồng chủ yếu là cây tràm, cây bạch đàn. Nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng nề. Từ đó đã tạo ra những biến đổi về điều kiện sinh thái, gây ra ô nhiễm môi trường, những đổi thay môi trường sống tự nhiên của sinh vật, tác động đến quá trình phát triển bền vững. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút rừng là do quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích đất rừng chuyển sang đất trồng lúa.

c. Tài nguyên cát

Một phần của lưu vực ở Tây Ninh chảy qua Long An trên dòng Sông Vàm Cỏ Đông, qua nhiều năm bồi lắng ở cuối lưu vực một lượng cát xây dựng khá lớn. Theo điều tra trữ lượng cát khoảng 11 triệu m3 và phân bố trải dài 60 km từ xã Lộc Giang giáp tỉnh Tây Ninh đến bến đò Thuận Mỹ (Cần Đước). Trữ lượng cát này nhằm đáp ứng yêu cầu san lấp nền trong đầu tư xây dựng của Tỉnh.

d. Tài nguyên khoáng sản

Long An đã phát hiện thấy các mỏ than bùn ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập - Mộc Hóa, Tân Lập - Thạnh Hóa (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (Xã Tân Hòa), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Trấp Mốp Xanh). Trữ lượng than thay đổi theo từng vùng và chiều dày lớp than từ 1,5 đến 6 mét. Cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào xác định tương đối chính xác trữ lượng than bùn nhưng ước lượng có khoảng 2,5 triệu tấn.

Than bùn là nguồn nguyên liệu khá tốt để chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cho thấy than bùn ở Long An có độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, có thể sử dụng làm chất đốt và phân bón.

Việc khai thác than sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa và thủy phân tạo ra acid sulfuric, đây là chất độc ảnh hưởng đến cây trồng và môi trường sống.

Ngoài than bùn, tỉnh còn có những mỏ đất sét (trữ lượng không lớn ở khu vực phía Bắc) có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.

d. Tài nguyên nước

Trên lãnh thổ Long An có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền với sông Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư.

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, qua tỉnh Tây Ninh và vào địa phận Long An: diện tích lưu vực 6.000 km2, độ dài qua tỉnh 145 km, độ sâu từ 17 - 21 m. Nhờ có nguồn nước hồ Dầu Tiếng đưa xuống 18,5 m3/s nên đã bổ sung nước tưới cho các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và hạn chế quá trình xâm nhập mặn của tuyến Vàm Cỏ Đông qua cửa sông Soài Rạp. Sông Vàm Cỏ Đông nối với Vàm Cỏ Tây qua các kênh ngang và nối với sông Sài Gòn, Đồng Nai bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Tra, sông Bến Lức.

Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186 km, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân cư.

Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu thành sông Vàm Cỏ dài 35 km, rộng trung bình 400 m, đổ ra cửa sông Soài Rạp và thoát ra biển Đông.

Sông Rạch Cát (Sông Cần Giuộc) nằm trong địa phận tỉnh Long An dài 32 km, lưu lượng nước mùa kiệt nhỏ và chất lượng nước kém do tiếp nhận nguồn nước thải từ khu vực đô thị -TP Hồ Chí Minh, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

Nhìn chung nguồn nước mặt của Long An không được dồi dào, chất lượng nước còn hạn chế về nhiều mặt nên chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống.

Trữ lượng nước ngầm của Long An được đánh giá là không mấy dồi dào và chất lượng không đồng đều và tương đối kém. Phần lớn nguồn nước ngầm được phân bổ ở độ sâu từ 50 - 400 mét thuộc 2 tầng Pliocene - Miocene.

Tuy nhiên tỉnh có nguồn nước ngầm có nhiều khoán chất hữu ích đang được khai thác và phục vụ sinh hoạt dân cư trên địa bàn cả nước./.

1.Danh lam thắng cảnh:

- Về du lịch văn hóa - lịch sử

Long An có rất nhiều di tích lịch sử và các lễ hội truyền thống trải khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tiêu biểu là một số di tích như:

+ Tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay 

Tại sao chuyển biến đơn vị phần trăm thành log

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát) tại Bảo tàng tỉnh Long An - một hiện vật chạm khắc gỗ độc đáo được các nghệ nhân tỉnh nhà sao chép từ tượng nguyên bản ở Chùa Bút Tháp (tỉnh Hà Bắc).

Vào tháng 9/1978, Công ty Mỹ nghệ Mỹ thuật Long An đã cử ông Nguyễn Đức Lưu là họa sĩ, nguyên Giám đốc Công ty, cùng 3 nghệ nhân Huỳnh Văn Định, Huỳnh Măng, Huỳnh Chính Đức trong dòng họ Huỳnh - một trong những dòng họ điêu khắc gỗ truyền thống của Long An, ra miền Bắc nghiên cứu và chép lại tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay từ tượng gốc với tỷ lệ thu nhỏ. Trải qua nhiều khó khăn tưởng chừng như ý định trên sẽ không thực hiện được, nhưng với lòng kiên trì học hỏi, sự yêu nghệ cộng với khối óc thông minh và đôi bàn tay khéo léo... sau 3 tháng 15 ngày tích cực miệt mài làm việc (từ tháng 10/1978 đến giữa tháng 1/1979), những nghệ nhân Long An đã hoàn thành việc sao chép thành công tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay từ tượng tượng gốc ở chùa Bút Tháp bằng phương pháp đo đạc bằng dây và ước lượng thu nhỏ bằng mắt thường.

