Tại sao con người lại buồn

Tâm trạng tồi tệ rất dễ làm bạn mất kiểm soát, dễ trở nên cáu gắt và tức giận vô cớ. Cảm giác này gặp nhiều ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là tuổi dậy thì. Nếu tình trạng tâm lý này kéo dài đến mức trở thành thói quen thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, áp lực trường học và những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý lo âu. Điều này, được thể hiện rõ qua những kỳ vọng của gia đình trong học tập và khao khát thể hiện bản thân ở lứa tuổi mới lớn. Nếu không thỏa mãn được những trăn trở này, bạn rất dễ rơi vào cảm giác căng thẳng, về lâu dài có thể gây ra các vấn đề tâm lý.

Tuổi dậy thì là khoảng thời gian đánh dấu sự phát triển của mỗi người. Ở độ tuổi này, bạn có nhiều việc muốn làm trong khi bản thân lại chưa có khả năng. Đây là khoảng thời gian thú vị đồng thời cũng là khoảng thời gian có nhiều tranh đấu nội tâm nhất của mỗi người.

Khi bước vào tuổi dậy thì, não sẽ tiết ra một hormone giải phóng gonadotropin [GnRH] tác động lên tuyến yên kích thích sản xuất 2 hormone là LHFSH. Chúng được hòa tan vào máu và di chuyển đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Những tác động này không chỉ làm thay đổi ngoại hình mà còn tâm lý của bạn. Vì vậy, dưới tác động của hormone cùng những thay đổi trong môi trường sống có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.

Gần như tất cả mọi người đều trải qua nhiều sự thay đổi tâm lý ở độ tuổi thiếu niên. Quan trọng là phải xác định được mức độ nghiêm trọng của bản thân, chỉ mang tính chất tạm thời hay là lâu dài dẫn đến trầm cảm để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Tâm trạng trở nên tồi tệ là do đâu?

Nếu bạn có thời gian cáu kỉnh hoặc ủ rũ kéo dài, cảm giác tuyệt vọng hoặc cảm giác buồn chán quá mức, thì nên gặp bác sĩ để được khám các vấn đề về tâm lý để tầm soát và loại trừ bệnh trầm cảm tuổi dậy thì.

Trầm cảm không chỉ là cảm thấy buồn bã, lo âu mà nó có thể là những cơn tức giận quá mức, cáu kỉnh, thờ ơ, thậm chí là tự tử. Vì vậy, bạn cần tự nhận thức về tình trạng tâm lý của mình. Khi có những suy nghĩ bất thường như có ý định tự tử hay hoang tưởng thì cần nói chuyện ngay với người thân hoặc bạn bè để cùng nhau tìm ra giải pháp.

Tâm trạng tồi tệ không chỉ hủy hoại một vài ngày của bạn, chúng còn có khả năng hủy hoại cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên cho những người thường xuyên có cảm giác tồi tệ:

3.1 Nghĩ về những kỉ niệm đẹp hoặc người mà bạn biết ơn

Ngăn chặn cảm xúc tồi tệ xâm lấn tâm trí bằng cách nhớ đến những người quan trọng với bạn. Đó là những người quan tâm đến bạn, cho bạn những bài học hay, những kỉ niệm đẹp.

3.2 Làm việc tốt hàng ngày

Bạn nên làm nhiều việc tốt để giúp đỡ những người bạn mong muốn giúp đỡ. Tâm trạng xấu sẽ không ập đến nếu bạn dành thời gian để giúp đỡ ai đó.

3.3 Nghe nhạc với nội dung lạc quan

Bạn nên chọn nghe các bài hát với nội dung khích lệ tinh thần, hướng con người tới những suy nghĩ tốt trong những lúc mất phương hướng. Chúng có thể làm dịu tâm trạng và hướng bạn đến những điều tốt đẹp. Những bản nhạc này có thể được tìm kiếm dễ dàng với chiếc điện thoại hay máy tính bảng của bạn.

3.4 Nhận thức được cảm giác tồi tệ là không của riêng ai

Bạn nên biết những người trong lứa tuổi với bạn đều gặp các vấn đề tâm lý khác nhau và cần sự giúp đỡ. Để khi tâm trạng không tốt, bạn có thể nghĩ rằng đâu đó mọi người cũng đang có cảm giác như mình, đó là điều hết sức bình thường và có thể vượt qua được.

3.5 Tâm sự với mọi người

Đa số mọi người đều có xu hướng che dấu những cảm xúc tiêu cực của mình. Tuy nhiên, việc giữ trong lòng những cảm giác đó không làm tâm trạng bạn khá lên được. Thay vào đó, bạn nên tìm những người tin cậy để chia sẻ như gia đình, bạn bè, giáo viên và nhân viên tư vấn tâm lý.

3.6 Thay đổi thói quen sống lành mạnh

Nếu tâm trạng không tốt, bạn nên ra ngoài thư giãn. Một số hoạt động như đi dạo phố, đạp xe, chơi cầu lông, bóng chuyền, tennis, hoặc đơn giản là chỉ đến một nơi, hít thở sâu và tận hưởng không khí trong lành sẽ giúp tâm trạng bạn nhanh chóng tốt lên.

3.7 Thời gian ngủ hợp lý

Nghỉ ngơi đầy đủ giúp làm giảm cảm giác mệt mỏi, từ đó giúp nâng cao năng lượng làm việc trong ngày

Bạn nên ngủ đủ giấc từ 8,5 - 9,5 giờ mỗi đêm. Nghỉ ngơi đầy đủ giúp làm giảm cảm giác mệt mỏi, từ đó giúp nâng cao năng lượng làm việc trong ngày. Nếu tâm trạng trở lên tồi tệ, bạn không nên che dấu mà có thể biểu hiện một cách thầm kín như khóc một mình, hét thật lớn trong phòng,...

Bằng các cách trên, cảm giác tồi tệ sẽ “nhanh chóng đến, nhanh chóng đi”. Nếu cảm giác tồi tệ kéo dài mà không cải thiện, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý.

Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần

Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ là giảng viên bộ môn tâm thần trường Đại học Y Hà Nội, phòng khám Tâm lý - Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ bác sĩ công tác tại phòng khám Sức khỏe Tâm lý - Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ cao nhất.

Phòng khám Tâm lý hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của trường Đại học Y Hà Nội, các bệnh viện tuyến đầu trong cả nước và trên quốc tế để chẩn đoán và điều trị nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì

XEM THÊM:

Tâm trạng con người bị rất nhiều yếu tố chi phối, do đó thay đổi tâm trạng là hiện tượng xảy ra rất thường xuyên, tuy nhiên đôi khi cũng cần lưu ý nếu tâm trạng lên xuống thất thường.

Tâm trạng lên, rồi đi xuống, rồi lại sớm đi lên, lặp đi lặp lại như những vòng tàu lượn như vậy liệu có phải bình thường? Câu trả lời là có thể, nếu như việc thay đổi tâm trạng như vậy không gây cản trở tới cuộc sống thường ngày của bản thân cũng như của những người xung quanh.

Có rất nhiều yếu tố tác động khiến cho cảm xúc thay đổi trong ngày, lấy ví dụ với nhịp sinh học của cơ thể, đa số mọi người cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng vào buổi trưa nhưng sẽ có xu hướng uể oải, mệt mỏi vào đầu giờ chiều hoặc khi tối đến.

Đôi khi sự thay đổi tâm trạng là triệu chứng của một chứng rối loạn tâm thần, hoặc là chỉ báo cho một vấn đề nào đó trong cơ thể.

Những thay đổi tâm trạng nghiêm trọng khiến cuộc sống và hoạt động thường ngày bị tác động cần được can thiệp điều trị bởi các chuyên gia, và thay đổi lối sống cũng có thể giúp ích được phần nào. Tuy nhiên điều quan trọng trước tiên là phải tìm ra nguyên nhân nào khiến tâm trạng vui buồn thất thường.

Những rắc rối, phức tạp và những điều không ngờ tới [cả những điều tích cực và điều tiêu cực] diễn ra ngày qua ngày có thể khiến tâm trạng của con người bị thay đổi. Nếu là một người nhạy cảm, tâm trạng sẽ thay đổi mạnh hơn, thường xuyên hơn trước các tình huống so với những người khác.

Những người đang bị căng thẳng thường hay phàn nàn về tình trạng thiếu ngủ. Nhiều người sẽ luôn cảm thấy không thoải mái, lo lắng, thậm chí sợ hãi ngay cả khi chính họ cũng nhận thấy là chẳng vì lý do chính đáng nào cả.

Chẩn đoán rối loạn lo âu toàn thể [generalized anxiety disorder - GAD] có thể được đặt ra nếu rối loạn kiểm soát lo âu đã tồn tại trong ít nhất 6 tháng gần nhất cùng với một số triệu chứng khác [chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ]. Nếu bị rối loạn lo âu nghiêm trọng, bệnh nhân có cảm giác mình không thể sống sót được dù chỉ một ngày.

Sự thay đổi tâm trạng là triệu chứng của một chứng rối loạn tâm thần

Sự thay đổi tâm trạng lên và xuống ở người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực sẽ mạnh hơn, kéo dài hơn so với những thay đổi tâm trạng thông thường. Để dễ hiểu hơn, có thể lấy ví dụ nếu như một việc nào đó diễn ra thuận lợi, tâm trạng sẽ cảm thấy phấn khởi trong 1 hoặc 2 ngày; nhưng người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sẽ cảm thấy cuộc sống đang diễn ra như thiên đường, sẽ chạy vòng quanh, nói rất nhanh rất nhiều, ngủ ít đi, thậm chí làm những việc có tính chất phá tán như tiêu hết tiền tiết kiệm. Đây được gọi là pha hưng cảm. Ảo thanh cũng có thể xuất hiện [nghe thấy tiếng nói của người khác, nhưng trên thực tế là không có tiếng nói của bất kì ai cả].

Một tình huống khác có thể làm ví dụ, là trong cuộc sống ai cũng có lúc cảm thấy mỏi mệt không muốn dậy đi làm; nhưng với người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm trạng tiêu cực sẽ diễn ra, cảm thấy không còn sức sống, buồn chán, nằm lì trên giường vài ngày [và bị sa thải], tệ hơn nữa là xuất hiện ý tưởng tự sát. Đây được gọi là pha trầm cảm.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tâm thần có thể điều trị được, và nó ảnh hưởng tới khoảng 3% số người trưởng thành tại Hoa Kỳ mỗi năm.

Trầm cảm

Những người đang bị trầm cảm cũng vẫn có thể xảy ra thay đổi tâm trạng. Dù tâm trạng đang đi xuống, nhưng vẫn có thể tạm thời đi lên [mang lại cảm giác “ổn”], dù rằng nó không thể đi lên cao tới mức như ở những người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Những người bị trầm cảm có thể cảm thấy rất tệ vào buổi sáng nhưng sau đó sẽ cảm thấy khá hơn.

Hãy đi thăm khám bác sĩ nếu cảm giác buồn chán, mệt mỏi, bồn chồn hoặc tuyệt vọng kéo dài trên 2 tuần.

Rối loạn nhân cách ranh giới [borderline personality disorder - BPD]

Rối loạn nhân cách ranh giới là một rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi sự thay đổi cảm xúc mạnh và đột ngột, chẳng hạn như từ lo âu sang giận dữ, hoặc từ tuyệt vọng sang lo âu, nhưng không đạt được mức độ cao như những người rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Những thay đổi cảm xúc này thường khởi phát từ những tương tác hàng ngày giữa người với người. Những người bị rối loạn nhân cách ranh giới thường không có khả năng đối mặt tốt với căng thẳng. Khi cảm thấy rất không thoải mái hoặc rất buồn, người mắc rối loạn nhân cách ranh giới có xu hướng tự làm hại bản thân.

Rối loạn tăng động giảm chú ý [attention deficit hyperactivity disorder - ADHD]

Thay đổi cảm xúc, dễ phản ứng, dễ nản lòng đôi khi là những biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành. Các biểu hiện khác có thể xuất hiện là bồn chồn, hấp tấp, khó giữ tập trung.

Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố sinh dục gắn liền với cảm xúc, do đó những thay đổi của nồng độ nội tiết tố có thể dẫn tới thay đổi cảm xúc.

Thay đổi nội tiết tố khiến tâm trạng thay đổi

Nếu sự thay đổi tâm trạng gây cản trở tới cuộc sống thường ngày, tới công việc, tới các mối quan hệ, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để biết chính xác điều gì đang diễn ra.

Đôi khi chỉ cần những thay đổi nhỏ cũng giúp kiểm soát sự thay đổi cảm xúc tốt hơn. Những hoạt động thường ngày [như đi dạo, đạp xe,...] có thể giúp giảm bớt lo âu và trầm cảm, bởi nó khiến cơ thể tiết ra endorphin; hơn nữa tập luyện cũng giúp cơ thể có được giấc ngủ tốt hơn. Nghe nhạc cũng là một cách tốt để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm xuất hiện các triệu chứng giống như lo âu, do đó khi tâm trạng đi xuống hãy tránh dùng caffeine.

Trị liệu tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực. Phương pháp này gần như luôn được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác bao gồm thuốc men và chế độ sinh hoạt của người bệnh.

Phương pháp trị liệu tâm lý thường được sử dụng nhằm mục đích cải thiện sự hiểu biết của người bệnh về tình hình, tư tưởng, hành vi của bản thân và khả năng giữ sự tự tin và duy trì mối quan hệ của họ đối với gia đình, xã hội.

Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý - Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần trong đó có tình trạng rối loạn giấc ngủ. Với trang thiết bị hiện đại, Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý Vinmec hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng với việc kết hợp triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị, nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bạn có đang bị trầm cảm không?

Trầm cảm tuổi học đường có phải do học căng thẳng?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề