Tại sao đến tháng lại lên cân

Tăng cân có rất nhiều nguyên nhân. Có khi nào bạn giật mình và tự hỏi tại sao mình bỗng dưng tăng cân nhanh vậy. Bạn ăn không nhiều, hạn chế đồ ngọt, đồ béo nhưng vẫn tăng cân? Hãy giải mã những nguyên nhân dưới đây:

Mất cân bằng nội tiết tố

Nếu tuyến thượng thận và buồng trứng của bạn sản xuất quá nhiều testosterone, sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bạn bị phá vỡ, kết quả là bạn sẽ tăng cân, cùng với triệu chứng khó chịu khác như rối loạn kinh nguyệt, mắc các bệnh phụ khoa, xuất hiện mụn trứng cá... Những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] cũng có thể gặp phải nguy cơ tăng cân dần dần.

Gặp vấn đề ở tuyến giáp

Tăng cân là một trong những tác dụng phụ của các bệnh lý tuyến giáp. Tuyến giáp chịu trách nhiệm cho sự trao đổi chất, nhiệt độ, quá trình tiết mồ hôi và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Do đó, khi chức năng của tuyến giáp bị suy giảm, nó sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất và khiến bạn gặp khó khăn trong giảm cân.

Vậy nên, nếu bạn đã rất cố gắng mà không thể giảm cân, hãy đi kiểm tra tuyến giáp để biết mình có mắc bệnh liên quan hay không.

Tăng cân là vấn đề "đau đầu" của nhiều chị em phụ nữ.

Không bổ sung đủ dinh dưỡng

Điều này nghe có vẻ nghịch lý nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp ăn không đủ chất dẫn đến tăng cân. Bạn có bao giờ từng hỏi sao những người ăn chay nhưng lại rất mập mạp? Tại sao người thiếu dinh dưỡng nhưng lại béo tốt?. Nếu bạn không nhận được đủ các chất dinh dưỡng, cân nặng của bạn có thể tăng lên mà bạn không biết. Đó là bởi vì khi cơ thể bị thiếu khoáng chất hoặc vitamin nào đó, sự trao đổi chất trong cơ thể cũng chậm lại và bạn cảm thấy như mình đang bị thiếu năng lượng. Kết quả là bạn sẽ ăn nhiều hơn mức cần thiết và cân nặng cũng từ đó tăng lên. Vì vậy, để duy trì trọng lượng khỏe mạnh, bạn cần bổ sung đủ các dưỡng chất sắt, canxi, magiê, vitamin D và các dưỡng chất quan trọng cần thiết khác cho cơ thể.

Các loại thuốc

Một số loại thuốc khi dùng cũng có thể có tác dụng phụ là ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể bạn, ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc trị tiểu đường... Các loại thuốc này có thể tác động đến nội tiết trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn và gây rối loạn trong ăn uống, dẫn đến tăng cân. Nếu bạn nhận thấy rằng trọng lượng của bạn đang tăng lên sau khi dùng các loại thuốc này, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra biện pháp điều trị thay thế.

Đối với các loại thuốc đặc trị các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, bạn cần uống theo chỉ định của bác sĩ và có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để lấy lại vóc dáng.

Chậm tiêu hóa

Thực phẩm bị mắc kẹt trong hệ thống tiêu hóa của bạn trong thời gian dài cũng là một trong những lý do kỳ lạ khiến bạn tăng cân, đặc biệt là khi bạn đang bị táo bón. Khi bị táo bón, quá trình tiêu hóa bị chậm lại, các chất thải tích tụ lại trong ruột khiến cho hoạt động trao đổi chất diễn ra chậm hơn, gan phải vất vả hơn khi xử lý hàng trăm loại độc tố nên không kịp đảm bảo chức năng chuyển hóa chất béo, đẩy nhanh quá trình tích lũy mỡ thừa trong cơ thể và dẫn đến tăng cân.

Căng thẳng

Trong số những lý do kỳ lạ dẫn đến tăng cân, căng thẳng cũng là một lý do không thể bỏ qua. Tâm trạng căng thẳng trực tiếp làm chậm sự trao đổi chất của bạn và góp phần tích tụ chất béo, nhất là chất béo ở vùng bụng. Nếu bạn không thể quản lý tâm trạng của mình dẫn đến căng thẳng, bạn cũng có nguy cơ ăn quá nhiều. Và điều này cũng góp phần khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Chưa kể có những trường hợp căng thẳng quá lại muốn ăn nhiều, có cảm giác thèm ăn... Vì vậy hãy kiểm soát tâm trạng, cân bằng cuộc sống.

Nhiều nghiên cứu cho thấy stress [căng thẳng] dễ làm chúng ta tăng cân.