Tượng sao chép được làm bằng gỗ lát hoa, cao 0,69m, rộng 26cm, là bản sao thu nhỏ của tượng gốc với tỷ lệ 1/5.

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay của các nghệ nhân Long An sau khi hoàn thành đã gây tiếng vang lớn trong giới mỹ thuật miền Bắc lúc bấy giờ.

+ Di tích Nhà Trăm cột

Tại sao chuyển biến đơn vị phần trăm thành log

Nhà trăm cột ở Cần Đước - Tỉnh Long An ở xã Long Hựu Đông (huyện Cần Đước, Long An) được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ từ trước năm 1904. Nhà Trăm Cột với diện tích 882m2, tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2 ,chính diện quay về hướng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ Nhà Trăm Cột có kiểu chữ quốc, 3 gian, 2 chái. Nhà được làm theo kiểu kiến trúc thời Nguyễn, trong trang trí có nhiều họa tiết mang phong cách phương Nam. Nhà hoàn toàn làm bằng gỗ, lợp ngói âm dương. Nhà chính phía trước gần như còn nguyên vẹn. Nối với nhà trước là hai dãy nhà hai bên và sau cùng là lẫm lúa - chiều dọc của nhà đến 42 m, kiểu thức kiến trúc chữ Quốc - ở giữa là sân vuông, mỗi chiều rộng 6m. Ở phần lá gió ngăn giữa phòng khách và gian nhà thờ bên trong (trong đồ án "bát quả"), bên cạnh những trái lựu, phật thủ, bí, khế… các loại cây ăn trái của phương nam cũng chiếm tỷ lệ khá lớn với mãng cầu xiêm, măng cụt, bình bát, điều… Và một số đồ án theo phong cách phương nam như dây lá tây ở bàn tròn, bàn chữ nhật; song tiện ở trường kỷ, vách nhà lá gió; hoa hồng ở bao lam. Năm 1997, ngôi nhà đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

+ Di tích lịch sử "Chùa Tôn Thạnh": 

Tại sao chuyển biến đơn vị phần trăm thành log

Nằm cạnh tỉnh lộ 835 thuộc địa phận xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc là một ngôi chùa đã nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học: Chùa Tôn Thạnh - một di tích lịch sử đã được Bộ VHTT xếp hạng cấp Quốc gia năm 1997.

Chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808. Thiền sư có thế danh là Nguyễn Ngọc Dót, con của ông Nguyễn Ngọc Bình và bà Trà Thị Huệ ở làng Thanh Ba tổng Phước Điền Trung huyện Phước Lộc.

Trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, chùa Tôn Thạnh ngày nay không còn nguyên vẹn cảnh ''rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng'' như xưa. Thay vào đó là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, đông lang, tây lang mái lợp ngói, tường gạch. Tuy nhiên chùa Tôn Thạnh vẫn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ XIX, và các hoành phi câu đối chữ hán sơn son thếp vàng. Bên phải chùa Tôn Thạnh hiện còn hai bia kỷ niệm được xây dựng vào năm 1973 và 1997 để lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

+ Chùa Phước Lâm

Chùa Phước Lâm tọa lạc tại ấp Xóm Chùa, Xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, một lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh , đã đứng ra dựng chùa này vừa thờ Phật vừa làm từ đường cho dòng họ Bùi. Vì có công với làng nên ông Minh khi mất được dân chúng tôn làm hậu hiền và đưa vào phối tự trong đình Tân Lân. Ngôi chùa do ông lập ra ngoài tên chữ hán là Phước Lâm Tự ra còn có tên là chùa ông Miêng (do lệ cử tên húy ông Minh). Nhìn về tổng thể, ngôi chùa gồm 3 phần: Chánh điện - hậu tổ, khu mộ tháp và nhà trù. Chánh điện là một ngôi nhà lớn được xây dựng theo kiểu ''bánh ít'', có móng đá xanh, tường gạch, lợp ngói vảy cá. Toàn bộ cột chùa chùa đều bằng danh mộc hình trụ tròn, được kê trên các chân tán đá xanh, liên kết với nhau bởi hệ thống xiên, vì kèo, sườn mái tạo cho không gian bên trong sự rộng rãi thoáng mát. Nội thất chánh điện chùa Phước Lâm còn giữ được những nét cổ kính dù trải qua nhiều lần trùng tu với hơn 40 tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thập Điện Diêm Vương, Thiện, Ác, Hộ Pháp, Kim Cương…và nhiều bộ bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thếp vàng rực rỡ. Đa số tượng Phật có chất liệu gỗ, đồng được chế tác từ thế kỷ XIX với một phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam Bộ.

Có một pho tượng rất đặc biệt tạc một vị Bồ Tát mình mặc cà sa, tay cầm phất trần, ngồi trên long mã bằng gỗ. Những bộ bao lam, hoành phi, liễn đối đều được chạm trổ rất công phu và là sản phẩm của cánh nghệ nhân họ Đinh ở Tân Lân Cần Đước.

