Tại sao có những người học mãi nhưng không giỏi

Tại sao con bạn học mãi không giỏi. Thomas Edison đã từng nói: 1% là thông minh, còn 99% là do chúng ta tự tìm hiểu, tự sáng tạo. Tuy nhiên, không phải ai cần cù, chịu khó học tập đều trở nên giỏi được. Vì nhiều lý do khác nhau sự cố gắng của trẻ dường như không được đáp trả. Dưới đây là một vài lý do đó.

1. Chỉ học lý thuyết

Nếu trẻ chỉ chăm chăm học lý thuyết mà không áp dụng nó làm bài tập thì tất cả những gì bé học được chỉ là lý thuyết trên giấy. Học đi đôi với hành đây là câu thành ngữ được đúc kết qua nhiều thế hệ về vấn đề học tập. Một khi chỉ học lý thuyết suông thì khi bắt gặp những dạng bài tập trẻ sẽ gặp phải khó khăn, không thể làm nổi bài tập. Chính vì thế, mà điểm số của bé luôn ở mức thấp.

Thời gian học không hợp lý khiến bạn mệt mỏi

2. Phân bố thời gian học không hợp lý

Cha mẹ luôn đè nặng vấn đề điểm số và trường top cao đối với trẻ nên thường đăng ký cho con học thêm để con có được kết quả học tập cao. Nhưng phương pháp này khiến bé học hoài vẫn không thấy kết quả được cải thiện. Việc học quá chiếm quá nhiều thời gian của bé, sau khi kết thúc thời gian học trên lớp bé lại cặp sách đi học thêm, học gia sư. Học từ sáng đến tối không có thời gian nghỉ, bé cũng không có nhiều thời gian để kịp ôn lại những gì đã học và luôn trong tình trạng quá tải. Vì thế, dù có học nhiều thì kết quả học tập vẫn không cao.

3. Học vẹt

Một phương phương học sai lầm nữa mà trẻ hay mắc phải đó chính là học vẹt. Học thuộc những gì trên lớp thầy cô cho viết mà không hiểu bản chất của kiến thức. Học như vậy trẻ chỉ nhớ trong một thời gian ngắn và sau này nếu có hỏi lại thì bé cũng không thể nhớ kiến thức.

4. Học nhồi nhét

Cần cù bù thông minh đây là câu nói đúng nên trẻ học rất chăm chỉ. Trẻ học rất nhiều nhưng kết quả thu lại được lại không được bao nhiêu. Kết quả này xuất phát từ việc trẻ chỉ coi trọng đến số lượng mình học mà không quan đến chất lượng học bao nhiêu. Dù có chăm chỉ học đến đây thì cũng nên xác định được đâu là kiến thức trọng tâm để tập trung vào nó nhiều hơn. Trẻ không thể nào gồng mình học tất cả các môn học mà không có một môn nào nổi trội, là thế mạnh.

Học nhồi nhét tại một thời điểm khó có thể hiểu kiến thức

5. Học thiếu sự định hướng

Một điều sai lầm khiến trẻ học mà không đạt được kết quả cao đó là thiếu sự định hướng. Việc học tràn lan, ôm đồm quá nhiều kiến thức mà trẻ không xác định được mục tiêu chính cần đạt được là gì. Học lan man mà không có trọng tâm nên vừa tốn nhiều thời gian, tiền bạc kết quả thu được không như mong muốn. Vì vậy, cha mẹ, giáo viên nên nhận biết được khả năng, thế mạnh của bé đến đâu để phát huy được thế mạnh đó thì dần dần bé sẽ cho kết quả ngoài sức tưởng tượng.

6. Giấu dốt

Một sai lầm nữa của trẻ mà học mãi không tốt đó là giấu dốt. Trẻ không biết cũng không hỏi mà biết cũng không nói. Nếu tình trạng này kéo dài thì trẻ sẽ không biết mình sai ở đâu, đúng ở đâu, kiến thức bài học trước có liên quan mật thiết với bài học sau nên một khi đã không hiểu bài trước thì bài học hôm sau bé sẽ không hiểu được. Điều này hiển nhiên dẫn đến kết quả học tập kém.

Có thể bạn quan tâm:

  • 10 bí quyết giúp đạt điểm cao khi thi trắc nghiệm môn Lịch sử
  • Chìa khóa giúp vượt qua kỳ thi trắc nghiệm môn Sinh học

Với những sai lầm trên hy vọng trẻ sẽ khắc phục được một cách tốt nhất để không phí thời gian, công sức mà mình bỏ ra để học.

Thông tin bài viết được tổng hợp bởigialinh.edu.vn.

Video liên quan