Tại sao luật kinh tế và thương mại ra đời

Skip to content

1.      Khái niệm thương mại    

Ban đầu “thương mại” được hiểu là hoạt động mua bán hàng hóa nhắm mục đích kiếm lời về sau cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế xã hội khái niệm thương mại đã được mở rộng hơn

Những hoạt động như: Cung ứng dịch vụ du lịch? Công ty tư vấn Luật? Công ty quảng cáo?

Có phải là hoạt động thương mại không?

Hoạt động thương mại

Thật vậy không phải hoạt động mua bán hàng hóa nhưng hoạt động cung ứng dịch vụ (cung cấp tour du lịch, tư vấn pháp lý, quảng cáo sản phẩm) của các cty du lịch, cty tư vấn luật, cty quảng cáo điều là nghề nghiệp chính của cty đó, họ làm những dịch vụ này cũng nhằm mục đích lợi nhuận
Như vậy hoạt động thương mại không chỉ là mua bán hàng hóa và định nghĩa hoạt động thương mại theo Luật thương mại 2005 đã được mở rộng hơn “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”(điều 3-LTM 2005)

 2Sự ra đời của luật thương mại

Hoạt động thương mại là nghề nghiệp chính của các chủ thể kinh doanh nên họ đòi hỏi phải có khung pháp lý chặt chẽ, cụ thể rõ ràng giúp họ giao kết thực hiện hợp đồng dễ dàng thuận tiện.
Trong hoạt động thương mại, giữa các chủ thể trong sẽ có hành vi tiêu cực đối với nhau để trục lơi. Vì thế họ cần pháp luật bảo vệ trước đối thủ cạnh tranh và chính họ cũng phải chịu sự quản lý, giám sát của nhà nước, chịu chế tài của pháp luật khi xâm hại lợi ích khách hàng, ảnh hưởng trật tự xã hội.

Từ những lý do cơ bản nêu trên cho thấy sự ra đời của luât thương mại là hết sức cần thiết cho quy luật phát triển chung của tổng hòa các giao dịch trong xã hội hiện nay.

Trong xu thế sản xuất, kinh doanh phát triển sôi động như hiện nay, kéo theo đó là những lĩnh vực liên quan đến kinh tế ngày càng được quan tâm, trong số có vấn đề về pháp luật đặc biệt là Luật kinh tế. Tuy nhiên, không ít người chưa nắm rõ Luật kinh tế là gì?

Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế xuất hiện từ những năm đầu của thế kỉ XX ở các nước tư bản chủ nghĩa, khi một số nhà nước tư sản tăng cường sự can thiệp của mình vào lĩnh vực các quan hệ kinh tế. Sau Cách mạng tháng Mười Nga 1917, cùng với sự hình thành Nhà nước liên bang Cộng hoà xã hội Xô Viết và sau đó là hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, tuy ở mức độ khác nhau, ở các nước này luật kinh tế được thừa nhận như là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của mỗi nước.

Ở Việt Nam, luật kinh tế ra đời và được thừa nhận như ngành luật độc lập trong hệ thống các ngành luật Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ XX. Và ngày nay Luật kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh và các chủ thể kinh doanh trên thị trường.

Ta có thể hiểu Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lí và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế. Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.

Luật kinh tế điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội chủ yếu

Thứ nhất: Quan hệ giữa cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lí hoạt động kinh doanh.

Thứ hai: Luật kinh tế điều chỉnh quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.

Thứ ba: Luật kinh tế còn điều chỉnh các quan hệ kinh tế nội bộ, tức là điều chỉnh các quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của một doanh nghiệp, một chủ thể kinh doanh. Chủ thể của luật kinh tế chính là các chủ thể kinh doanh và các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế.

Chủ thể của luật kinh tế

Luật Kinh tế có hai loại chủ thể chủ yếu:

Một là: các chủ thể kinh doanh, bao gồm doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác.

Hai là: Các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý lĩnh vực kinh tế.

Nguồn của Luật kinh tế

Thứ nhất: Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật: Là sản phẩm của quá trình sáng tạo pháp luật, là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức nhất định.

Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó.

Các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Văn bản luật và văn bản dưới luật.

Các văn bản luật: Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành.

Văn bản dưới luật: Là các văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định do chính phủ ban hành, thông tư của Bộ…

Cụ thể, trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, những Luật, Nghị định sau chủ yếu được áp dụng trong ngành luật Kinh tế :

Hiến Pháp

Bộ Luật Dân sự

Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Hợp Tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Trọng tài Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật lao động và các văn bản hướng dẫn

Luật Tài chính ngân hàng và các văn bản hướng dẫn

Luật môi trường và các văn bản hướng dẫn…

Thứ hai: Điều ước quốc tế về Thương mại

Điều ước quốc tế là sự thoả thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm thiết lập nguyên tắc pháp lí bắt buộc, là cơ sở cho hoạt động thương mại.

Hiện nay, việc kinh doanh mua bán trao đổi hàng hóa giữa các nước phát triển mạnh mẽ, do đó những điều ước quốc tế được sử dụng như là công cụ để điểu chỉnh hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước.

Thứ ba: Tập quán thương mại

Trong hoạt động kinh doanh, tập quán thương mại thường được áp dụng khá phổ biến

Tập quán thương mại gồm:

Tập quán thương mại trong nước: “Là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất kinh doanh, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng”

Tập quán thương mại quốc tế: “Là thông lệ, cách làm lặp đi lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận”

Những tập quán thương mại quốc tế thông dụng nhất là:

Các điều kiện cơ sở giao hàng do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành (các bản INCOTERMS)

Bản Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniformes Customs and Practice – UCP) do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành.

Trên đây là những nội dung mà Luật Hoàng Phi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Luật kinh tế là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!