Đặc biệt nhất là bức hoành '' Pháp luân thường chuyển” chạm lộng nhiều lớp có dạng cuốn thư với chủ đề cúc trĩ. Chữ thọ được chạm nổi tách làm đôi ở hai đầu cuốn thư và 4 chữ pháp luân thường chuyển sơn đỏ trên nền vàng góp phần làm tăng đường nét tinh xảo, sinh động cho hoành phi.

Đây là một trong những bức hoành đẹp nhất ở Long An chứng minh cho trình độ nghệ thuật điêu luyện của nghề chạm khắc gỗ ở Cần Đước đã phát triển mạnh vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Chùa Phước Lâm là tổ đình của hệ phái Lục Hòa ở Cần Đước. Vào những ngày rằm khá đông thiện nam, tín nữ đến chùa lễ Phật, cầu kinh như để xua đi bao nổi ưu phiền của cuộc sống đời thường và hòa đồng với nhau trong tình thương bao la của Phật. Vào năm 2001, chùa Phước Lâm đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia.

+ Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong 

Đình Vĩnh Phong, nơi lưu niệm ông Mai Tự Thừa, người đã có công khai cơ lập làng, lập chợ tạo nên sự phồn thịnh của Thị trấn Thủ Thừa ngày nay.

Qua nhiều lần trùng tu, gần nhất vào năm 1998, đình Vĩnh Phong vẫn còn giữ được phong cách kiến trúc cuối thời Nguyễn. Hiện tại đình Vĩnh Phong nằm trong khuôn viên 1132m2 với 3 lớp nhà: võ ca, võ quy, chánh điện trông ra kinh Thủ Thừa. Chánh điện đình Vĩnh Phong được xây dựng theo lối cổ với kết cấu cột tứ trụ, mái lợp ngói âm dương, trên nóc có đôi rồng bằng sành trong tư thế lưỡng long tranh châu. Bên trong chánh điện được bài trí rất trang nghiêm với 2 lớp bao lam, 3 bàn thờ, Long Đình và Lỗ Bộ. Bao lam bên ngoài là tuyệt tác của cánh thợ Thủ Dầu Một có niên đại Mậu Ngọ (1918). Các nghệ nhân đã thể hiện trên bao lam này các đề tài truyền thống như Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng), Tứ hữu (Mai, Lan, Cúc, Trúc), Bá điểu quy sào. Bên trên bao lam có những khung gỗ kết cấu theo kiểu ô hộc chạm long hình tượng Long Mã, Mai Lộc, Cuốn thư, Cá hóa Long, Dơi, hết sức tinh xảo. Trước bàn thờ chính là bộ bao lam cổ có niên đại Bính Tuất (1886). Vẫn là đề tài tứ hữu, nhưng các chi tiết trên bộ bao lam này được tạo dáng to khỏe mang phong cách cuối thế kỷ XIX. Nét đặc biệt ở bao lam này là nghệ thuật sơn son thếp vàng hết sức tinh xảo. Trải qua thời gian hơn 100 năm mà bộ bao lam này vẫn còn nguyên vẻ rực rở như buổi ban đầu. Chánh điện đình Vĩnh Phong hiện còn 2 bức hoành phi cổ cùng 8 cặp liễn đối có giá trị niên đại Bính Tuất (1886) và Bính Thìn (1916). Đa số các câu đối đều viết theo lối quán thủ (2 chữ đầu của 2 câu đối ghép lại thành tên Đình hoặc tên Thủ Thừa). Đình Vĩnh Phong đã được Bộ VHTT ra quyết định xếp hạng là di tích Quốc gia vào ngày 31/8/1998.

+ Di tích khảo cổ học "Gò Ô Chùa"

Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa, tọa lạc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, cách biên giới Việt Nam- Campuchia khoảng 2 km. Tháng 5/1997, Bảo tàng Long An phối hợp với Bảo tàng lịch sử Việt Nam tổ chức cuộc khai quật Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa. Qua khai quật thu thập được những hiện vật như: xương, răng động vật, các mộ còn dấu tích di cốt người, các mộ vò có di cốt trẻ em; dọi xe chỉ; nhiều đồ gốm và mãnh gốm chạc ba với kích thước và hình dáng trang trí; nhiều công cụ sắt; hạt chuỗi đá quý, lục lạc và vòng đồng; mãnh khuôn đúc và nồi rót kim loại; nhiều vỏ trấu và hạt lúa. Qua khai quật phát hiện và thu thập những hiện vật, có thể xác định Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa thuộc văn hóa Óc Eo ở vùng Đồng Tháp Mười. Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 2004.

