Tại sao đòi hỏi nhiều điều kiện giao hàng

Mặc dù Incoterms 2010 bản thân nó không phải là một bản hợp đồng hoặc là luật áp dụng đầy đủ cho các hợp đồng, việc sử dụng các điều kiện của Incoterms 2010 là cách nhanh chóng và phổ biến hiện nay để quy định về một số vấn đề pháp lý quan trọng trong hợp đồng như phương thức giao hàng, bảo hiểm, phân bổ chi phí và chuyển giao rủi ro. Do đó, sẽ là cần thiết để các bên liên quan nghiên cứu và hiểu cách tiếp cận của Incoterms 2010 đối với các vấn đề chuyển giao rủi ro trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Incoterms 2010 có 11 điều khoản. Trong phiên bản này, các điều khoản được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các điều kiện được sử dụng cho tất cả các phương thức vận tải, cụ thể là FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP và EXW. Các điều kiện vận tải đường biển hoặc đường thủy bao gồm FAS, FOB, CFR và CIF được phân vào nhóm thứ hai. Ở các phiên bản trước, các điều kiện của Incoterms được nhóm thành các điều khoản nhóm C, điều khoản nhóm D, điều khoản nhóm F và điều khoản nhóm E. 

Tương tự như CISG, Incoterms chỉ đề cập đến rủi ro về chi phí. Theo truyền thống, Incoterms không giải quyết “rủi ro” trong các trường hợp khác, chẳng hạn như hậu quả của việc các bên không thực hiện đúng hợp đồng. Khái niệm ‘rủi ro’ theo Incoterms bao gồm bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại vật chất vô tình nào xảy ra đối với hàng hóa. Điều đó có nghĩa là mất mát hoặc thiệt hại đó phải là “hành động của Chúa” (“act of God”) hoặc sự thiếu sót của các bên thứ ba.

Quy tắc chính của Incoterms 2010 là việc chuyển giao rủi ro sẽ gắn với việc giao hàng như một nghĩa vụ của người bán. Nói cách khác, người bán sẽ chịu rủi ro liên quan đến mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cho đến thời điểm hàng hóa được giao phù hợp với điều kiện thương mại cụ thể được các bên thỏa thuận. Sau thời điểm đó, các rủi ro xảy ra đối với hàng hóa sẽ do người mua chịu. Do đó, có thể hiểu rằng các quy chuyển giao tắc rủi ro theo Incoterms 2010 và CISG có chung một nguyên lý. 

Theo các điều kiện FCA, FAS và FOB, người bán phải giao hàng theo hợp đồng cho người chuyên chở do người mua chỉ định. Theo điều kiện FCA, rủi ro sẽ xảy ra kể từ khi hàng hóa của hợp đồng được xếp lên phương tiện vận chuyển tại cơ sở của người bán hoặc được đặt dưới sự định đoạt của người vận chuyển trong trường hợp địa điểm giao hàng khác với cơ sở của người bán. Theo các điều kiện FAS và FOB, người bán có nghĩa vụ xếp hàng hóa tương ứng dọc theo mạn tàu và trên boon tàu. Do đó, rủi ro về hàng hóa sẽ được chuyển giao vào những thời điểm hàng hóa được xem là đã giao bởi người bán theo từng điều kiện trên.

Liên quan đến điều kiện FOB, cần lưu ý rằng đây là điều kiện thương mại lâu đời nhất và phổ biến nhất được sử dụng trong ngoại thương. Trong các phiên bản trước của Incoterms, điều kiện này coi đường mạn tàu làm giới hạn quyết định nơi rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua. Tuy nhiên, nguyên tắc này đã được thay đổi bởi Incoterms 2010. Trong phiên bản Incoterms 2010, giới hạn chuyển giao rủi ro đã được chuyển từ đi đường mạn tàu sang việc xếp hàng hóa nằm trong boon tàu. Sự thay đổi này là do quy tắc dựa trên đường mạn tàu đã bộc lộ nhiều điểm không hiệu quả và không nhất quán trên thực tế. Những thay đổi tương tự cũng có thể được quan sát thấy trong các điều kiện CIF và CFR.