Không tập thể dục

Nhiều bạn không có thói quen tập thể dục hoặc đang tập luyện đều đặn bỏ ngang giữa chừng cũng khiến cơ thể thay đổi dẫn đến tăng cân. Các bác sĩ vẫn khuyên rằng, ngoài cân bằn gdưỡng chất, để có sức khỏe dỏe dai, thon gọn săn chắc cần tập luyện thể dục đều đặn các môn như: bơi lội, yoga, thiền, chạy bộ...

Để hiểu rõ hơn về cơ thể, hãy lưu ý những điều trên và đừng quên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để đảm bảo rằng bạn đang có sức khỏe tốt.

Tham khảo các GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT VÀ CHUYÊN KHOA TẠI ĐÂY.

Thời gian khám bệnh tại Bệnh viện Quốc tế City

Khám trong giờ hành chính:

  • Phòng khám Nhi khám bệnh từ thứ Hai đến sáng thứ Bảy. Sáng từ 7:00 - 12:00. Chiều từ 13:00 - 16:30.
  • Đặt lịch hẹn khám: [028] 6280 3333. Máy nhánh 0.

Khám ngoài giờ, cấp cứu:

  • Thời gian làm việc tại Khoa Cấp cứu: 24/7. [Kể cả ngày lễ và chủ nhật].
  • Điện thoại: [028] 6290 1155.

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM. [Cạnh siêu thị Aeon Mall Bình Tân].

ĐT: [028] 6280 3333. Máy nhánh 0 gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn 

Fanpage: //www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity. 

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Bạn đang khát

Chỉ cần uống 450 ml bất kỳ loại nước nào cũng có thể khiến cơ thể tăng thêm khoảng nửa kg.

Những dấu hiệu sớm của ung thư phổi, chớ bỏ qua!

“Vì cơ thể con người được tạo thành chủ yếu là nước nên những thay đổi về lượng nước trong cơ thể có thể gây ra những dao động nhỏ về cân nặng”, Health24 dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Ashvini Mashru.

Ngược lại, khi cơ thể mất nước thì trọng lượng có thể giảm đến vài kg. Trọng lượng sẽ tăng trở lại khi chúng ta bổ sung nước. Vì vậy, uống nhiều nước vào buổi tối hoặc sáng sớm có thể khiến tăng cân nhẹ. Tất nhiên, điều này là bình thường và không đáng phải lo.

Táo bón

Táo bón có thể khiến cân nặng tăng thêm đến vài kg. Dấu hiệu của táo bón là không thể đi ngoài trong vài ngày. Cân nặng có thể tăng nhiều hơn nếu bạn bị táo bón mà còn ăn một bữa ăn quá nhiều, bà Mashru nói thêm.

Nếu thấy những dấu hiệu này khi uống rượu bia, bạn hãy bắt đầu lo lắng

Đi những chuyến bay dài

Trong những chuyến bay dài, việc thay đổi áp suất khi bay sẽ khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn. Tình trạng này có thể khiến cơ thể tăng từ 0,5 đến 1 kg, theo Health24.

Ắn quá nhiều muối

Ăn một bữa tối quá nhiều món mặn có thế làm tăng từ 1 đến 2 kg vào sáng hôm sau. Nguyên nhân là do cơ thể đã phản ứng và giữ nước lại để trung hòa lượng muối đã ăn vào tối hôm qua, bà Julie Ellner, chuyên gia tư vấn giảm cân ở San Diego [Mỹ], cho biết.

Phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt

Khi đến kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ có thể giữ lại lượng nước nặng đến 2,5 kg. Hiện tượng này là do hormone progesterone và estradiol tác động.

Tăng cân nhẹ khi cơ thê giữ nước có thể khiến phụ nữ cảm thấy hơi chật ở bụng khi mặc chiếc quần quen thuộc, theo Health24.

Tin liên quan

Khi kỳ "đèn đỏ" đến, bạn đã đủ đau đầu vì hàng tá sự mệt mỏi, vậy mà cái kim chỉ cân nặng lại phản bội bạn. Nếu bạn đang cảm thấy chán nản như kiểu bị cả thế giới chống lại thì đừng buồn nhé, bạn không cô đơn đâu! Tăng cân khi đến chu kỳ kinh nguyệt là một vấn đề phổ biến, và rất nhiều bạn gái hay phải đối mặt với việc cố gắng giảm cân sau khi trải qua mấy ngày "đèn đỏ". Nhưng nếu bạn hiểu được nguyên nhân của vấn đề, bạn hoàn toàn có thể giải quyết nỗi lo này trong chớp mắt. Dưới đây là các lý do thường dẫn đến sự tăng cân trong kỳ "đèn đỏ", kèm với chiến thuật hỗ trợ bạn xử lý chúng!

Lý do số 1: Chứng phù thũng

Trong những ngày kinh nguyệt, các mô trong cơ thể bạn có xu hướng giữ lại nhiều nước hơn, điều này vô hình trung làm bạn cảm thấy mình bị tăng cân. Triệu chứng này xảy ra là do sự biến đổi các loại hormone nhanh chóng trong cơ thể theo chu kỳ, trong đó ảnh hưởng trực tiếp có thể đến từ sự giảm đột ngột nồng độ progesterone.