+ Khu di tích khảo cổ học Bình Tả

Khu di tích khảo cổ học Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nằm về hướng đông bắc thị xã Tân An, cách Tân An 40 Km theo lộ trình Tân An - Bến Lức - thị trấn Đức. Nằm trong một tổng thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học đã được khảo sát, tập trung trên địa bàn huyện Đức Hòa, khu di tích Bình Tả là một cụm gồm 16 di tích kiến trúc phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh. Hiện nay đã khai quật được 3 khu di tích tại khu di tích Bình Tả:

Di tích Gò Đồn: là loại kiến trúc đền tháp xây bằng gạch, chiều dài đông - tây 78,5 mét; chiều ngang chỗ rộng nhất đo được 60 mét (chiều bắc - nam), toàn bộ kiến trúc trước khi khai quật đều nằm trong lòng đất, chỗ gần mặt đất nhất là 0,4 mét. Cuộc khai quật đã thu thập được nhiều hiện vật bằng đá như tượng thần Dvarapala (thần giữ đền), đầu tượng thần Ganesa (phúc thần), nhiều vật thờ như linga, yoni, mi cửa chạm trổ hoa văn hình hoa lá, máng dẫn nước thiêng (somasutra)…và nhiều đồ gốm cổ. Trong hố thờ trung tâm của di tích sâu khoảng 3 mét còn có một linh vật yoni đã vỡ và nhiều viên đá cuội - được đoán định là đá thờ. Với kiểu dáng kiến trúc và những linh vật được phát hiện trong lòng di tích, có thể xác định Gò Đồn là một di tích kiến trúc Ấn Độ Giáo , thuộc văn hóa Óc Eo.

Di tích Gò Xoài: là một di tích kiến trúc xây bằng gạch, có dạng gần vuông với mỗi cạnh dài khoảng 20 mét, nền móng của kiến trúc có cấu tạo rất chắc chắn và phức tạp, gồm nhiều loại vật liệu khác nhau như cuội basalt (badan), sỏi đỏ, cát trắng, cát hồng…Kiến trúc Gò Xoài có hố thờ hình vuông,cạnh 2,2 mét; sâu trên 2,5 mét, ở gần đáy hố thờ đã phát hiện được tro xương và một sưu tập hiện vật quý giá gồm nhiều mảnh vàng nhỏ, mỏng khắc chạm hình những linh vật như rùa, rắn, voi, những chiếc nhẫn và mề đay nạm đá quý và một bản văn minh Sanskrit. Qua phát hiện trên, kiến trúc Gò Xoài được nhận định là một di tích stupa của Phật Giáo, có niên đại sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

Di tích Gò Năm Tước: là một di tích kiến trúc xây bằng gạch, dài 17,20 mét; rộng 11,10 mét, phần trên của kiến trúc đã bị mất nhưng ở phần nền móng còn giữ được những đặc điểm của kiến trúc thuộc văn hóa Óc Eo như cấu trúc bẻ góc, các đường móng gạch rất thẳng, tam quan hình bán nguyệt hướng về phía đông … là cơ sở để nhận định đây là một kiến trúc đền thờ Ấn Độ Giáo.

Nhìn chung, khu di tích Bình Tả là một cụm di tích khảo cổ học quy mô lớn thuộc văn hóa Óc Eo. Căn cứ trên các sưu tập di vật, dạng thể và quy mô của các kiến trúc và nhất là nội dung của bản minh văn Gò Xoài, có thể nhận định rằng đây là trung tâm chính trị - quyền lực- tôn giáo của người xưa. Niên đại chung của khu di tích Bình Tả được phỏng định dựa trên tuổi tuyệt đối của hai chiếc trục bánh xe cổ làm bằng gỗ, phát hiện trong một bàu nước cổ bên cạnh di tích Gò Sáu Huấn (khu Bình Tả) : 1.588 ±56 năm cách ngày nay.

Với quy mô lớn trên toàn khu vực, cụm di tích khảo cổ học Bình Tả có một vị thế trung tâm trên vùng đất phù sa cổ thuộc vùng Đức Hòa - Đức Huệ (Long An) mà trung tâm này có thể có mối quan hệ rất gần với các di tích : Thanh Điền (Tây Ninh), Angkor Borei, Phnom Da, Ba Phnom, Sambor Prei Kuk ở mạn đông nam lãnh thổ Vương quốc Kampuchia. Khu di tích khảo cổ học Bình Tả đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1989.

- Về du lịch sinh thái:

+ Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười:

Ngược dòng sông Vàm Cỏ Tây đến Đồng Tháp Mười, vùng du lịch sinh thái đặc trưng của vùng đất trũng Nam Bộ, cách Tân An khoảng 50 km thuộc các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa và Tân Thạnh.

Đồng Tháp Mười với những cánh rừng tràm bạt ngàn, thoang thoảng hương thơm với từng đàn ong mật lượn quanh, những cánh đồng sen rộng lớn với muôn vàn đóa hoa sen khoe sắc dưới ánh nắng. Có nhiều loại động vật quí hiếm đang được bảo vệ tại vùng Đồng Tháp Mười như: Cò, Sếu đỏ, Rùa, Rắn... làm tăng vẻ đẹp vùng sinh thái. Đặc biệt khách có thể thưởng thức các món ăn Nam Bộ như canh chua bông điên điển, gỏi ngó sen, cá lóc nướng trui chấm muối ớt với vài ly rượu đế đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ.

