Tại sao hay mọc mụn ở trong mũi

Mụn đầu trắng có thể là dấu hiệu liên quan đến biến động nội tiết tố do dậy thì, kinh nguyệt, mãn kinh, trong khi mụn trứng cá là biểu hiện của các vấn đề về tiêu hóa.

Mũi là một trong những vùng da thường mọc mụn nhất trên cơ thể, do mũi có lỗ chân lông lớn hơn các vị trí khác trên khuôn mặt, đây là cơ hội cho bụi bẩn và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây tắc nghẽn. Ngoài ra, da mũi thường xuyên tiết dầu hơn, sự kết hợp của lỗ chân lông to và dầu thừa (bã nhờn) khiến mũi dễ bị mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn mủ. Mụn ở mũi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong nhiều trường hợp mụn ở mũi là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Đặc trưng của mụn ở mũi là các loại mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn mủ, hầu hết mụn trứng cá ở mũi không gây viêm. Mỗi loại mụn có thể là dấu hiệu nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau. Tất cả các dạng mụn ở mũi đều có thể được kích hoạt bởi một số yếu tố, bao gồm thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống, vệ sinh kém và một số loại thuốc.

Tại sao hay mọc mụn ở trong mũi

Mụn ở mũi xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ảnh: Freepik

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là một dạng mụn có hình thù giống như trứng cá. Mụn trứng cá hình thành khi có sự kết hợp của vi khuẩn, bã nhờn dư thừa, tế bào da chết và các mảnh vụn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông, dẫn đến xuất hiện các nốt mụn trên bề mặt da. Mụn trứng cá khi xuất hiện ở một bên mũi, có thể là dấu hiệu của sự dao động nội tiết tố, trong khi mụn ở đầu mũi có thể là biểu hiện của các vấn đề về tiêu hóa, căng thẳng do ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, một số trường hợp mụn trứng cá ở mũi chỉ ra các vấn đề về tim mạch. Trong các loại mụn trứng cá có mụn trứng cá đỏ, một loại mụn gây sưng tấy trên mũi khiến mũi to ra, thường bắt đầu trên mũi và lan ra má.

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng hình thành khi lượng bã nhờn dư thừa, tế bào da chết, bụi bẩn, vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra mụn trứng cá. Mụn đầu trắng có đặc điểm là đầu khép lại, xuất hiện như những nốt mụn nhỏ, tròn, màu trắng trên bề mặt da.

Mụn đầu trắng trên mũi xuất hiện thường do lượng lớn bã nhờn có thể bị mắc kẹt trong lỗ chân lông. Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn đầu trắng, bao gồm: căng thẳng, lo lắng và biến động nội tiết tố do dậy thì, kinh nguyệt, mãn kinh và các tình huống khác. Mụn đầu trắng phát triển mạnh ở những vị trí có nhiều bã nhờn khiến mũi trở thành chỗ đắc địa của loại mụn này.

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen trên mũi hình thành vì những lý do tương tự như mụn đầu trắng; bã nhờn dư thừa, da chết, cặn bã và vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Với mụn đầu đen, phần trên cùng của lỗ chân lông vẫn mở. Khi dầu và các mảnh vụn trong lỗ chân lông tiếp xúc với các yếu tố này, nó sẽ bị oxy hóa và để lại phần trên của mụn có màu xám hoặc đen, do đó có tên là "mụn đầu đen".

Tại sao hay mọc mụn ở trong mũi

Nhiều trường hợp mụn ở mũi là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Ảnh: Freepik

Mụn mủ

Mụn mủ trên mũi phát triển khi lỗ chân lông bị bít sâu, tạo thành những nốt mụn nhỏ chứa đầy mủ. Mụn mủ có đặc điểm là mụn viêm và khác với mụn đầu trắng ở chỗ chúng có thể gây đau khi chạm vào và chứa mủ chứ không phải chất nhờn cứng và tế bào da chết. Giống như mụn đầu đen và mụn đầu trắng, mụn mủ cũng có xu hướng xuất hiện gần các tuyến dầu, điều này giải thích tại sao chúng thường xuất hiện trên mũi. Mụn mủ là dấu hiệu cảnh báo biến động nội tiết tố do dậy thì, kinh nguyệt ở phụ nữ cũng như nam giới.

Mụn rộp

Mụn rộp có thể trông giống như mụn nhọt nhưng sẽ tiếp tục xuất hiện tại cùng một vị trí, lặp đi lặp lại nhiều lần và đóng vảy khi lành. Mụn rộp có thể mềm và đau nhưng thường sẽ biến mất sau khoảng một tuần. Loại mụn này hình thành do nóng trong cơ thể, điều tiết của hệ tiêu hóa gặp vấn đề.

Viêm nang lông

Viêm nang lông là một bệnh nhiễm trùng xuất phát từ nang lông. Trong một số trường hợp, nang có thể bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu, sưng đỏ. Vết sưng có thể trông giống như mụn trứng cá nhưng khi chạm vào tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.

Thông thường khi bị mụn mũi, mọi người có xu hướng để nó tự biến mất mà không can thiệp. Tuy nhiên, một số người vẫn thoa kem để loại bỏ mụn trên mũi nhằm tránh để lại sẹo. Theo các chuyên gia, nếu mụn không nằm bên trong mũi, mọi người có thể dùng các loại thuốc trị mụn nhưng nếu mụn nằm bên trong thì việc tự tiện dùng các loại thuốc sẽ khiến da bị kích ứng. Khi mũi xuất hiện các vết sưng đau không xác định, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tìm nguyên nhân gây ra cơn đau.

Anh Chi (Theo Medicinenet)

Mụn trong mũi có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc bệnh lý bên trong mũi. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục để giảm khó chịu và đau đớn do mụn gây ra.

Tại sao hay mọc mụn ở trong mũi
Mụn trong mũi khiến nhiều người lo lắng

Lông mọc ngược có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Ở mũi, chúng có xu hướng xảy ra khi bạn cố gắng loại bỏ lông mũi bằng cách cạo, tẩy lông hoặc sử dụng nhíp. Lông sẽ mọc lại vào da và làm xuất hiện một nốt mụn ở vị trí lông mọc ngược. Các dấu hiệu lông mọc ngược, bao gồm:

Thông thường, tình trạng lông mọc ngược sẽ trở nên tốt hơn mà không cần điều trị. Nhưng một số người nên đến thăm khám với bác sĩ nếu các triệu chứng dai dẳng và nghiêm trọng. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc mỡ tại chỗ để giảm đau hoặc kháng sinh đường uống để điều trị mụn nhọt do nhiễm trùng.

Viêm tiền đình mũi là một bệnh nhiễm trùng ở tiền đình mũi, phần nước của khoang mũi. Nó thường xảy ra do ngoáy mũi, xì mũi quá mức và xỏ mũi. Vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các vết sưng đỏ hoặc trắng bên trong mũi. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Nhiễm virus chẳng hạn như herpes
  • Sổ mũi dai dẳng
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Một số nghiên cứu cũng cho thấy người dùng thuốc điều trị bệnh ung thư có nguy cơ mắc bệnh viêm tiền đình mũi cao hơn.

Dấu hiệu nhiễm trùng tiền đình mũi gồm:

  • Viêm
  • Kích thích
  • Đau đớn
  • Sưng

Các trường hợp viêm tiền đình mũi nhẹ có thể đáp ứng tốt với một số loại kháng sinh tại chỗ như bacitracin. Trường hợp nhiễm trùng nặng gây ra mụn nhọt có thể cần điều trị bằng kháng sinh tại chỗ và thuốc uống.

Viêm mũi là tình trạng mụn nhọt xuất hiện sâu trong mũi. Tình trạng này thường liên quan đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng da nghiêm trọng xâm nhập vào máu. Viêm mô tế bào không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng.

Các triệu chứng của viêm mô tế bào bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Những vệt đỏ trên da
  • Sưng

Các loại nhiễm trùng có thể gây viêm mô tế bào bao gồm:

  • Vi khuẩn tụ cầu
  • Vi khuẩn Streptococcus
  • Tụ cầu vàng kháng methicillin

Thông thường, viêm mô tế bào cần được điều trị bằng kháng sinh đường uống từ 10 ngày trở lên.

