Tại sao hay bị nứt gót chân

Nứt gót chân rất thường gặp, thường thì sẽ có những vết nứt nông hoặc có thể sâu và không đau; tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân có thể bị những tình trạng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tại các vết nứt.

Theo các khảo sát tại Mỹ năm 2012, có khoảng 20% người lớn trưởng thành tại Hoa Kỳ bị tình trạng nứt gót chân. Phụ nữ là đối tượng bị tình trạng nứt gót chân cao hơn 50% so với nam giới.

Những vết rãnh nứt gót chân sâu có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau hoặc có thể gây chảy máu và nhiễm trùng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của nứt gót chân

  • Da bong tróc hoặc có thể bị ngứa;

  • Xuất hiện các vết nứt gây chảy máu;

  • Đau hoặc khó chịu tại các vết nứt nẻ;

  • Viêm, da đỏ, loét.

Tác động của nứt gót chân đối với sức khỏe 

  • Bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi di chuyển;

  • Gây tình trạng thiếu tự tin khi giao tiếp;

  • Đau nhức hoặc chảy máu, đôi khi có thể nhiễm trùng tại vị trí nứt.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nứt gót chân

Trong một số trường hợp nứt gót chân nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tình trạng nứt gót biến chứng đặc biệt là với những đối tượng có đi kèm với bệnh lý. Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Mất hoặc giảm cảm giác ở gót chân;

  • Nhiễm trùng hoặc viêm mô tế bào;

  • Lở loét bàn gót chân do nguyên nhân bệnh tiểu đường.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến nứt gót chân

Biểu hiện ban đầu của nứt gót chân thường là nứt nẻ tại vị trí gót chân, da bắt đầu xuất hiện những vùng có tình trạng khô và dày sừng hay trong dân gian thường gọi là vết chai [chúng thường xuất hiện vị trí xung quanh gót].

Một số nguyên nhân nứt gót chân bao gồm:

  • Đứng trong nhiều giờ liền;

  • Đi chân trần;

  • Tắm hoặc ngâm chân lâu trong nước nóng;

  • Sử dụng các loại xà phòng có hoạt tính tẩy mạnh làm mất đi hết cả lớp dầu tự nhiên trên da làm da gót chân khô hơn;

  • Mang giày không vừa với chân hoặc các loại giày cứng không hỗ trợ được cho gót chân.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải nứt gót chân?

Những đối tượng có các bệnh lý sau có nguy cơ cao mắc phải nứt gót chân:

  • Bệnh tiểu đường;

  • Suy giáp;

  • Viêm da dị ứng;

  • Bệnh vẩy nến;

  • Bệnh da liễu;

  • Béo phì;

  • Thai kỳ;

  • Lão hóa;

  • Dày sừng lòng bàn chân;

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nứt gót chân

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nứt gót chân, bao gồm:

  • Da chân khô do thời tiết hoặc khí hậu;

  • Không sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm khiến cho da chân bị khô dẫn đến tình trạng nứt nẻ;

  • Tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng cao và tuần hoàn máu kém dẫn đến tình trạng da khô, thiếu chất dinh dưỡng.

  • Tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh làm cho chân không cảm giác được tình trạng khô, nứt hoặc đau.

  • Thiếu vitamin;

  • Nhiễm trùng, nhiễm nấm;

  • Bệnh lý: Suy giáp, viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, bệnh da liễu, béo phì, thai kỳ, lão hóa, dày sừng lòng bàn chân…

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nứt gót chân

Thực thể:

  • Vị trí da tại vùng gót chân bị khô, dày sừng.

  • Tình trạng xuất hiện các rãnh nứt nông đến sâu.

  • Có thể kèm theo đau, chảy máu hoặc viêm nhiễm khuẩn.

Phương pháp điều trị nứt gót chân hiệu quả

  • Nếu tình trạng của bạn nhẹ, hãy bắt đầu bằng cách dưỡng ẩm gót chân 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp giảm các triệu chứng. Bạn có thể sử dụng đá bọt trước khi dưỡng ẩm để loại bỏ lớp da cứng chết có thể ngăn kem dưỡng ẩm thấm sâu vào da một cách hiệu quả. 

  • Xử lý cơ học các vết chai/ vết nứt dày bằng cách sử dụng một lưỡi dao mổ để giảm lượng da tích tụ.

  • Dầu dưỡng da chân giúp nuôi dưỡng và cung cấp độ ẩm cho da. 