Đồng Tháp Mười từng nổi tiếng về di tích lịch sử văn hóa và nhiều khu du lịch sinh thái... Tuy nhiên, trong đó còn có một khu du lịch mới cũng thuộc về vùng Đồng Tháp Mười (Long An), khá đẹp và có nhiều nét độc đáo. Đó là ngọn giả sơn (hay còn gọi là Núi Đất) và khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười, nằm gần biên giới Mộc Hóa - Campuchia...

Khu du lịch Núi Đất nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Hóa - huyện vùng biên giới của tỉnh Long An. Sở dĩ gọi Núi Đất vì nó không phải là núi tự nhiên, mà chính do bàn tay con người tạo nên. Nhìn từ xa, Núi Đất như một hòn non bộ khổng lồ nổi lên trên một hồ nước trong xanh, êm đềm, khá đẹp và thơ mộng. Nối liền Núi Đất với bờ là chiếc cầu xi măng cách điệu uốn cong. Khu Núi Đất chia làm ba tiểu đảo: Tiểu đảo 1 có núi lớn cao khoảng 10m, núi nhỏ cao 5m và nhiều tảng đá ong rêu phong theo thời gian năm tháng. Xen lẫn vào đó là những cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, có đường lên xuống bằng những bậc đá đảm bảo an toàn cho khách du ngoạn. Tiểu đảo 2 là một ngọn núi cũng được xây đắp bằng đất nối liền tiểu đảo 1 bằng cây cầu dài nhỏ. Tiểu đảo 3 nằm bên trái hồ sen, được tạo dáng như hòn non bộ bằng đá có hai cây bồ đề phủ trùm bóng mát. Trong lòng hồ còn có 2 nhà thủy tọa để du khách hóng mát, trò chuyện...

+ Cụm vườn Thanh Long (Châu Thành):

Khoảng 5km xuôi về phía Nam thị xã Tân An là huyện Châu Thành, huyện nổi tiếng về trái thanh long và dưa hấu. Thanh long là loại trái cây đặc sản được trồng phổ biến ở vùng này, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cành Thanh long được thả leo trên cây dông uốn mình như những con rồng xanh ngậm quả chín mọng đỏ rất hấp dẫn khách tham quan và thưởng thức nét đẹp của vườn cây, vị ngọt mát của loại trái cây này.

+ Vườn hoa kiểng Thanh Tâm:

Vườn hoa nằm tại trung tâm thị xã Tân An, là vườn hoa cây kiểng bon sai nhiều loại, có loại trên 100 tuổi. Nhiều loại cây đạt huy chương vàng hội chợ hoa xuân các tỉnh phía Nam. Với tài nghệ của các nghệ nhân, các kỳ quan thế giới được thu nhỏ trong vườn: núi Phú Sĩ, đền Angco, Kim Tự Tháp, thành nội Huế...

2.Lễ hội truyền thống:

Tại Long An có nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những lễ hội nổi tiếng như:

+ Lễ Cầu Mưa:

Những năm hạn hán nhân dân tại các vùng sản xuất nông nghiệp của Long An thường tổ chức cầu mưa, tế lễ trời đất, mong thần linh ban cho mưa xuống. Lễ cầu mưa có hai phần: phần lễ theo nghi thức truyền thống và phần hội là các cuộc đua ghe trên sông rạch, cũng có nơi làm lễ rước rồng. Sau khi đua ghe, dân chúng kéo về đình làng làm lễ cúng thần linh và tổ chức ăn mừng vui chơi.

+ Lễ hội làm chay:

Hàng năm Châu Thành có làm Lễ hội làm chay hay còn gọi là lễ hội rước Ông Tiêu diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch. Tục truyền xưa kia dân làng Hiệp Thạnh và Dương Xuân Hội thường hay bị thiên tai, mất mùa. Các bô lão ở thị trấn Tầm Vu đã làm những bài vị cúng những vị thần làng để cầu an. Trong lễ hội này, người Tầm Vu dựng một Ông Tiêu cao to trên ngôi đình và làm thuyền rồng dưới sông. Một số trò chơi dân gian diễn ra vào dịp này như đập nồi, kéo co, lội bắt vịt trên sông. Những trò chơi này tăng thêm niềm vui cho ngày lễ hội.

3. Đặc sản - Sản phẩm nổi tiếng:

- Thanh Long – Đặc sản Châu Thành

Tại sao chuyển biến đơn vị phần trăm thành log

Thanh long là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, ăn rất ngon và đặc biệt là sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Những đặc điểm của thanh long Việt Nam như ngọt, đẹp, dễ ăn, bảo quản lâu, chế biến được nhiều sản phẩm, có trái quanh năm và luôn hấp dẫn trẻ em, có lợi cho sức khỏe đã dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Thanh long Châu Thành đã có một thời ''lên ngôi nữ hoàng'', thậm chí nói đến trái thanh long là người ta nhớ đến Châu Thành. Gần đây, nhận thấy tiềm năng của loại cây ăn quả này nông dân nhà vườn Châu Thành bây giờ nhiều nơi cũng đã chặt bỏ giống thanh long cũ, trồng theo kiểu cũ là kèm với một cây khác làm chỗ cho thanh long bám, để trồng giống thanh long mới với cọc bêtông ngay hàng thẳng lối như ở Bình Thuận, trông đẹp mắt hơn. Trên địa bàn các xã Long Trì, Dương Xuân Hội, Hiệp Thành, An Lục Long huyện Châu Thành (Long An) có khoảng 1.200 ha thanh long. Trong đó, việc chuyển đổi từ trồng cây trụ sống sang trụ sạn (bê tông) và xông đèn cho ra trái chính vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Gạo Nàng Thơm – Chợ Đào – Cần Đước

