Tại sao Đảng Quốc đại lại chủ trương đấu tranh ôn hòa

Tại sao Đảng Quốc đại lại chủ trương đấu tranh ôn hòa? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé!

 

Theo chủ trương ôn hòa của Đảng Quốc đại, các tổ chức và cá nhân cần phải thực hiện các hoạt động tốt đẹp và không đối xử xấu với nhau, cùng nhau hợp tác và giúp đỡ nhau để xây dựng một xã hội bình đẳng và hòa bình. Đảng cũng khuyến khích các tổ chức và cá nhân hòa giải các xung đột bằng cách thương lượng và trao đổi, tránh sử dụng sức mạnh và bạo lực.

Chủ trương ôn hòa của Đảng Quốc đại là một phần quan trọng của chính sách của đảng và được coi là một phương pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột.

Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng đời sống xã hội. Họ mở nhiều xí nghiệp dệt ở các thành phố lớn hoặc làm đại lí cho các hãng buôn bán của Anh. Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm bằng mọi cách.

Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội [gọi tắt là Đảng Quốc đại], chính đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ, được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài vũ đài chính trị.

Trong 20 năm đầu [1885-1905], Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ  chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục, xã hội. Tuy vậy, thực dân Anh vẫn tìm cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc đại.

Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của một số  người lãnh đạo Đảng Quốc đại  và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng Quốc đại hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái cực đoan. Phái này phản độ thái độ thỏa hiệp của phái ôn hòa và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh.

Ban Gan-đa-kha-Ti lắc là nhà ngôn ngữ, nhà sử học, đã tập hợp những trí thức tiến bộ có tinh thần chống thực dân Anh để tuyên truyền ý thức dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Ông chủ trương phát động nhân dân lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng một quốc gia độc lập dân chủ.

Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh tăng cường thực hiện chính sách chia để trị. Tháng 7 -1905, chúng ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông của các tín đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Hinđu. Điều đó làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta. Ngày 16-10-1905, đạo luật chia cắt Ben-gam bắt đầu có hiệu lực; nhân dân coi đó là ngày quốc tang. Hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, dòng sông linh thiêng của người Ấn, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài Kính chào người –Mẹ hiền Tổ quốc để tỏ ý chí đoàn kết, thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu: “Ấn Độ của người Ấn Độ”.

Hình 4. B.Ti-lắc [1856-1920]

Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân ở Bombay tiến hành bãi công trong 6 ngày [để phản đối bản án 6 năm tù của Ti-lắc], xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Nhân dân các thành phố khác cũng hưởng ứng. Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao, buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.

Cao trào 1905-1908 thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh. Cao trào này do một bộ phận giai cấp tư sản.

Hình 5. Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

Lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ. Đây là nét khác biệt so với những phong trào đất nước trước đó, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX. Lần đầu tiên, công nhân Ấn Độ tham gia phong trào giải phóng dân tộc. Tuy vậy, chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc Đại đã làm cho phong trào tạm ngừng.

Hỏi: Trong 20 năm đầu [1885-1905], Đảng Quốc đại chủ trương dùng

A. biện pháp ngoại giao để giành độc lập.

B. phương pháp đấu tranh ôn hòa.

C. phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.

D. phương pháp đấu tranh chính trị.

Hướng dẫn

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 Trang 10 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng. Sự thành lập Đảng Quốc Đại có ý nghĩa gì?

Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ khiến cho đời sống nhân dân khó khăn. Vậy sự thành lập đảng quốc đại có ý nghĩa gì?

Câu hỏi:

Sự thành lập Đảng Quốc Đại có ý nghĩa?

A. Đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

B. Đánh dấu một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị

C. Đánh dấu bước ngoặt phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập dân tộc ở Ấn Độ

D. Đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.

Đáp án đúng B.

Sự thành lập Đảng Quốc Đại có ý nghĩa là đánh dấu một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị, Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực.

Lý giải vì sao chọn đáp án B là đúng:

Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa đầu thế kỉ XIX:

– Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa, các nước phương Tây chủ yếu Anh – Pháp đua nhau xâm lược.

– Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

– Hậu quả của các chính sách cai trị của thực dân Anh lên Ấn Độ là làm cho nền kinh tế giảm sút, kiệt quệ và đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

– Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng.

– Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.

– Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội [Đảng Quốc đại] thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.

– Trong 20 năm đầu [1885-1905], Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực.

– Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan [kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu]

D

Phương pháp: Sgk 11 trang 10

Cách giải:

Trong 20 năm đầu [1885 - 1905], Đảng Quốc Đại chủ trương dùng phương pháp đấu tranh ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực

Chọn D. Ôn hòa.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

A. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.

B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.

C. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

D. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

Những câu hỏi liên quan

Trong 20 năm đầu [1885-1905] Đảng Quốc đại ở Ấn Độ chủ trương đấu tranh bằng phương pháp:

A. Vũ trang.

B. Bạo động. 

C. Bạo lực.

D. Ôn hòa

Trong khi Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hòa, phái nào đã phản đôi thái độ thỏa hiệp của phái “ôn hoà”, đòi hỏi có thái độ kiên quyết chống Anh?

B. Phái bạo lực.

C. Phái dân chủ cấp tiến.

D. Phái dân tộc cực đoan.

Chủ trương của Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập bằng hình thức nào?

A. Đấu tranh vũ trang

B. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ tranh

Chủ trương của Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập bằng hình thức nào?

A. Bạo động "sắt và máu"

B. Đấu tranh vũ trang

C. "Bất bạo động"

D. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ tranh

A. Bạo động "sắt và máu".

B. Đấu tranh vũ trang.

Chủ trương của Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập bằng hình thức nào

A. Bạo động "sắt và máu".

B. Đấu tranh vũ trang.

C. "Bất bạo động".

D. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ tranh.

Chủ trương của Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập bằng hình thức nào?

C. Bạo động "sắt và máu"

Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ từ năm 1918 đến 1929 không chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh bằng hình thức nào dưới đây?

A. Khởi nghĩa vũ trang

B. Bãi công

C. Biểu tình

D. Tẩy chay hàng hóa Anh

 

Giải Bài Tập Lịch Sử 11 Bài 2: Ấn Độ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

[trang 9 sgk Lịch Sử 11]: – Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.

Trả lời:

Sau khi chiếm đóng và cai quản Ấn Độ, thực dân Anh đa có những chính sách thống trị trên nhiều mặt:

– Về kinh tế:

     + Thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, vơ vét tài sản của nhân dân.

     + Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.

– Về chính trị – xã hội:

     + Thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

     + Thực dân Anh tiến hành chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp…

     + Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

– Về giáo dục:

     + Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

– Hệ quả:

→ Đời sống nhân dân bị bần cùng hóa

→ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với Thực dân Anh ngày càng sâu sắc.

[trang 10 sgk Lịch Sử 11]: – Hãy nêu nguyên nhân, diên biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay.

Trả lời:

* Nguyên nhân:

→ Nguyên nhân sâu xa : chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách “chia để trị”, tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

→ Duyên cớ : binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam nhiều người lính có tư tưởng chống đối.

* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xi-pay :

→ Ngày 10 – 5 – 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.

→ Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân,nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn.

→ Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm [1857 – 1859] thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.

* Ý nghĩa :

→ Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.

→ Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

[trang 12 sgk Lịch Sử 11]: – Trình bày sự thành lập và phân hóa trong Đảng Quốc đại.

Trả lời:

a] Sự thành lập Đảng quốc đại

– Giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh phát triển đã tác động giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản vươn lên , đòi tự do phát triển kinh tế, tham gia chính quyền nhưng Thực dânAnh kìm hãm.

– Năm 1885 giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại.

b] Sự phân hóa trong Đảng Quốc đại.

– Trong 20 năm Đảng chủ trương đấu tranh ôn hòa, phản đối bạo lực, dựa vào anh tiến hành cải cách

– Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái:

     + Phái ôn hòa[chủ trương thỏa hiệp với TD Anh, đòi cải cách và phản đối đấu tranh bạo lực]

     + Phái cực đoan [đây là phái dân chủ cấp tiến chủ trương kiên quyết chống TD Anh do Ti-lắc đứng đầu]

Lời giải:

Trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, Đảng Quốc Đại đã thể hiện vai trò của mình thông qua việc:

→ Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc .

→ Thống nhất tinh thần dân tộc, cổ vũ truyền thống yêu nước và đề xướng các cải cách xã hội, kinh tế buộc thực dân Anh phải có một số nhượng bộ.

→ Là ngọn cờ đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước Ấn Độ trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh giành lại độc lập dân tộc.

Lời giải:

Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Cao trào cách mạng có tính chất tiêu biểu và ý nghĩa to lớn.

