Tại sao lại gọi là sài gòn

Tại sao lại có tên gọi Thành Phố Hồ Chí Minh? Sài Gòn đổi thành Thành phố Hồ Chí Minh từ bao giờ? Mời bạn cùng  Saigoner.net  đi tìm hiểu thông tin này.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Việt Nam tái thống nhất và Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nguồn gốc ý tưởng đổi tên Sài Gòn?

12/5/1975, tạp chí Time dành gần như toàn bộ số báo hôm đó để nói về sự kiện quan trọng nhất thế giới bấy giờ: chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.

Tại sao lại gọi là sài gòn

Trang bìa tờ tạp chí có một bức họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản đồ Việt Nam màu đỏ và dòng tít lớn: “The Victor” – “Người chiến thắng”.

Toàn bộ tấm bản đồ màu đỏ, chỉ có một ngôi sao vàng ở vị trí của Sài Gòn được chú thích: “Ho Chi Minh City”. Bản thân cái tên ấy, được đặt gọn gàng trên bản đồ, cũng là một lời khẳng định kết cục cuộc chiến.

Nhượng quyền Ăn sáng Hamburger   – Nhượng quyền Kinh doanh Hamburger

Nhiều người khi thấy tấm bìa đã băn khoăn: tháng 7 năm 1976, Quốc hội Việt Nam mới chính thức đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tại sao tờ tạp chí uy tín bậc nhất nước Mỹ lại gọi nó bằng cái tên mới, chỉ chưa đầy 2 tuần sau ngày kết thúc chiến tranh? Họ căn cứ trên cơ sở nào?

Tại sao lại gọi là sài gòn

Trang liên kết: máy in 3d khổ lớn – dịch vụ in 3d tphcm – học solidworks tphcm – Máy scan 3D Hà Nội – Máy quét 3D Hà Nội – Dịch vụ quét 3d Hà Nội – Dịch vụ scan 3D Hà Nội – Tượng Công Giáo Beconi – Tượng Công Giáo – máy scan 3d mua máy scan 3d

Mọi chuyện dễ hiểu hơn một chút, khi biết tên nguồn tin của Time khi đó.

Người duy nhất còn ở lại Sài Gòn phụ trách văn phòng của Time tên là Phạm Xuân Ẩn. Nhà báo này đã từ chối di tản cùng đồng nghiệp. Và lý do thì bây giờ đã sáng tỏ: ông là một trong những điệp viên quan trọng nhất của Hà Nội suốt cuộc chiến.

Việc Phạm Xuân Ẩn có một thông tin mà chưa ai biết chắc không có gì đáng ngạc nhiên.

Nhưng vị tướng tình báo huyền thoại cũng chưa bao giờ giải thích lý do Time ngày hôm đó gọi chắc như đinh đóng cột cái tên mà mãi một năm sau mới được chính thức hóa.

Vậy “Thành phố Hồ Chí Minh” ra đời khi nào?

Hà Nội, Chủ Nhật ngày 25 tháng 8 năm 1946, một ngày mùa thu đẹp trời. Khắp ngõ phố cờ đỏ sao vàng tung bay.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sắp tròn một tuổi. Ở Nhà Hát Lớn và Ấu Trĩ Viên (nhà triển lãm ở vị trí Cung Thiếu nhi bây giờ) hàng chục nghìn người đi xem những cuộc triển lãm ảnh và mỹ thuật về cách mạng.

Bên Bờ Hồ, các tình nguyện viên hăng hái lấp những hầm trú ẩn để trồng hoa. Khắp nơi người ta gọi nhau đi hội họp và tập dượt chuẩn bị cho buổi mít-tinh lớn mừng sinh nhật đất nước. Trên báo, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đăng tin mở lớp dạy hát thiếu nhi đầu tiên.

Những cơn mưa bất chợt không làm cho bầu không khí bớt sôi nổi.

Hôm ấy, một ý tưởng quan trọng được khởi xướng: đổi tên Sài Gòn – Gia Định thành “Thành phố Hồ Chí Minh”.

Ngày 25/8/1946, Phòng Nam bộ Trung ương nhóm họp tại đường Gia Định, nay là đường Trần Nhật Duật. Tại cuộc họp đó, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đưa ra ý tưởng lấy tên Hồ Chí Minh đặt cho Sài Gòn – Gia Định. Ý tưởng nhanh chóng được hưởng ứng. Một ngày sau, 57 người miền Nam đang tham gia cách mạng gửi một bản quyết nghị lên Quốc hội và Chính phủ.

Tại sao lại gọi là sài gòn

“Xin Quốc-hội và Chính phủ đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại là tên thành phố Hồ-Chí-Minh để tượng trưng sự chiến đấu, hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam Bộ” – bản quyết nghị viết.

57 người ký tên, trong đó có Cục trưởng Quân y Trần Hữu Nghiệp, vị bác sĩ giàu có từng sở hữu bệnh viện tư ở Mỹ Tho, bỏ danh vọng đi theo cách mạng; Trần Công Tường (luật sư) sau này làm Thứ trưởng Tư pháp; Nguyễn Tấn Gi Trọng (Phó cục trưởng Quân y) người giữ ghế đại biểu Quốc hội Việt Nam 7 khóa sau đó.

Để hiểu được chân dung những người đã đưa ra ý tưởng đổi tên Sài Gòn, Trần Hữu Nghiệp là một cái tên tiêu biểu.

Trang liên kết:

Du học ở Pháp về, Trần Hữu Nghiệp là một chủ bệnh viện tư giàu có. “Một chiếc xe hơi Peugoet màu đen bóng, bên trên có một người dáng trí thức, cầm tay lái, đeo kính râm, mặc áo sơ mi lụa ủi thẳng nếp, thắt ca-vát màu, trong nhà có bồi bếp riêng” – đó là chân dung ông tự họa trong hồi ký của mình.

Nỗi khổ của Trần Hữu Nghiệp chỉ có một chữ “Nước”. Chàng thanh niên du học Paris phát hiện ra một điều là cuốn từ điển tiếng Việt duy nhất thời ấy được lưu hành, do Hội khai trí tiến đức Hà Nội biên soạn, không có từ “Nước” với ý nghĩa quốc gia, Tổ quốc. “Họ lờ đi, hay cố ý quên?” – chàng thanh niên tự vấn.

Rồi bác sĩ Nghiệp đi theo Việt Minh và một lòng với cuộc cách mạng trong suốt phần đời còn lại của mình.

Ngày 27/8/1946, trên trang nhất báo Cứu Quốc chạy tít lớn: “Thành phố Sài-Gòn từ nay sẽ đổi tên là Thành phố Hồ-Chí-Minh”. Một lời khẳng định.

Hồ Chí Minh – người được nhắc đến trong bản quyết nghị đổi tên Sài Gòn tháng 8/1946 đang ở cách Hà Nội hơn 9000 km, tại một căn biệt thự ở ngoại ô Paris. Trước mặt Chủ tịch của nước cộng hòa non trẻ là một cuộc thương thảo bế tắc – Hội nghị Fontainebleau.

Hội nghị đã diễn ra hơn một tháng, từ đầu tháng 7, phái đoàn Chính phủ Việt Nam và Pháp đang không thể nói chuyện tiếp. Trưởng đoàn VIệt Nam Phạm Văn Đồng không chấp nhận cái gọi là “Cộng hòa Nam Kỳ tự trị” mà Pháp vừa bật đèn xanh cho thành lập ở Đông Dương.

Trước đó ba ngày, 22/8/1946, Hồ Chí Minh phải trực tiếp gặp Bộ trưởng Hải ngoại Pháp, Marins Moutet, để bàn thảo việc nối lại thương lượng. Báo Le Monde mô tả công sứ Sainteny phải “chạy như con thoi suốt cả ngày” giữa văn phòng Bộ trưởng Moutet trên phố Oudinot và biệt thự mà Hồ Chí Minh đang nghỉ tại ngoại ô Paris.

Ngày 28/8/1946, hội nghị nhóm họp trở lại. Báo Le Monde, sau những ngày mệt mỏi với các phân tích, dành một mẩu tin nhỏ cho sự kiện này. “Chúng ta không nên trông đợi sự phục hồi của các cuộc đối thoại tại Fonteinebleau” – báo này viết, mà không giải thích thêm.

Nhận định của Le Monde như lời lý giải trực tiếp cho ý tưởng của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp và đồng sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới làm khách của Chính phủ Pháp, một chính phủ từng truy bắt mình hàng chục năm, để tìm lời giải cho Nam Kỳ. Mục tiêu quan trọng nhất của hội nghị Fonteinebleau là thống nhất về thời điểm và phương thức tiến hành trưng cầu dân ý để Nam Kỳ sáp nhập vào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sài Gòn khi ấy là trung tâm của sự bấp bênh. Ngày 18/8, một ngọn lửa bốc lên từ những nhà kho khu Khánh Hội đã thiêu trọn một vùng dân cư. Đôi lúc, tiếng lựu đạn vang lên. Hai lính Pháp bị ám sát. Những tờ rơi kêu gọi bãi công được rải đi. Người Pháp cho rằng những sự kiện này được kích động bởi “các thành phần Việt Minh”.

Tại sao lại gọi là sài gòn

Còn Việt Minh thì trả lời: đó là phản ứng tự nhiên của những cư dân miền Nam bị chiếm đóng, như cách mà chính người Pháp đã làm với quân Đức vài năm trước đó.

Trung tuần tháng 9/1946, hội nghị Fonteinebleau kết thúc. Không có kết quả nào đạt được về tư cách độc lập của Việt Nam và vấn đề Nam Kỳ. “Un grain de sable peut entraver la marche d’une machine” (Một hạt cát có thể dừng hoạt động cả cỗ máy) – Hồ Chí Minh tóm tắt kết quả hội nghị khi trả lời báo chí Pháp.

“Một hạt cát có thể dừng hoạt động cả cỗ máy”Hồ Chí Minh

Cỗ máy ấy tên là Hòa Bình. Nó đã bị trì hoãn tại Đông Dương trong 30 năm tiếp sau. Hai tháng sau hội nghị, cuộc đấu súng tại Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng mở màn cho chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhất.

Những người lính ở chiến trường B kể rằng cái tên Thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào đầu từ lúc nào, họ không còn nhớ. Chỉ biết rằng thành phố ấy đã được gọi như thế trước giải phóng rất lâu.

Ngày giải phóng, không hẹn mà gặp, trên các mặt báo Hà Nội đồng loạt gọi Sài Gòn bằng tên mới: Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang liên kết: Tượng Công Giáo Beconi – Tượng Công Giáo

Nhà báo Trần Mai Hạnh – một trong những nhà báo đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập sáng 30/4, kể cái tên ấy tự bật ra trong đầu khi ông chứng kiến dòng người mang cờ đỏ sao vàng ở trung tâm thành phố. Bài tường thuật của Mai Hạnh đăng trên tờ Nhân Dân ngày 2/5/1975 rất điển hình cho cách gọi trộn lẫn những ngày đó: “… từ hướng Tây Bắc, theo đường số 1, chúng tôi tiến vào trung tâm Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh hiện ra trước mắt…”.

Trước đó, Nhân Dân đã sử dụng cùng lúc hai tên “Sài Gòn” và “Thành phố Hồ Chí Minh” trong các bài tường thuật. Báo Hà Nội Mới số ra ngày 1/5 cũng sử dụng cùng lúc cả hai tên trên trang nhất.

Lúc đó, chưa một quyết định nào được đưa ra về tên mới của Sài Gòn. Trong các quyết định hành chính đầu tiên của lực lượng tiếp quản thành phố, địa danh này vẫn được gọi là “Sài Gòn – Gia Định”.

Cùng thời gian, ca khúc “Tiếng hát từ thành phố mang tên người” được phát sóng và trở nên nổi tiếng. Nhà thơ Đăng Trung, người viết lời cho ca khúc, kể ông lấy ý tưởng từ ý thơ của Tố Hữu viết năm 1954 – tức 20 năm trước ngày thống nhất.

Tháng 7/1976, Quốc hội Việt Nam họp và quyết định đổi tên để Sài Gòn mang tên chính thức như ngày hôm nay.

Đó là ngày 3/7/1976 – một ngày trước lễ quốc khánh lần thứ 200 của Mỹ. Trang nhất tờ The New York Times có một tin ngắn trích nguồn từ hãng AP  với nội dung “Nam-Bắc Việt Nam đã chính thức thống nhất”.

Bài lớn kèm ảnh bìa The New York Times hôm đó dành cho một hoạt động biểu diễn chào đón quốc khánh trên cảng New York.

Một trang bìa gợi rõ ý niệm về hòa bình.

Hiền Nguyễn  / Vnexpress.net

Tại sao đổi tên thành phố Sài Gòn (SG) thành Hồ Chí Minh (HCM)

Sài Gòn – Hồ CHí Minh , Sài Gòn Thành Phố của tình yêu, bởi sai đắm nên nhìn nhau tha thiết, nhìn vời vợi hay nhìn gần điều đẹp, đẹp hơn nhiều  khi ta được nhìn lâu hơn. Đó là cái nhìn của nhạc sỷ Trương Châu Mỷ về Sài Gòn qua bài hát : Sài Gòn nhìn lâu đẹp mãi

Còn bây giờ chúng tôi xin kể với bạn về lịch sử hình thành và phát triển thành phố sài Gòn và  nó được đổi tên thành:thành phố Hồ Chí Minh từ khi nào?

Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung là 1 vùng đất trẻ : mới được khai phá khoảng 300 năm  nay mà thôi( 1998  kỷ niệm 300 năm khai phá đất Sài Gòn).Vậy tại sao có tên gọi Sài Gòn?: vì vùng đất này hơn 300 năm trước là rừng hoang , không có người  ở.Vùng này xưa có nhiều cây trái Xoài)đọc chạy âm thành sài) và cây bông Gòn( giờ ta vẫn nhìn thấy các cây Gòn mọc rải rác khắp nơi trong thành phố),  có rất nhiều thú hoang, Sông SG giờ nơi mà chúng ta ngày nay gọi là Bến Nghé( quận 1) là nơi các con nghé( con của con trâu hay bò) ra sông SG uống nước thì bị làm mồi cho cá sấu ở dưới sông SG chờ sẳn săn mồi ngon.Các  con nghé bị  cá sấu tấn công đột xuất, cá sấu đớp cổ, lôi đầu con nghé lôi xuống nước để ăn thịt.Con nghé kêu toát lên  tạo thành một âm thanh lớn vang rộng cả 1 mé rừng: Nghé ọ, nghé ọ ….tựa như kêu” mẹ ơi”…. thật to để được mẹ ở gần đâu đó nghe và mau mau tới cứu lấy mạng sống đứa con yêu  đang bị cá sấu “ nuốt chửng”.Nên bến sông này gọi là bến nghé,- bến nước  hay có các con nghé ra uống nước sông và làm mồi cho cá sấu .

Tại sao lại gọi là sài gòn
Xu hướng kinh doanh 2021 – Bàn Thờ Công Giáo

Sau khi đánh tan Chămpa (hay còn gọi là Chiêm Thành,Lâm Ấp thánh lập từ năm 192 đến năm 1693 tan rả) lãnh thổ nước ta dưới triều Nguyễn kéo dài về phương nam đến Phan Thiết_ Chămpa :

Nước Đại Việt ta đến đầu thời Lý biên giới phía nam là tỉnh Hà Tĩnh (phía bắc Đèo Ngang). Phía nam Đèo Ngang là lãnh thổ của vương quốc Chiêm Thành (Champa).

– Người được coi là đầu tiên có công mở mang bờ cõi về phía nam là vua Lý Thánh Tông. Năm 1069, vua Chiêm Thành sau khi bị vua Lý Thánh Tông bắt đã phải cắt đất để đổi mạng, nước ta mở rộng thêm vùng Quảng Bình, Quảng Trị.

– Người thứ hai được ngợi ca là Huyền Trân công chúa thời nhà Trần. Năm 1306, nàng đã chấp nhận hy sinh tình yêu dấu của riêng mình ( với Trần Khắc Chung 1 viên tướng của cha nàng) để thực hiện nhiệm vụ chính trị mà vua cha (Trần Nhân Tông-Người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm ở núi Yên Tử 1299 đã gả  nàng cho vua Chiêm Thành là Chế Mân  dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm sính lể cầu hôn, vua Trần nhân Tông khi đó mới đồng ý gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Công chúa khi về Chiêm Thành, được phong làm Vương hậu thứ 2 với phong hiệu là Paramecvari .khi thuyền đưa dâu từ Hà Nội về  thành Đồ Bàn thủ đô Chămpa ở Phan Rang ngang qua biển Vĩnh Hảo( có nước khoáng Vĩnh Hảo)Huyền Trân thấy biển đẹp kêu thuyền dừng lại ngắm cảnh và đât tên là Vĩnh Hảo: ước mong Chiêm-Việt từ đây giao hảo vĩnh viễn.

Nhưng một năm sau đó: vào tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân chết. Thế tử Chiêm Thành là Chế Chi sai sứ sang Đại Việt báo tang. Trần Anh Tông(anh cùa Huyền Trân) khi đó nghe rằng theo phong tục nước Chiêm: Vua chết thì  hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Trần Anh Tông liền cử Hành khiển Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu công chúa. Trần Khắc Chung thành công, cứu được công chúa và đưa xuống thuyền, đưa công chúa về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa(tình củ không rủ cũng đến)

Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), công chúa về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thái Thượng hoàng, công chúa xuất gia ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm 1309. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng

Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã quy y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự.

Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340)]. Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Ngày công chúa mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.

Các triều đại sau đều sắc phong công chúa Huyền Trân là thần hộ quốc. Nhà Nguyễn ban chiếu ghi nhận công lao của công chúa Huyền Trân “trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng”, nâng bậc tăng là “Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần”

Thuận Hóa (nam Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).

Nhờ sự hy sinh tình riêng của Huyền Trân công chúa và diệu kế anh minh của vua cha Trần Nhân Tông(đánh quân Nguyên-Mông 1285) mà lãnh thổ nước ta kéo dài về phương nam đến Huế  không 1 giọt máu rơi

– Nhà Hồ trong mấy năm tồn tại ngắn ngủi cũng đã chiếm thêm đất  Chămpa đến hết tỉnh Đà Nẵng và Quảng Nam, tuy nhiên sau khi nhà Hồ mất nước, vương quốc Chiêm Thành đã chiếm lại vùng đất phía nam đèo Hải Vân này.

– Đến thời thịnh trị Lê Thánh Tông, năm 1470 vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Chiêm Thành, nước Đại Việt ta lại được mở rộng thêm toàn bộ vùng đất từ phía nam đèo Hải Vân tới hết tỉnh Bình Định.

– Toàn bộ vùng đất còn lại bắt đầu được mở mang bởi các chúa  Nguyễn.

Năm 1611, Nguyễn Hoàng chiếm đến tỉnh Phú Yên.

Năm 1653, Nguyễn Phúc Tần chiếm đến tỉnh Khánh Hòa.

Năm 1693, Nguyễn Phúc Chu chiếm được vùng Bình Thuận và biến thành vùng đất tự trị thuộc Đại Việt.

Từ đó vương quốc Chiêm Thành xóa tên trên bản đồ thế giới.

Vậy là suốt từ thời vua Lý Thánh Tông đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (từ năm 1069 đến 1693) hơn 600 năm, các triều đại nhà của Đại Việt đã có công sáp nhập Chiêm Thành – một vùng đất rộng lớn vào Đại Việt. và người  dân Chiêm Thành (Champa)  đã  trở thành 1 dân tộc thiểu số của nước ta.

Vậy tại sao cha ông ta lại đánh tan vương quốc Chămpa?

Do người dân bộ tộc Trầu Cau: người dân Chămpa  xưa có tục ăn trầu và nhuộm răng. Nghe lời xúi giục của Trung Quốc chi viện khí tài và vật lực  năm 192 li khai thành 1 quốc gia riêng ở phía nam nước ta lấy tên là Chămpa(còn gọi là Lâm Ấp, Chàm), liên minh  với Trung Quốc( chiếm nước ta bằng nam nhân kế:Trọng Thủy cưới Mỵ Châu để trộm bí quyết  quân sự: Nỏ thần từ thời An Dương Vương-đến 938 Ngô Quyền đánh quân Nam Hán ở Bạch Đằng Giang thắng trận kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc)-  để tấn Công nước ta. Nên cha ông cha quyết định bẻ cành nhỏ( Chămpa) trước khi xới gốc cây to( Trung Quốc) và nhìn về phương nam trù phú với đồng bằng (sông  Cửu Long) bát ngát phù sa, tôm cá thì khát vọng kéo dài lãnh thổ cương vực như cha Rồng( Lạc Long quân) mẹ Tiên(Âu Cơ) chia nhau dắt con lên núi xuống biển tìm kế sinh nhai từ ngàn xưa.

1698 chúa Nguyễn Phúc Chu tiến đến vùng đất Sài Gòn, nên đuộc lấy làm niên đại sài Gòn được khai phá.Đến thời  vua Gia Long (làm vua từ 1802 đến 1820 thì mất con là vua Minh Mạng lên ngôi) lập Phủ Gia Định. giao cho Tả quân cho Lê Văn Duyệt (sinh năm Giáp Thân :1764 tại Cù Lao Hổ, cạnh vàm Trà Lọt, nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang. Nội tổ là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi đi vào Nam sinh sống. Sau khi ông Hiếu qua đời , cha LVD là Lê Văn Toại và thân mẫu là Phúc Thị Hào… rời Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, thuộc làng Long Hưng tỉnh Tiền Giang ngày nay, Tả quân  lâm trọng bệnh và mất ngày 30 tháng 7 năm Mậu Thìn (nhằm ngày 15 tháng 8 năm 1832) hưởng thọ 69 tuổi.LVD làm tổng trấn thành Gia Định 2 lần; lần 1: 1813-1816, lần 2: 1820 đến lúc mất 1832, ông bắt đầu làm việc cho chúa Nguyễn 1789 đến 1832).Lăng ông ở chợ bà Chiểu là thờ ông Lê Văn Duyệt

1714 Mạc Cửu chúa đất vùng Hà Tiên xin xác nhập vào nước ta thì đất nước ta kéo dài đến Hà Tiên, Cà Mau

1945 kháng chiến chống Pháp( vào nước ta 1858 ở Đà Nẵng với hòa ước của vua  Tự Đức – vua thứ 4 của triều Nguyễn, đến 1885 pháp chiếm hết nước ta-vua chỉ là hình thức không có thực quyền)thành công Bảo Đại vị vua(thứ 13) cuối cùng của Triều đại các vua Nguyễn( 1802 đến 1945) công bố thoái vị  28.5 1945 chấm dứt chế độ phong kiến vua chúa ở nước ta.

Tháng 5.1909 Bác Hồ ( Nguyễn tất Thành- có chí  sẻ thành công) từ Huế vào sài Gòn (có dừng chân dạy học ở  trường Dục Thanh ở phan Thiết 9-1910 đến 2-1911 ) ra đi tìm đường làm cách mạng giải phóng nước ta khỏi sự cai trị của Pháp 5.6. 1911 với tên Văn Ba làm chân phụ bếp trên tàu Amiral La Touche De Tréville  .Sau khi bôn ba ở các  nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp.Nngày 28/1/1941 (Tức ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ trở về nước qua mốc 108 (cũ), tại xóm Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ngay từ khi trở về Cao Bằng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam,  đến 2.9 1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập ở quãng trường Ba Đình-Hà Nội( nơi có những con kênh trong nội thành)

Sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Genever, Quốc gia Việt Nam cùng Pháp tập kết về vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam. Mỹ tác động vào liên hiệp quốc kiểm soát miền nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào nam, thủ đô là Sài Gòn) và lập nên  và viện trợ cho chính quyền việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm đứng đầu đến 30.4 .1975 thì sụp đổ , miền nam giải phóng  khỏi Mỷ .

5.7 1975 tại Dinh Độc Lập- nhà Trắng của Mỷ ở Sài Gòn hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước Đảng và chính phủ quyết định đổi tên sài Gòn Thành thành phố Hồ Chí Minh- để tưởng nhớ từ nơi đây bác Hồ đả ra đi tìm đường cứu nước .Từ đó Dinh độc lập cũng đươc gọi là Hội Trường Thống Nhất

Tại sao sau chiến thắng  Pháp (lần 2 xâm lược  nước ta) ở Điện Biên Phủ 1954 Mỷ lại tác động vào liên hiệp quốc chia ra 2 miền nam bắc và Mỷ chỉ kiểm soát miền nam Việt nam.Vì Mỷ không thích làm hang xóm với Trung quốc và biển ở Miền Nam có trử lượng dầu rất lớn. Chổ nào có dầu mỏ và bán  được vủ khí là chổ đó có Mỹ nhúng tay vào.

Sưu tầm

10 Mẫu Bàn Thờ Chúa Phòng Khách Đẹp Nhất – Bàn Thờ Chúa Phòng Khách – Mẫu Bàn Thờ Chúa Đẹp Nhất

Tags: đổi tên / sài gòn / thành phố hồ chí minh