Trong nhóm điều kiện bao gồm CPT, CIP, CFR và CIF, người bán có nghĩa vụ giao kết hợp đồng vận chuyển và thanh toán cho người vận chuyển. Tương tự như các điều kiện nhóm F ở trên, rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm xếp hàng. Cụ thể hơn, trong điều kiện CIP và CPT, rủi ro được chuyển từ thời điểm hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển. Thời điểm chuyển giao này sớm hơn so với các điều kiện ‘hàng hải’ CIF và CFR, trong đó rủi ro về mất mát và hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa sẽ được chuyển giao khi hàng hóa đó được người bán đặt lên tàu.

Theo các điều kiện nhóm D bao gồm DAT, DAP và DDP, hàng hóa của hợp đồng phải được người bán giao tại điểm đến. Điều đó có nghĩa là người bán sẽ chịu rủi ro trong suốt quá trình vận chuyển. Với điều kiện DAT, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bằng cách đặt hàng hóa tại cảng được chỉ định. Do đó, rủi ro sẽ chuyển sang người mua khi người bán dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại địa điểm đã nêu. Ngược lại, người bán trong điều kiện DAP và DDP phải chịu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cho đến thời điểm hàng hóa sẵn sàng trên phương tiện vận tải để dỡ hàng. Các điều kiện này có thể so sánh với tình huống được quy định tại Điều 69 (2) CISG. Cuối cùng, nghĩa vụ của người bán theo EXW là giao và đặt hàng hóa tại địa điểm của người bán theo thỏa thuận. Khi nghĩa vụ giao hàng của người bán được hoàn thành vào thời điểm nói trên, rủi ro sau đó sẽ chuyển sang người mua.

Tuy nhiên, những quy tắc nói trên không phải là tuyệt đối. Do đó, trong một số trường hợp, rủi ro có thể xảy ra ngay cả trước thời điểm hàng hóa được giao. Đây là những tình huống trong đó rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua vào thời điểm trước đó, chẳng hạn như ngày đã thỏa thuận hoặc thời điểm kết thúc của một thời hạn đã thỏa thuận với điều kiện là (i) người mua không thực hiện các bước để người bán có thể thực hiện việc giao hàng của mình hoặc (ii) người mua không nhận hàng kịp thời.

Hello, Ánh đây 😀 !!! Hôm nay chúng ta bắt đầu với một chủ đề các doanh nghiệp Việt Nam nên xuất khẩu theo điều kiện FOB hay CIF ? Woa…Nghe thú vị đúng không nào. Bài viết này sẽ hơi dài nên bạn chuẩn bị sẵn 1 tách cafe nhé…. Một trong nhiều câu hỏi được quan tâm đặt ra hiện nay tại nước ta là: tại sao đa phần các doanh nghiệp nước ta cứ xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập CIF, mà không ưu tiên xuất khẩu giá CIF và ngược lại, nhập khẩu FOB? Liệu con đường xuất nhập khẩu như vậy có đang làm bào mòn đi các giá trị gia tăng trong quá trình bán hàng của các doanh nghiệp?

Đọc xong nhớ kéo lên đọc bài này nhé: Nên loại bỏ điều kiện FOB và CIF trong vận chuyển Container? Tai sao không?

Nhắc đến Incoterms , ắt hẳn ai ai quan tâm đến kinh tế đối ngoại ít nhiều điều đã từng nghe qua thuật ngữ này. Incoterms (International Commercial Terms) là tập hợp một bộ quy tắc ứng xử trong thương mại quốc tế. Từ khi được Phòng thương mại quốc tế xuất bản năm 1936, sau đó Incoterms được tái bản lần đầu tiên vào năm 2000, gọi là Incoterms 2000. Hiện phiên bản Incoterms mới nhất hiện nay thay cho Incoterms 2000 là Incoterms 2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Incoterms 2010 có thể coi là bộ quy tắc được chỉnh sửa, bổ sung căn cứ trên phiên bản 2000, dựa trên sự biến chuyển mang tính thời đại của dòng chảy thương mại quốc tế. Trong Incoterms 2010, các điều kiện thương mại được tinh giảm (Từ 13 xuống 11 điều kiện), hình thành 2 điều kiện mới là DAT và DAP, mang đặc điểm kế thừa và hợp nhất từ các điều kiện trước đó, cũng như góp phần giải quyết được các đòi hỏi mới mẽ của thời cuộc.

Tại sao đòi hỏi nhiều điều kiện giao hàng
Nên chọn điều kiện FOB hay CIF

Incoterms có 4 nhóm điều kiện thương mại: E, F, C, D. Dĩ nhiên, CIF thuộc nhóm C và FOB thuộc nhóm F. Trên thực tế, CIF và FOB là 2 điều kiện thương mại được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng thường xuyên. Tùy theo từng trường hợp mà các điều kiện nhóm C hay F trong cùng một nhóm có thể thay thế cho nhau. Ở điều kiện CIF hay các điều kiện nhóm C khác như: CFR, CPT, CIP, đây là điều kiện thuộc loại hợp đồng gửi hàng đi. Mua bán hàng hóa theo điều kiện FOB và nhóm F cũng tương tự. Chỉ có nghĩa vụ của người mua- người bán và địa điểm chuyển giao rủi ro có sự khác biệt.

Ở điều kiện FOB (Free On Board), người mua có quyền yêu cầu người bán giao hàng cho người chuyên chở do họ chỉ định và tại địa điểm đi. Đối với điều kiện FOB, địa điểm và thời điểm chuyển giao được xác định là sau khi hàng hóa được xếp xong trên tàu tại cảng xếp hàng (Cảng đi). Như vậy ở điều kiện này, do người bán phải giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định, tại cảng xếp hàng chỉ định, tức là người đứng ra thuê và trả chi phí cho phương tiện vận tải (Tàu chở hàng) lúc này chính là người mua, và người mua bảo hiểm cho hàng cũng chính là bên mua. Xuất khẩu theo điều kiện thương mại này là kiểu mậu dịch bắt người mua hàng phải tự thân vận động và gánh vác hầu hết các nghĩa vụ cũng như rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa.

Tại sao đòi hỏi nhiều điều kiện giao hàng
Chuyển rủi ro trong Incoterms

Ở điều kiện CIF (Carriage, Insurance and Freight) thì ngược lại, sau khi hoàn tất việc ký hợp đồng mua bán hàng hóa, người mua chỉ cần thực hiện thủ tục thông quan nhập khẩu, còn lại việc giao hàng đến địa điểm của người mua chỉ định và mua bảo hiểm cho hàng hóa là trách nhiệm của người bán. Việc ai là người sẽ chỉ định phương tiện vận tải thường sẽ tùy theo thỏa thuận của 2 bên. Đồng thời mọi công tác cũng như thủ tục trong quá trình vận chuyển, giao hàng sẽ do bên bán đảm trách. Miễn sao cuối cùng hàng hóa của họ cặp cảng nhập khẩu theo đúng lộ trình và thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Công việc mua bảo hiểm cũng được bên bán chịu trách nhiệm chính. (Người bán chỉ mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu) Dĩ nhiên là trách nhiệm với hợp đồng và hàng hóa vẫn là trách nhiệm chung của cả 2 bên, nên đòi hỏi bên mua cũng như bên bán sẽ có những kiến nghị, san sẽ và thỏa thuận riêng trong suốt quá trình mua bán.

Như vậy, hợp đồng thương mại theo điều kiện FOB, người mua sẽ có trách nhiệm khá cao trong các thương vụ của mình. Còn theo điều kiện CIF, bên bán có trách nhiệm hoàn tất các quá trình cũng như thủ tục gắn với việc bán hàng đến tay người nhập khẩu. Đứng ở gốc độ của người mua hàng, giữa 2 điều kiện FOB và CIF thì những người mua hàng mà mức độ thỏa mãn của họ chỉ dừng lại ở việc mua được hàng, nguyên vật liệu với mức giá phải chăng, thì họ sẽ thích mua theo FOB. Cũng có khi người mua có chiến lược mua hàng tại Việt Nam và bán hàng của chúng ta dọc đường, nên họ sẽ dành quyền vận chuyển hàng và chịu trách nhiệm với hàng ngay sau khi hàng rời cảng xếp. Một số nhà nhập khẩu vốn sở hữu các hợp đồng vận tải theo đó mang lại nhiều lợi ích cho họ (Ví dụ như được chiết khấu cước tàu, hưởng hoa hồng từ chủ tàu), cho nên họ sẽ thích sử dụng FOB hơn.

Còn những người mua muốn nhà cung ứng của họ thỏa mãn nhu cầu mua được hàng của mình ở mức cao hơn, tức là muốn bản thân hưởng các đặc quyền tuyệt đối của người mua cũng như né tránh các rủi ro, rắc rối không mong muốn, họ sẽ thích CIF hơn. Nhìn chung, những người mua hàng theo điều kiện CIF đánh giá cao năng lực vận tải và ký hợp đồng bảo hiểm của người bán, họ cũng đồng thời chấp nhận mức giá cả cao hơn so với giá cả thông thường (Vì nó có cả chi phí vận tải và bảo hiểm hàng hóa). Trường hợp này trong thực tế sẽ xảy ra khi thị trường hàng hóa tại đất nước nhập khẩu đang có nhu cầu cao và đang đi lên, trong khi phát triển vận tải ngoại thương tại nước xuất khẩu còn ở cấp độ non yếu, để mua được hàng, nhà nhập khẩu sẵn sàng chủ động trong việc đưa ra hoặc chấp thuận các đề nghị thanh toán và vận chuyển thuận tiện cho hai bên.

Tại sao đòi hỏi nhiều điều kiện giao hàng

Đứng ở gốc độ người bán hàng cũng vậy, làm hàng theo điều kiện FOB giúp người bán bán được hàng nhanh chóng, kết thúc hợp đồng vận tải và chấp dứt trách nhiệm đối với hàng hóa ngay sau khi xếp xong hàng lên tàu. Các công ty Việt Nam thường xuất khẩu nguyên nhiên liệu, sản phẩm thô, hàng linh kiện , lắp ráp, bán thành phẩm là chủ yếu, cho nên giá trị gia tăng thấp, nhu cầu xoay vòng vốn nhanh và mạnh, cộng thêm thiếu kinh nghiệm trong công tác làm hàng xuất khẩu nên thường để các nhà nhập khẩu hàng hóa dành quyền thuê phương tiện vận tải và chịu trách nhiệm cho các chi phí phát sinh hay rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Điều này có nghĩa là việc xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB tại Việt Nam không phải phổ biến chỉ vì các nhà xuất khẩu của chúng ta thích, mà là vì với “thế” và “lực” hiện tại, đôi khi họ không còn chọn lựa nào khác ngoài con đường xuất giá FOB.

Có một thực tế là các công ty nước ngoài xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam hiện nay chủ yếu theo điều kiện nhóm C, mà phổ biến nhất là CIF. Tức là chúng ta đang nhập giá CIF (giá tương đối cao) và xuất giá FOB (giá tương đối thấp). Như lúc nãy đã nói, chúng ta xuất khẩu hàng thô, bán thành phẩm nhưng đồng thời lại nhập khẩu hàng thành phẩm và bán thành phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, như dược phẩm, đồ hộp, linh kiện ô tô, máy tính, hàng điện máy, điện lạnh, …v.v. Các nhà xuất khẩu biết rõ cơ cấu thị trường hàng hóa nước ta và thường có lợi thế trong việc quyết định mức giá và điều kiện Incoterms phù hợp mà vẫn đảm bảo các quyền lợi hợp tác tối thiểu.

Nhìn chung, khi nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện CIF, các nhà nhập khẩu nước ta thường sẽ chịu thiệt về giá một chút, nhà xuất khẩu sẽ có lợi thế áp đảo về giá trên bàn đàm phán, nhưng bù lại, giống như suy nghĩ chung của rất nhiều người hiện nay: Khi chúng ta không có điều kiện đích thân mang hàng về đến nơi an toàn, thì tại sao lại từ chối dịch vụ này từ các công ty xuất khẩu giàu kinh nghiệm? Liệu đây có phải là lựa chọn sáng suốt, khi mà chúng ta đang lựa chọn một phương thức mua hàng có thể khiến hàng chúng ta mua được không những đắt hơn mà còn ngày một lệ thuộc hơn vào người bán?

Nói thêm là, các nhà xuất khẩu chuyên nghiệp luôn có khả năng bán hàng với lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, nhờ vào: (1) Kinh nghiệm vận tải hàng hóa trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; (2) Đội tàu được trang bị chu đáo, hiện đại, bao gồm cả nhân lực có chuyên môn nhất định trong cả lĩnh vực vận tải, bảo hiểm và quản lý; (3) Thành thục các công tác quản trị và ứng phó rủi ro, liên kết chặc chẽ với các cơ quan quản lý ngành và mạng lưới vận tải biển trong nước và khu vực. Với lợi thế này và việc bán hàng cho các nước bạn với các điều kiện Incoterms có lợi, hỏi sao nền kinh tế ngoại thương của họ không lớn mạnh, guồng máy phát triển kinh tế của họ không được gia tốc hiệu quả?

Tại Việt Nam, chỉ có một số ít công ty lớn, có tiềm lực tài chính lẫn nhân lực làm hàng xuất nhập khẩu mới đủ sức thực hiện việc mua bán hàng hóa như một nhà buôn chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp khó khăn về vốn và phát triển nhân lực cũng như cạnh tranh về sản phẩm.

Như vậy, không phải các nhà xuất khẩu Việt Nam không thể xuất khẩu theo giá CIF nói riêng hay các điều kiện Incoterms có lợi khác nói chung, mà là các điều kiện để chúng ta tiến hành còn chưa cho phép ngày càng có nhiều và nhiều hơn nữa các công ty dám mạnh dạng đàm phán và ký hợp đồng xuất khẩu theo hướng trên. Hơn nữa việc ký hợp đồng theo điều kiện Incoterms nào (CIF hay FOB) còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trên bàn đàm phán, như : Tình hình thị trường hàng hóa, tình hình giá cả, khả năng thuê phương tiện vận tải và ký hợp đồng bảo hiểm của bên mua hoặc bên bán, chính sách phát triển kinh tế ngoại thương của Nhà Nước,…

Chúng ta không thể chối bỏ một sự thật là bán hàng theo giá CIF đem lại nguồn lợi lớn, bao gồm giá bán cao, chủ động trong việc luân chuyển, càng chủ động hơn trên bàn đàm phán, xây dựng được uy tín và quan hệ lâu bền với khách hàng,..

Về giá cả:
Liên quan trực tiếp đến lợi nhuận, khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Không nên hiểu bán hàng điều kiện CIF góp phần nâng giá bán lên mà là nâng giá trị gia tăng của hàng hóa lên.

Khi thuyết phục khách hàng ký hợp đồng mua-bán theo giá CIF, người bán có lợi thế trong việc thuyết phục người mua chấp nhận mua hàng tại vùng giá cao mong muốn. Ở giá FOB, vùng giá bán có thể dừng lại ở mức đạt lợi nhuận tối thiểu, nhưng khi ký hợp đồng theo giá CIF, ngoài việc tính thêm cước phí vận tải và bảo hiểm, một số chi phí khác, giá trị của hợp đồng có thể được xác lập ở những vùng giá cao hơn, tùy thuộc vào giá trị các dịch vụ mà người bán cung cấp, và chứng minh cho người mua. Vâng, thuê và ký hợp đồng vận tải, mua bảo hiểm ở điều kiện tối thiểu cho hàng, bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, thủ tục xuất khẩu,…được xem như là những dịch vụ vô hình nằm ngoài giá trị thuần của sản phẩm nhưng lại đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình định giá sản phẩm.

Để thuyết phục nhà nhập khẩu về quan điểm và chính sách định giá bán, người bán cần chú ý các điểm sau: (1) Mức giá đưa ra phải có tính thuyết phục, rõ ràng; (2) Mức giá đưa ra không phải là mức giá duy nhất (cứng nhắc);(2) Mức giá đó phải nằm trong vùng giá an toàn và được xác lập dựa trên tình hình mua bán thực tế (thị trường). Như vậy, khi ký kết hợp đồng theo giá CIF, người bán hàng nên có lợi thế về kinh nghiệm luân chuyển, bảo quản hàng, quản trị và ứng phó rủi ro,..để dành được tín nhiệm của người mua trước, sau đó tiến hành thương thảo dành thế chủ động trong công tác vận tải, mua bảo hiểm.

Tại sao đòi hỏi nhiều điều kiện giao hàng
Điều kiện CIF trong Incoterms

Nếu bên bán không chứng tỏ cho người mua thấy thực lực của mình thì khó thuyết phục người mua mua giá CIF. Thực tế hiện nay là các đội tàu nước ngoài đang mạnh lên và có ưu thế cạnh tranh với các đội tàu nước ta về cả số lượng và chất lượng. Nhà nhập khẩu nước ngoài thừa sức mua hàng và tự vận cuyển hàng về nước họ. Việc ký hợp đồng theo giá CIF là một chuyện, nhưng việc có thuê được hợp đồng vận tải có lợi, có bị ép giá hay không lại là một chuyện. Có nhiều trường hợp xảy ra khiến cho các chi phí liên quan phát sinh trong quá trình làm hàng, ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận. Trước khi tiến hành đàm phán, các nhà đàm phán xuất khẩu thường liên hệ với các đại lý vận tải trước, sau đó trước khi ký hợp đồng lại xác nhận lại một lần nữa mức cước phí. Việc chọn đúng hãng tàu có uy tín, có trách nhiệm là một trong những khâu then chốt. Ngoài ra, nhà xuất khẩu cũng không lường trước việc các đại lý vận tải tăng giá cước liên tục (Tình trạng hiện nay), khiến chi phí xuất khẩu tăng cao, dẫn tới việc đội giá, làm giảm lợi thế cạnh tranh, tạo ra mức giá không thu hút lẫn thuyết phục người mua.

Cải thiện năng lực vận tải ngoại thương và quản trị xuất nhập khẩu:
Đối với xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện CIF, cũng như các điều kiện DAP, DAT-đưa hàng đến điểm đến chỉ định, chuỗi cung ứng hàng hóa được hoàn thiện, người bán (cũng đôi khi là người trực tiếp sản xuất) tiến hành chào bán hàng hóa, tìm nhà nhập khẩu, thực hiện quá trình đàm phán và ký hợp đồng, sau đó là vận chuyển hàng hóa đến tay người mua tại cảng đến, chịu trách nhiệm trong suốt quá trình bán hàng,…Thực hiện quá trình bán hàng như vậy giúp các công ty xuất nhập khẩu nước ta nâng cao tay nghề cũng như khả năng quản trị xuất khẩu nói riêng, xuất nhập khẩu nói chung.

Chúng ta xuất đi được giá CIF, tất nhiên chúng ta cũng có thể nhập khẩu tốt giá FOB. Việc nhập khẩu giá FOB đòi hỏi người mua phải thực hiện các quá trình ký và thuê hợp đồng vận tải, mua bảo hiểm hàng hóa, quản trị rủi ro và các chi phí phát sinh giống như chúng ta làm hàng xuất khẩu giá CIF vậy. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp nhẹ Việt Nam, đặc trưng bởi quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu bán thành phẩm từ nước ngoài (Các hợp đồng gia công), sau đó xuất khẩu các thành phẩm, sản phẩm phụ sang nước ngoài. Trong một chuyến hàng đi (xuất) và về (nhập), các công ty có thể tiết kiệm được một khoảng chi phí vận tải không nhỏ. Các công ty có thể tận dụng các chuyến tàu chở hàng về để tiếp tục nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hàng xuất khẩu hoặc ngược lại, khi có các hợp đồng mua và bán song song. Quá trình này làm cho chu kỳ sản xuất được vận hành liên tục và có lợi về mặt kinh phí. Do thiếu công nghiệp phụ trợ nên việc tự sản xuất các thiết bị, bán thành phẩm, cấu kiện máy móc, phụ tùng linh kiện…tại nước ta còn phải dựa vào nhập khẩu. Để tăng hiệu quả sử dụng vốn, trong quá trình xuất và nhập, các doanh nghiệp nhanh chân sẽ chủ động tạo ra dỏng chảy kinh doanh liên tục cho mình.

Vận tải đường biển – một trong các hình thức vận chuyển hàng hóa xuất/nhập chủ yếu tại nước ta, gặp nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, huy hoạch và đầu tư cho cơ sở hạ tầng chưa đúng cách là một lý do. Vì không có một cảng trung chuyển tầm cỡ khu vực với mặt bằng giao thông thuận lợi, hàng hóa Việt Nam xuất sang Tây Âu và Bắc Mỹ phải trung chuyển sang Singapore và Malaysia, khiến chi phí vận tải biển tăng thêm 20%.

Trong định hướng phát triển cảng biển VIệt Nam đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phát triển vận tải biển sẽ tập trung vào nâng cấp và đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đội tàu biển. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp làm hàng XNK nước ta tận dụng trong mua bán, cũng như cắt giảm chi phí không cần thiết trong vận chuyển hàng hóa.

Tăng dự trữ ngoại hối, nâng cao tiềm lực và uy tín của các công ty xuất nhập khẩu:
Việc cứ xuất khẩu theo giá FOB và mua hàng với giá CIF đồng nghĩa với việc một lượng ngoại tệ bị chảy ra khỏi nước ta hàng năm. Vì các nhà xuất khẩu phải giảm đi một lượng ngoại tệ có được để sang sẽ chi phí mang hàng về nước cho người mua, trong khi các nhà nhập khẩu chi thêm không ít ngoại tệ bù cho phần cước vận chuyển (và cả bảo hiểm) mà bên bán đảm nhận. Giả sử: Chúng ta có một bộ phận sản xuất thành phẩm, nhập khẩu lô hàng nguyên vật liệu với mức giá FOB, khi bán một đơn vị sản phẩm ra, chẳng hạn 200 USD, thì trị giá nguyên vật liệu (giá FOB nhập ) hết 150USD, trong đó gồm cả phí vận tải + bảo hiểm = 50USD. Lợi nhuận lúc này là 200 – 150 = 50USD. Nhưng nếu bạn tự tay nhập hàng theo giá CIF, phí vận tải + bảo hiểm có thể ít hơn 50USD. Ví dụ là 40USD. Mức chênh lệnh giữa nhập FOB và CIF là 10USD, cũng chính là chênh lệch lợi nhuận của bạn có được trên mỗi sản phẩm bán ra: 160USD so với 150USD. Khi bạn muốn xuất khẩu sản phẩm này đi theo giá CIF, mức giá mỗi đơn vị sản phẩm là trên 200USD.

Tất nhiên, không phải cứ xuất theo giá CIF thì sẽ thu về nhiều ngoại tệ hơn nhờ ưu thế giá bán và cắt giảm được những lổ hỏng cần thiết trong khi nhập nguyên liệu đầu vào. Muốn đạt được lợi nhuận cao, người bán hàng theo điều kiện CIF cần phải cân nhắc ưu và khuyết điểm của mình, bao gồm của cả sản phẩm và hệ thống doanh nghiệp; cân nhắc chi phí phải trả cho chủ tàu, chi phí lưu kho lưu bãi trong điều kiện thời tiết xấu, cùng các chi phí phát sinh trong và sau khi thiệt hại hay rủi ro xảy ra. Các cân nhắc này liên quan đến các quyết định đánh đổi trong đàm phán của nhà xuất khẩu, và các quyết định này làm phát sinh chi phí vô hình được kinh tế học gọi là “chi phí cơ hội”. Tức là chi phí để chọn giữa việc xuất CIF thay vì xuất FOB (Phương án A) có đáng để nhà xuất khẩu hy sinh giữa lựa chọn xuất FOB thay vì xuất CIF hay không (Phương án B)? Việc nhà xuất khẩu chọn phương án A sẽ tạo nên chi phí từ việc không chọn B, cho nên việc cân nhắc trước khi ra quyết định có nên nhất định phải xuất giá CIF hay không rất quan trọng. “Muốn leo cao, mông phải vững”.

Một điều không thể chối cải là bán hàng giá CIF là kiểu bán hàng trọn gói và đặt lợi ích của người tiêu dùng lên trên hết. Thêm một lý do nữa để mở rộng giá trị thặng dư cho nhà xuất khẩu đó là các chi phí hợp lý phục vụ cho việc bán hàng. Kể cả các lợi ích vô hình mà người mua nhận được khi mua hàng với giá CIF cũng là một điểm cộng.
Thực hiện bán hàng theo giá CIF khuyến khích đội ngũ quản làm hàng xuất khẩu làm quen với công tác quản trị chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực đàm phán với các đối tác nước ngoài cũng như các đại lý vận tải, bảo hiểm. Năng lực bán hàng xuất khẩu cũng được nâng cao, góp phần tạo nên uy tín cho chính công ty của họ. Mạng lưới các mối quan hệ hợp tác cũng được nhân rộng. Cơ hội học tập kinh nghiệm từ các công ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nước được mở rộng.

Như vậy, xuất khẩu hàng hóa theo giá CIF hay các điều kiện Incoterms “đưa hàng đi” khác, như là con đường để các công ty XNK thực hiện kinh doanh XNK như là một nhà buôn chuyên nghiệp, góp phần phát triển dịch vụ vận tải biển và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, thúc đẩy thông thương, phát triển kinh tế

Tại các quốc gia có lợi thế về đường biển và kinh nghiệm trong lĩnh vực buôn bán đường biển như Trung Quốc, Singapore, Hà Lan,…Chính phủ đã sớm nhìn thấy một chân trời mới hiện ra nơi các cảng biển. Tại các quốc gia này, một lượng lớn vốn và khối óc được dùng để đầu tư vào huy hoạch và phát triển cảng biển, thúc đẩy thông thương, buôn bán quốc tế. Ngoại thương góp phần phát triển kinh tế, ngoại thương tạo ra các giá trị bằng việc tận dụng tốt các cơ hội mua bán với nước ngoài, ngoại thương là cách một quốc gia sử dụng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của mình để tạo ra giá trị, ngoại thương là cách mà một quốc gia hội nhập, sản xuất và thu về ngoại tệ.

Chúng ta phát triển kinh tế từ nhiều yếu tố mà kinh tế ngoại thương là một trong những lý do chính để nền kinh tế thị trường tiếp tục hoạt động.

Nói tổng quát, khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải chủ động đưa ra các công cụ và giải pháp trong bối cảnh cạnh tranh. Chủ động đưa ra các công cụ và giải pháp tức là thực hiện qúa trình tạo ra giá trị và lợi nhuận dựa trên sự thích ứng và thay đổi, dựa trên sự học hỏi của bản thân và sự phối hợp hiệu quả với các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương và Nhà nước. Trước mắt, khi tiến hành ký hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài, các nhà xuất khẩu nên chủ động làm chủ quá trình quản trị chuỗi cung ứng, nâng cao giá trị gia tăng, giữ vững sức cạnh tranh. Cùng với quá trình huy hoạch và đầu tư, phát triển cảng biển của Nhà nước, cơ hội nâng cao tay nghề và phát triển trong thời gian sắp tới luôn chờ đợi các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Làm kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như bao ngành nghề khác, nên đi theo quy luật marketing hiện đại “Bán cái khách hàng cần, đừng nên chỉ bán cái mà mình có”. Ưu tiên cho xuất khẩu giá CIF hay FOB điều phải đặt lợi ích khách hàng lên trên hết, hàng hóa làm trung tâm, chú trọng đến các hình thức dịch vụ đi kèm trong quá trình bán hàng, từ đó tìm ra các giải pháp góp phần tạo ra giá trị gia tăng hiệu quả, cắt giảm các chi phí không cần thiết.

Bài chia sẽ của mình về việc “Ưu tiên xuất khẩu theo giá CIF” hy vọng sẽ cung cấp cho mọi người cái nhìn tổng quát về xuất nhập khẩu hiện nay, một số ý kiến của mình về lợi ích của xuất hàng giá CIF và tác động to lớn khi các công ty XNK chủ động công tác quản trị bán hàng, vận tải hàng hóa chỉ là một số ý kiến cá nhân của bản thân, do vậy,rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung chỉnh sửa từ quý bạn đọc.