"Gạo Cần Ðước nước Ðồng Nai" là câu cửa miệng xưa nay để ca ngợi đặc sản Gạo Nàng Thơm. Gạo Nàng Thơm Chợ Ðào dưới thời Vua Minh Mạng cũng được xếp vào loại "gạo tiến Vua". Vùng đất Chợ Đạo, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An là nơi xuất xứ của cây lúa có hương vị thơm ngon, đặc biệt là gạo Nàng Thơm chợ Đào. Chỉ có vùng đất này mới có thể trồng loại lúa gạo đặc biệt thơm ngon này. Ngay cả ở trong xã Mỹ Lệ, không phải ruộng lúa nào cũng trồng được lúa nàng thơm Chợ Đào. Hạt gạo Nàng Thơm Chợ Ðào thon dài, chà trắng ra, bên trong có điểm trắng đục pha hồng nằm ở giữa, người địa phương gọi là "hột lựu", và chỉ gạo vùng Mỹ Lệ mới có, Nàng Thơm nơi khác thì không. Gạo mới gặt, chà xong như có một lớp dầu, đưa tay vào bao gạo, giở tay lên gạo bòn bám trên tay mình. Gạo nấu thành cơm rất dẻo, mang vị ngọt thanh, mùi thơm giữ được rất lâu và đặc biệt không bị ôi thiu dù để qua ngày.

Tại sao chuyển biến đơn vị phần trăm thành log

Gạo Nàng Thơm – Chợ Đào

- Lạp Xường – Cần Giuộc

Tại sao chuyển biến đơn vị phần trăm thành log

Lạp xưởng Cần Giuộc nổi tiếng ngon bởi vì người ta đã chọn những miếng thịt heo nạc, tươi và còn nóng ngay sau khi mổ đem xay, ướp. Nếu sành ăn, khách có thể mua được loại lạp xưởng ngon nhất- đó là loại được lấy ruột từ những con heo trên dưới 80kg, cạo mỏng như một lớp nylon để làm bao ngoài. Đặc biệt lạp xưởng ở đây được sấy chứ không phơi- người làm lạp xưởng phải canh lửa riu riu từ 10-12 tiếng để lạp xưởng khô đều và dẽ lại, nhờ vậy, lạp xưởng Cần Giuộc ngon và để được rất lâu, không bị pha mùi dầu.

Bên cạnh lạp xưởng tươi, Cần Giuộc còn nổi tiếng với lạp xưởng tôm. Lạp xưởng tôm được chế biến từ những chú tôm đất loại lớn và còn tươi nên có màu vàng đỏ tự nhiên nhìn rất đẹp mắt. Khi nướng, lạp xưởng dậy mùi thơm của tiêu sọ khi ăn có vị ngọt đậm, không ngấy.

- Mắm còng – Cần Giuộc

Tại sao chuyển biến đơn vị phần trăm thành log

Tại sao chuyển biến đơn vị phần trăm thành log

Nằm ở vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ, Cần Giuộc có nhiều bãi bồi với các loại cây nước mặn như đước, tràm, sú, vẹt... Từ những sản vật trên những bãi bồi, người dân địa phương chế biến thành những món ăn dân dã mà đặc sắc, có dịp ăn một lần sẽ nhớ đời, đặc biệt nhất là mắm còng mùng năm. Mắm còng có hai loại, mắm còng sữa nguyên con và mắm còng mặn. Mắm còng mặn màu đen, mùi khá nồng dùng để làm nước chấm ăn với các món cuốn. Mắm còng mặn không có màu sắc bắt mắt bằng mắm tôm chà Gò Công nhưng vị ngon thì không hề kém cạnh. Trong bữa tiệc của gia đình, chén mắm còng đặt cạnh dĩa bún trắng, cá lóc nướng trui và dĩa thịt ba rọi xắt mỏng thì sẽ nhanh chóng trở thành “tâm điểm” hấp dẫn. Người dân địa phương dùng mắm còng mặn kèm với nhiều món ăn khác như... thịt vịt luộc chấm mắm còng. Mắm còng sữa nguyên con được bắt đúng vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch lại là món ăn đặc biệt, chỉ có khách quý mới được mời. Mắm còng sữa không chỉ dùng để ăn kèm với thịt luộc, chuối chát rau thơm mà còn là thức ăn tuyệt vời với... cơm nguội.