→ Tính chất: Đây là cao trào đấu tranh do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo,mang đậm ý thức dân tộc là một cuộc Cách mạng dân tộc tư sản.

→ Ý nghĩa

– Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.

– Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.

3/5/2020 4:36:11 PM

Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Nhận thức rõ quy luật và xuất phát từ truyền thống của dân tộc, kinh nghiệm, luật pháp quốc tế, việc bảo vệ Tổ quốc bằng phương pháp hòa bình, tạo môi trường thuận lợi xây dựng đất nước là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.

Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó cần và phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp bạo lực [gồm bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang], phương pháp hòa bình và sự kết hợp của hai phương pháp này.

Phương châm bảo vệ Tổ quốc được Đảng xác định là: đối với nội bộ, lấy việc giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa là chính đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật. Đối với các bất đồng, tranh chấp với các nước liên quan thì kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đảng ta cũng chỉ rõ phương thức đấu tranh là kết hợp đấu tranh vũ trang và phi vũ trang, nhưng lấy đấu tranh phi vũ trang là chủ yếu nhằm chủ động ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; khắc phục tình trạng sơ hở, mất cảnh giác. Phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả nguy cơ xung đột, chiến tranh biên giới, biển, đảo, chiến tranh mạng; không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước.

Đảng ta khẳng định: “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc”1. Theo đó, bảo vệ Tổ quốc không nhất thiết phải tiến hành chiến tranh hoặc hoạt động liên quan đến chiến tranh, mà bảo vệ Tổ quốc tối ưu là làm cho đất nước không phải tiến hành chiến tranh. Phát triển quan điểm trên, Đảng ta đã nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa. Bảo vệ Tổ quốc từ sớm là luôn nắm chắc, dự báo được tình hình, đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với nguy cơ chiến tranh chủ động, tích cực và hiệu quả. Bảo vệ Tổ quốc từ xa không chỉ xét về mặt không gian - địa lý, mà chủ yếu là chủ động chuẩn bị bảo vệ Tổ quốc ngay từ khi Tổ quốc đang hòa bình, phát triển; ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ xung đột và chiến tranh.

Quan điểm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa của Đảng là sự kế thừa, phát triển tư tưởng truyền thống giữ nước của ông cha ta: “giữ nước từ khi nước chưa nguy”. Đồng thời, thể hiện tư duy mới của Đảng về phương thức, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đó chính là việc chủ động phòng ngừa, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để bảo vệ Tổ quốc ngay từ khi đất nước còn chưa nguy. Do vậy, cần phải: “Có kế sách ngăn chặn các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu những nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây đột biến”2.

Như vậy, cả lý luận và thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đều chứng tỏ bảo vệ Tổ quốc bằng phương pháp hòa bình là xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Điều này được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:

Hòa bình luôn là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong các phương pháp được lựa chọn. Kế thừa truyền thống của dân tộc: “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, trong lãnh đạo bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn chủ trương ưu tiên cho phương pháp hòa bình. Bảo vệ Tổ quốc bằng phương pháp bạo lực cách mạng là một tất yếu khách quan và vô cùng cần thiết, nhưng chỉ được lựa chọn khi phương pháp hòa bình không đạt được kết quả như mong muốn, hoặc trong những trường hợp không có sự lựa chọn nào khác. Thực tiễn minh chứng, sau Cánh mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp được sự tiếp tay của các nước đế quốc đồng minh trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Chúng đơn phương xóa bỏ mọi cam kết, không thi hành Hiệp định Sơ bộ ngày 06-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946, tăng cường các hoạt động quân sự, phá hoại nền hòa bình của nhân dân ta. Trong thời khắc Tổ quốc lâm nguy, tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ,...”3. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Người, toàn thể dân tộc Việt Nam nhất tề đứng dậy kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành thắng lợi đem lại cuộc sống hòa bình cho miền Bắc và tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam từ năm 1954 đến 1975.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam: “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, “không tham gia liên minh quân sự” vì chủ trương nhất quán của Việt Nam là thêm bạn, bớt thù. Như vậy, chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta mang tính chất hòa bình, tự vệ nhằm giữ vững môi trường hòa bình để phát triển bền vững đất nước.

Giữ vững nguyên tắc giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. Nhận thức rõ lợi ích của phương pháp hòa bình, Việt Nam chủ trương: “giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế”4. Phương pháp hòa bình có nhiều biện pháp thực hiện khác nhau. Do đó, cần sáng suốt lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất, sao cho mọi bất đồng, tranh chấp đều được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế và nguyên tắc công bằng. Hòa bình nhưng phải bảo đảm lợi ích tối thượng của dân tộc, phải giữ vững được độc lập, tự chủ của Tổ quốc. Trên thế giới, đàm phán là giải pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết các bất đồng hoặc tranh chấp với nhau, với mục tiêu thu hẹp bất đồng, ngăn chặn xung đột, gia tăng hợp tác. Việc giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình có vai trò rất quan trọng, góp phần ổn định quan hệ quốc tế và bảo vệ nền hòa bình, an ninh thế giới, tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển. Ở Việt Nam, Đảng ta đã nhiều lần sử dụng rất thành công các cuộc đàm phán trong giải quyết bất đồng, tranh chấp với các nước có liên quan để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, như: đàm phán với Pháp tại Hội nghị Giơ-ne-vơ [1954], đàm phán ký Hiệp định Hòa bình Pa-ri [1973] với Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Thực tiễn giải quyết những bất đồng, tranh chấp với các nước mà Việt Nam là một bên liên quan, từ trước đến nay, chúng ta luôn xác định đàm phán là một giải pháp ưu tiên. Từ khi chưa gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tuyên bố ủng hộ các tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, ngày 18-3-1995 Việt Nam khẳng định: “mọi tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo ngoài Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua thương lượng hòa bình; kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, cam kết không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”. Đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn thể hiện lập trường thông qua thỏa thuận giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước ngày 19-10-1993 tại Hà Nội, với những nguyên tắc cơ bản: [1]. Thông qua thương lượng giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình. [2]. Hai bên căn cứ vào tiêu chuẩn và nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận và tham khảo thực tiễn quốc tế để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.

Hòa bình là phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất để bảo vệ Tổ quốc. Đàm phán quốc tế trong giải quyết bất đồng, tranh chấp quốc tế là một giải pháp lâu đời, được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Bởi, đó là cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để các bên bất đồng, tranh chấp trực tiếp bày tỏ quan điểm, lập trường, yêu sách của mình về vấn đề bất đồng, tranh chấp, cùng nhau thương lượng, nhượng bộ để giải quyết. Mặt khác, giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng đàm phán sẽ hạn chế được sự can thiệp từ bên ngoài, có khả năng làm phức tạp thêm vụ việc bất đồng, tranh chấp. Bởi vậy, đàm phán, giải quyết bất đồng là biện pháp tối ưu, hiệu quả, tránh đổ máu của người lính trên chiến trường, giữ vững môi trường thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trước nguy cơ chiến tranh.

Hòa bình phải dựa trên nền tảng tiềm lực và được bảo đảm bởi sức mạnh tổng hợp về vật chất và tinh thần của quốc gia. Là dân tộc phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược, dân tộc ta đã thấu hiểu giá trị cao cả của hòa bình. Nhưng hòa bình thật sự không tự đến, không tự có, mà nó là kết quả của sự đấu tranh kiên quyết, kiên trì của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhất quán lựa chọn phương pháp hòa bình trong bảo vệ Tổ quốc, nhưng Đảng, Nhà nước ta không bao giờ ảo tưởng, mất cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Để giải pháp hòa bình được thực hiện hiệu quả, Đảng ta khẳng định: cần tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân. Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến. Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Tăng cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh. Tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho Quân đội và Công an đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Xây dựng, củng cố đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng làm nhiệm vụ ở biên giới, biển, đảo. Tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống, v.v.

Không dựa trên nền tảng sức mạnh tổng hợp và không có sự kết hợp của những phương pháp khác trong bảo vệ Tổ quốc thì phương pháp hòa bình sẽ trở nên phi thực tế, không mang lại hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Bởi: “Ta có mạnh thì họ mới chịu đếm xỉa đến. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dẫu kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy”5. Cho nên, trong khi bảo vệ Tổ quốc bằng phương pháp hòa bình thì các cấp, ngành, lực lượng phải tranh thủ môi trường hòa bình để đẩy mạnh xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội. Thực hiện tốt vấn đề này, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ Tổ quốc bằng biện pháp hòa bình như chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.

PGS, TS. PHAN TRỌNG HÀO, Hội đồng Lý luận Trung ương