Lý do số 2: Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là tên gọi chung để chỉ các triệu chứng như đau bụng, căng tức ngực, chóng mặt và các biến đổi khó chịu khác của cơ thể từ 1 - 2 tuần trước kỳ kinh. Những thay đổi này không chỉ tác động đến cơ thể, mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Hệ quả là thói quen ăn uống, nghỉ ngơi của bạn sẽ bị thay đổi theo, ví dụ như chứng thèm ăn vô độ, hay việc nạp quá nhiều đồ ăn mặn hoặc quà vặt. Theo thống kê, vào thời điểm hội chứng tiền kinh nguyệt kết thúc và kỳ kinh bắt đầu, nhiều phụ nữ có thể bị tăng đến 2kg.

Lý do số 3: Nghỉ tập thể thao

Đa phần các cô nàng sẽ cảm thấy lười biếng vô cùng khi nghĩ đến chuyện tập thể thao trong giai đoạn có kinh. Lý do mà nhiều người đưa ra để bào chữa là vì họ cảm thấy không khỏe, không có tinh thần, hoặc lo ngại việc tập luyện có thể làm các triệu chứng khó chịu trở nên trầm trọng hơn. Và kết quả là bạn ngừng tập luyện trong một khoảng thời gian, kết hợp thêm việc ăn uống thiếu điều độ làm cho kim chỉ trên cân tăng lên vù vù.

Lý do số 4: Bộ máy tiêu hóa của bạn có vấn đề

Trong chu kỳ kinh nguyệt, bên cạnh các cơn đau bụng, nhiều người hay gặp kèm chứng táo bón, khó tiêu hoặc cảm giác đầy bụng. Hệ tiêu hóa không hoạt động tốt đồng nghĩa với việc tốc độ trao đổi chất, xử lý năng lượng bị chậm đi. Lúc này, cơ thể bạn sẽ có xu hướng tích lũy các chất dinh dưỡng thành mỡ nhiều hơn là giải phóng chúng thành năng lượng.

Lý do số 5: Sự thiếu hụt magie

Ngay trước khi "bà dì" của bạn ghé qua, nồng độ magie trong cơ thể sẽ sụt giảm. Điều này dẫn đến sự sụt giảm nồng độ insulin - một loại hormone có tác dụng điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể. Khi thiếu thứ hormone này, cơ thể bạn sẽ đưa ra tín hiệu rằng, nó cần nạp glucose và kích thích bạn ăn nhiều hơn các thực phẩm chứa đường, đặc biệt là khiến bạn thèm đồ ngọt hơn bao giờ hết.

Lý do số 6: Hội chứng đa nang buồng trứng

Đây là một hội chứng phổ biến liên quan đến sức khỏe sinh sản nữ giới. Theo thống kê, cứ trong 5 phụ nữ lại có 3 người bị ảnh hưởng bởi hội chứng này. Một trong những dấu hiệu nhận biết thường gặp của hội chứng đa nang buồng trứng là sự thừa cân, béo phì. Nếu bạn thấy mình hay bị tăng cân trong chu kỳ, bạn nên coi chừng!

Những việc bạn có thể làm để duy trì cân nặng ổn định qua kỳ "đèn đỏ"

Giảm tiêu thụ caffeine: cảm giác lo lắng, bồn chồn hay các thay đổi thất thường về tâm trạng diễn ra tiền kinh nguyệt có thể trở nên tệ hơn dưới sự kích thích của caffeine. Vậy nên, trong khoảng thời gian trước và trong chu kỳ, hãy uống ít cà phê [và các sản phẩm chứa caffeine] đi. Điều này giúp tinh thần bạn được ổn định và thư giãn hơn. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước để giữ cho quá trình trao đổi chất hoạt động tốt.

Về chế độ ăn: như đã đề cập, cơ thể bạn có xu hướng thèm ăn các món mặn hoặc đồ ngọt - nguyên nhân dẫn đến sự tăng cân. Do đó, trước khi chu kỳ đến, hãy dọn dẹp tủ bếp của bạn, tránh xa các món ăn vặt không lành mạnh. Bạn có thể bổ sung các loại khoáng chất như canxi, magie, omega-3 và vitamin B6. Chúng có thể giúp bạn giảm căng thẳng và hỗ trợ điều hòa hormone.

Hãy để ý đến những dấu hiệu: bạn có thể sử dụng một cuốn sổ nhỏ hoặc các ứng dụng trên smartphone để theo dõi những biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt. Bạn nên ghi chép lại cảm giác của mình, trạng thái của cơ thể, thói quen ăn uống hay việc tập luyện trong những ngày có kinh. Khi đó, bạn có thể định hình rõ những vấn đề mình hay gặp phải và tránh được chúng trong những chu kỳ tiếp theo.

Nguồn: Stylecraze

Video liên quan

Chủ Đề