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mãn tính có thể làm hỏng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Bệnh này đôi khi có thể gây ra những vết loét, mụn nhọt bên trong mũi, kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Các triệu chứng của lupus ban đỏ bao gồm:

  • Đau cơ
  • Đau ngực
  • Rụng tóc
  • Khô mắt dai dẳng
  • Nhầm lẫn
  • Mệt mỏi
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Đau đầu
  • Đau khớp hoặc sưng
  • Mất trí nhớ
  • Nổi mẩn đỏ thường ở mặt
  • Khó thở

Đến nay vẫn không có cách chữa bệnh lupus ban đỏ, các phương pháp điều trị nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng, bao gồm:

  • Thuốc chống sốt rét
  • Corticosteroid
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Liệu pháp sinh học
  • Thuốc chống viêm không steroid

Trong mũi có một số tĩnh mạch dẫn đến não, do đó nếu mụn nhọt bị nhiễm trùng sẽ gây nguy hiểm. Một tình trạng hiếm gặp do biến chứng của mụn trong mũi là chứng huyết khối xoang hang. Xoang hang là một tĩnh mạch lớn ở đáy hộp sọ, huyết khối là kết quả khi một vết thương bị nhiễm trùng trong mũi sẽ làm cho cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch này.

Các triệu chứng của chứng huyết khối xoang hang bao gồm:

  • Đau hoặc nhức đầu
  • Khó nhìn
  • Buồn ngủ
  • Mắt lồi
  • Nhìn đôi, đau mắt
  • Đồng tử không đều
  • Sốt cao bất thường

Người bị mụn trong mũi nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Khó nhìn hoặc nhìn đôi
  • Chóng mặt
  • Nổi mẩn đỏ, sưng và đau kèm theo sốt
  • Nhầm lẫn
  • Đồng tử không đều
Tại sao hay mọc mụn ở trong mũi
Nên gặp bác sĩ khi những triệu chứng mụn trong mũi nghiêm trọng

Để chẩn đoán, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Mụn nhọt trông như thế nào khi bạn nhìn thấy nó lần đầu tiên? Nó có thay đổi không?
  • Những triệu chứng liên quan đến mụn trong mũi
  • Khi nào bạn cảm nhận thấy mụn trong mũi
  • Có máu hoặc mủ chảy ra từ mụn hay không?

Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra mụn trong mũi thông qua nghiên cứu hình ảnh như MRI hoặc CT đầu, có thể giúp xác định dấu hiệu nhiễm trùng bên trong xoang. Xét nghiệm máu và chất lỏng bên trong mụn có thể được tiến hành để xác định vi khuẩn (nếu có). Điều này giúp bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh thích hợp.

Điều trị mụn trong mũi còn phụ thuộc vào nguyên nhân của nó. Thông thường có các cách điều trị như sau:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) giúp giảm bớt cơn đau nào liên quan đến mụn trong mũi. Các thuốc được sử dụng phổ biến như ibuprofen (Advil), một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen (Tylenol).
  • Thuốc kháng sinh thường được sử dụng điều trị nhiễm vi khuẩn. Các thuốc này bao gồm thuốc mỡ kháng sinh, chẳng hạn như bacitracin hoặc mupirocin (Centany). Trường hợp nhiễm trùng nặng thì người bệnh cần nhập viện và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Để ngăn cản sự hình thành của mụn trong mũi, mọi người nên hạn chế ngoáy mũi hoặc xì mũi quá mạnh, quá thường xuyên. Điều này ngăn kích ứng bên trong mũi dẫn đến việc nổi mụn.

Đồng thời nên rửa tay trước và sau khi chạm vào mũi, mặt. Cẩn thận khi loại bỏ lông mũi và luôn luôn sử dụng những thiết bị sạch. Sau cùng, mọi người nên tránh hoặc kiểm soát sự căng thẳng, vì căng thẳng sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và chậm quá trình hồi phục bệnh.

Mụn trong mũi thường gây ra nhiều phiền toái, chính vì vậy nó cần được điều trị và khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng này, hãy thăm khám và hỏi trực tiếp bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.