  • Giày dép thích hợp có đệm lót gót chân.

  • Quấn chân và mắt cá chân/ băng quanh gót chân để giảm chuyển động của da.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nứt gót chân

Chế độ sinh hoạt:

  • Tránh phải đứng một tư thế hoặc ngồi khoanh chân quá lâu.

  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm vào ban đêm để bổ sung độ ẩm cho da chân.

  • Hàng ngày nên kiểm tra bàn chân, đặc biệt nếu như bệnh nhân bị tiểu đường hoặc một vài các bệnh lý khác làm khô da.

  • Nếu mang giày nên thêm đệm lót giày để hỗ trợ chức năng cho gót chân.

  • Sử dụng các miếng lót chân bằng silicon để giữ ẩm và làm lớp đệm cho gót chân.

  • Khi tắm nên kết hợp chà đá bọt tại gót chân để tránh tình trạng da dày lên.

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho da;

  • Bổ sung vitamin;

  • Điều trị các bệnh lý đặc biệt là tiểu đường [hạn chế ăn ngọt, tinh bột].

Phương pháp phòng ngừa nứt gót chân hiệu quả

 Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Đảm bảo bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày cho bàn chân để ngăn chúng bị khô.

  • Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ vitamin.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Nguồn tham khảo

    1. //www.thefeetpeople.com.au/symptoms-we-treat/cracked-heels/

    2. //www.healthline.com/health/cracked-heel-heal#remedies

    3. //www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/what-to-know-cracked-heels

    4. //www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/expert-answers/cracked-heels-treatment/faq-20455140

    5. //www.medicalnewstoday.com/articles/316572#causes

Nứt gót chân không chỉ khiến bạn phải chịu đựng những cơn đau khi đi lại mà còn có thể gây ra hoại tử chân nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, việc chú ý bổ sung vitamin tổng hợp là cần thiết để cải thiện tình trạng nứt gót chân, duy trì một cơ thể khỏe mạnh và một làn da săn chắc. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu xem nứt gót chân là thiếu chất gì và nên bổ sung vitamin gì nhé!

Vì sao bị nứt gót chân?

Nhiều người thắc mắc: "Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?" khi tìm giải pháp điều trị

Nứt gót chân là hiện tượng xảy ra khi da của bàn chân liên tục dày lên, thô ráp, sần sùi... do lớp tế bào tầng dưới cùng của da bị phân hóa và bị đẩy lên trên để thay thế bằng lớp tế bào da mới nên lớp da chân bị dày lên. Lớp tế bào da cũ tích tụ ngày một nhiều hơn rồi bong vẩy và tạo ra những lớp tế bào chết gọi là tế bào sừng. Lớp tế bào sừng không bị bong tróc đi như bình thường mà còn kết dính với nhau và phát triển rộng dần tạo thành những vết nứt ở gót chân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nứt gót chân phổ biến gây nên tình trạng nứt gót chân:

  • Da khô, mất nước, thiếu ẩm. 
  • Thường xuyên giày mules, đi dép xỏ ngón hoặc các loại giày không có gót hoặc không hỗ trợ bảo vệ gót.
  • Đi chân trần. Mang giày không vừa chân.
  • Chấn thương trên da do thường xuyên cạo hoặc sờ nắn.
  • Các bệnh da liễu như nấm da chân, bệnh chàm, bệnh vẩy nến.
  • Đứng trong thời gian dài mà không có hỗ trợ bảo vệ gót chân thích hợp.
  • Thời tiết lạnh khiến da nứt nẻ.
  • Tiếp xúc lâu với môi trường ẩm ướt.
  • Người bị rối loạn tuyến giáp, bệnh tiểu đường và các bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
  • Chế độ ăn quá ít chất béo.
  • Sự tích tụ mô sẹo.

Ngoài những nguyên nhân thường trên, gót chân nứt nẻ cũng có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin? Vậy bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Nên bổ sung những loại vitamin nào để trị nứt gót chân và cải thiện sức khỏe làn da.

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?

Trong một số trường hợp, gót chân bị nứt nẻ có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin. Cụ thể đó là các loại vitamin cần thiết cho sức khỏe của làn da là vitamin E, C, B3.