- Rượu đế Gò Đen

Tại sao chuyển biến đơn vị phần trăm thành log

Rượu Gò Đen là tên một loại rượu trắng, nấu từ gạo theo phương pháp cổ truyền, có nồng độ rất cao, có thể lên đến 50 độ cồn. Loại rượu dân tộc nổi tiếng được nấu ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An. Đây là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Trong tâm trí của mỗi dân Nam bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng ''đệ nhất tửu''. Dân nấu rượu Gò Đen xưa thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm. trắng đục đều. Thường là nếp mỡ và nếp mù u và nếp than đen tuyền được trồng chính tại địa phương. Sau khi chọn nếp ngon nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương... Sau ba đêm tiếp tục chan nước rồi để ba đêm sau nữa nấu. Chỉ riêng khâu ủ men truyền thống đã mất gần một tuần (trong khi ủ bằng men Trung Quốc chỉ mất ba ngày). Đặc biệt hơn nữa, cái thứ chắt lọc tinh túy của thời gian, men nồng, nếp thơm, lửa đượm này phải được chan bằng nước Gò Đen, nấu trong không khí Gò Đen mới có mùi vị đặc sắc. Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Nếp được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Người Gò Đen xưa nấu rượu trọng chất lượng. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết. Dân sành rượu thường dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan.

''Mỹ tửu'' Gò Đen ''chinh phục'' người uống bởi rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm khao khát lòng người uống./.

1.Bản đồ hành chính:

Bản đồ hành chính Tỉnh Long an

2.Các đơn vị hành chính

Tính đến nay, tỉnh Long An có 14 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Tân An (được thành lập theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tân An) và 13 huyện là: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng.

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Long An đã có nhiều cố gắng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội VIII và kế hoạch 5 năm 2006-2010 đề ra, kết quả đạt được như sau:

I. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010

1. Về kinh tế:

Trong 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 11,8%/năm (chỉ tiêu đề ra là 13,5-14%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông–lâm–ngư nghiệp giảm từ 42,6% năm 2005 xuống còn 36,3% năm 2010; công nghiệp–xây dựng tăng từ 27,9% lên 34,3%; khu vực thương mại dịch vụ giảm từ 29,5% còn 29,4% trong cùng giai đoạn. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 20,8 triệu đồng, tăng 12,4 triệu đồng so với năm 2005, bình quân mỗi năm tăng trên 19,9%.

Khu vực nông–lâm–ngư nghiệp, tốc độ tăng bình quân 3,8%/năm giai đoạn 2006-2010 (kế hoạch 5,5%/năm), trong đó nông nghiệp tăng 4,7%/năm, lâm nghiệp giảm 0,6%/năm, thuỷ sản tăng 2,3%/năm.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá: Tài nguyên đất nông nghiệp đã được khai thác và huy động cao qua tăng vụ. Diện tích đất canh tác lúa tăng bình quân 0,37%/năm và nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (cơ giới hoá sản xuất, công tác khuyến nông, công tác giống...), các mô hình sản xuất tiên tiến (sản xuất giống chất lượng cao, luân canh các loại cây trồng như lúa với rau màu,...) nên năng suất ngày càng tăng. So với năm 2005, năng suất lúa tăng 3,7 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt trên 2,1 triệu tấn/năm, tăng 0,17 triệu tấn so với năm. Các vùng chuyên canh đã được hình thành và phát triển, từng bước gắn liền phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu như vùng lúa cao sản ở Đồng Tháp Mười, vùng lúa đặc sản ở phía Nam, vùng sản xuất rau màu an toàn ở các huyện giáp TP.HCM, vùng sản xuất chanh, thanh long...

Thuỷ sản tăng trưởng chậm: Do giá thức ăn tăng cao và giá sản phẩm thuỷ sản không ổn định, tình hình dịch bệnh và ô nhiễm môi trường phát sinh cục bộ một số vùng nuôi nên diện tích nuôi thủy sản giảm, ngành thủy sản có bước tăng trưởng chậm. Chương trình thuỷ sản giai đoạn 2006-2010 đầu tư gần 32 tỷ đồng cho các dự án phát triển huyện Tân Trụ, huyện Châu Thành góp phần ổn định diện tích nuôi thủy sản nước lợ và dự án thuỷ sản Mộc Hoá phát triển thuỷ sản nước ngọt. Tuy nhiên một số dự án thuỷ sản đã được phê duyệt còn chậm triển khai và chỉ thực hiện trên lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nên chưa phát huy hiệu quả. Còn tình trạng ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực tới nghề thuỷ sản của tỉnh.

Lâm nghiệp hiệu quả kém, diện tích rừng giảm mạnh: Chương trình 661 đã đầu tư trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, kinh phí đầu tư năm 2006-2010 trên 9,7 tỷ đồng để trồng rừng phòng hộ biên giới, trồng cây theo đai tuyến cản lũ nhằm tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do quỹ đất trồng rừng còn hạn chế, định mức hỗ trợ trồng rừng thấp nên việc thực hiện đầu tư còn khó khăn.

Thực hiện các chương trình trọng tâm: Chương trình dân sinh vùng lũ được quan tâm triển khai thực hiện với nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể, tích cực nhằm khai thác các nguồn lực và lợi thế của vùng lũ để phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 165 cụm, tuyến dân cư vượt lũ với tổng vốn đầu tư 1.238 tỷ đồng, đến nay hầu hết các cụm, tuyến đã được đầu tư cơ sở hạ tầng để đưa dân vào ở, cụ thể như đã có 115 cụm, tuyến hoàn thành giao thông nội bộ, 104 cụm, tuyến hoàn thành hệ thống thoát nước; 128 cụm, tuyến hoàn thành cấp nước; 129 cụm, tuyến hoàn thành cấp điện.

Sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá: Bình quân năm 2006-2010 giá trị gia tăng khu vực này tăng trưởng 21,2%/năm (kế hoạch 23%/năm), tăng cao so với giai đoạn trước 4,2 điểm phần trăm. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao 17,8%/năm và ngày càng phát huy vai trò động lực, góp phần quyết định đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh. Phần lớn các ngành công nghiệp phát triển khá, năng lực sản xuất cơ bản đáp ứng nhu cầu như: xay xát, hạt điều nhân xuất khẩu, mía đường, thức ăn gia súc, nước khoáng, sản xuất và cung ứng điện,... Ngành xây dựng tăng trưởng khá, công tác xây dựng cơ bản được tập trung quan tâm như vốn, cơ chế, chính sách, nhân lực... tạo sự gia tăng về số lượng và giá trị công trình thực hiện, bình quân năm tăng 15,9%.

Hoạt động thương mại- dịch vụ: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng liên tục qua các năm, tăng bình quân 23,6%/năm (chỉ tiêu kế hoạch là 18%/năm). Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 26,4%/năm, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, hạt điều nhân, sản phẩm may mặc, vải, thủy sản chế biến,...

Môi trường đầu tư: Tỉnh đã vận dụng linh hoạt nhiều cơ chế, chính sách thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu dân cư; đặc biệt không ít nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông, cấp nước sạch phục vụ phát triển công nghiệp.

Tổng vốn đầu tư huy động khoảng 56.875 tỷ đồng, vượt 21% so với kế hoạch, trong đó vốn trung ương đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng, vốn đầu tư từ ngân sách địa phương khoảng 11.900 tỷ đồng, vốn đầu tư nước ngoài khoảng 34.000 tỷ đồng, vốn đầu tư của dân và doanh nghiệp trong nước khoảng 12.000 tỷ đồng. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được cải thiện từ thứ hạng 42 (năm 2006) lên hạng 12 (năm 2009).

Thu, chi ngân sách: Thu ngân sách nhà nước phát triển mạnh, tỉnh tiếp tục là một trong những địa phương đóng góp lớn vào thu ngân sách quốc gia, tạo điều kiện tăng nguồn chi ngân sách địa phương cho đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên và phúc lợi xã hội. Thu ngân sách đạt 121,7% kế hoạch, tăng bình quân 18,9%/năm. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 122,1% so với kế hoạch, tăng bình quân 16,8%/năm.

Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh: Qua 5 năm, điều kiện kết cấu hạ tầng của tỉnh đã được cải thiện rõ rệt, hệ thống giao thông được đầu tư thông suốt từ tỉnh về huyện, xã, tạo điều kiện đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận lợi, hình thành nhiều tuyến đường phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh; hệ thống thủy lợi được đầu tư phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp; hệ thống cơ sở vật chất y tế được cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh cho nhân dân.

2. Về văn hóa- xã hội:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khoa học và công nghệ được nâng cao chất lượng: Giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển về quy mô và chất lượng trong dạy và học, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Toàn tỉnh có 616 trường học, cơ sở giáo dục và 16 cơ sở dạy nghề, đào tạo ngắn hạn cho 26.459 lao động.

Công tác y tế được thực hiện tốt, bảo đảm thực hiện tiến bộ công bằng xã hội: Công tác phòng bệnh, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch phòng bệnh mang tính bền vững, tích cực phòng chống dịch bệnh, khống chế không để dịch lớn xảy ra. Mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến tuyến xã được đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa. Việc phát triển mạng lưới y tế ấp được các trung tâm y tế huyện, thành phố đặc biệt quan tâm, nhằm hỗ trợ trạm y tế xã quản lý và chăm sóc sức khỏe nhân dân trực tiếp ở cộng đồng.

Lao động, việc làm và chính sách xã hội: Trong 5 năm dự kiến giải quyết việc làm khoảng 159.790 lao động, vượt 4,78% so với mục tiêu, trong đó xuất khẩu lao động và chuyên gia được 1.771 người, tổ chức mở được 34 lần sàn giao dịch việc làm. Trong giai đoạn 2006-2010, chỉ tiêu giảm hộ nghèo đã vượt mục tiêu đề ra, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,83% xuống còn 2,95% vào đầu năm 2010; thực hiện chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo đạt nhiều kết quả tích cực.

Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Quản lý quy hoạch, đất đai, đô thị, bảo vệ môi trường được tăng cường gắn liền với việc phát triển cân đối giữa các địa bàn trong tỉnh, sự phát triển các vùng, đảm bảo yêu cầu phát huy tiềm năng và lợi thế riêng có của từng địa bàn. Các quy hoạch đã đưa ra được định hướng phát triển phù hợp với điều kiện của tỉnh, từ đó triển khai thực hiện có hiệu quả công tác lập, thẩm định và phê duyệt các dự án quy hoạch theo đúng quy định hiện hành, làm cơ sở xây dựng và đánh giá phát triển kinh tế - xã hội hàng năm./.