Thiếu vitamin C

Có thể dẫn đến tình trạng khô da dẫn đến nứt gót chân. Phổ biến nhất là thiếu vitamin C với các biểu hiện qua các triệu chứng như chảy máu nướu răng, chảy máu quanh nang lông [đặc biệt là ở cẳng chân]. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng rụng tóc, vết thương chậm lành, các đốm da phát sinh do mạch máu bị vỡ, mệt mỏi và thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu vitamin E

Vitamin E là một chất chống oxy hóa có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào của bạn không bị hư tổn. Chất này cũng có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong động mạch và tăng cường chức năng miễn dịch. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin E, bạn có thể bị yếu cơ, gặp các triệu chứng thần kinh như các vấn đề về mất cảm giác và thị lực, các vấn đề về da như da xỉn màu, khô, lão hóa sớm và nếp nhăn.

Thiếu vitamin B3

Thiếu vitamin B3 gây bệnh pellagra với biểu hiện khô da và nứt gót chân

Thiếu vitamin B3 hay còn được gọi là niacin, cơ thể sẽ có các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, sa sút trí tuệ hoặc mất trí nhớ và viêm da. Ngoài ra, thiếu vitamin B3 có thể gây đỏ da và khô rát tại những vùng thường xuyên ít tiếp xúc với ánh sáng bao gồm mặt, ngực, cổ, bàn tay và bàn chân.

Vậy, nứt gót chân là thiếu chất gì và vai trò của vitamin B3 là gì? Khi cơ thể thiếu vitamin B3 có thể gây ra bệnh pellagra với biểu hiện khô và nứt gót chân. Vitamin B3 thuộc nhóm vitamin hòa tan trong nước thuộc vitamin nhóm B, có chức năng giúp cơ thể sử dụng protein cũng như chất béo trong việc duy trì mái tóc, làn da và hệ thần kinh được khỏe mạnh. Bệnh Pellagra gây ra triệu chứng của khô da và bong tróc da trên tất cả các bộ phận của cơ thể bao gồm cả gót chân. Tình trạng viêm da do Pellagra thường xuất hiện trên bàn chân. Một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện ở mặt, cổ, môi, bàn tay...

Để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ vitamin B3, nam giới trưởng thành cần cung cấp khoảng 16mg vitamin B3 trong một ngày và nữ giới trưởng thành cần cung cấp 14mg vitamin B3 trong một ngày. Bạn có thể bổ sung vitamin B3 bằng cách sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B3 dồi dào bao gồm men bia, đậu phộng, cá hồi, củ cải đường... hoặc có thể bổ sung vitamin B3 theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, nứt gót chân có thể do thiếu một số loại vitamin khác như vitamin A, vitamin E, vitamin C hoặc các vi chất như kẽm hoặc các acid béo không no nối đôi và nối đơn.

Nứt gót chân làm sao để hết?

Vệ sinh chân và gót chân

Rửa chân thường xuyên giúp gót chân bạn luôn sạch sẽ và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên đối với gót chân nứt nẻ, bạn không nên sử dụng xà phòng hay các loại nước tẩy rửa vì điều này sẽ khiến chân bạn khô và tình trạng nứt sẽ nặng hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng nước lá chè xanh hoặc nước muối loãng để vệ sinh chân và phần gót chân.

Sử dụng thuốc điều trị nứt gót chân

Người bệnh có thể dùng kem dưỡng điều trị nứt gót chân

Sau khi vệ sinh xong, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng chân điều trị nứt gót chân để làm bong tróc da chết, làm mềm và dưỡng ẩm cho gót chân để tình trạng nứt da gót chân nhanh chóng hồi phục. Không nên tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc mỡ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Một số loại kem dưỡng da chân nên tham khảo như:

  • Kem gót sen Thái Dương
  • Kem dưỡng da chân Footgel Classic

Bảo vệ đôi chân

Cuối cùng là bạn phải bảo vệ đôi chân bằng cách mang giày, dép có đế mềm, êm ái, tránh đi những loại giày dép có đế quá cứng và hạn chế đi chân trần, tránh phần gót chân bị thương bám bẩn trong thời điểm đang bị nứt.

Ngâm chân

Ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút cho chân bạn được nghỉ ngơi, thư giãn. Điều này không những giúp chân bạn khử được mùi hôi sau một ngày mang giầy dép mà còn giúp dưỡng ẩm, tẩy da chết ở chân...

Bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng

Để giải đáp cho câu hỏi: "Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?", bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm chứa kẽm và omega 3 trong chế độ ăn hàng ngày.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề