Tại sao máy bay giấy bay được

Vào năm 2012, nhà thiết kế John Collins đã phá kỷ lục thế giới về việc tạo ra chiếc máy bay giấy bay xa nhất - gần 69m.

Và mới đây, ông đã chia sẻ với Gizmodo một video hướng dẫn cách gấp máy bay giấy có thể bay xa tới gần 70m này.

Theo Collins, điều quan trọng giúp cho chiếc máy bay giấy của ông có thể bay xa đó là lựa chọn đúng vật liệu và bí kíp gấp chiếc máy bay giấy hoàn hảo.

Cụ thể, khi gấp máy bay, bạn cần chú ý đến các yếu tố như hệ số trượt, trọng tâm, trọng tâm lực nâng hay lớp biên.

Dựa trên kinh nghiệm của mình với origami, ông Collins cho biết, các nếp gấp bổ sung ở những vị trí nhất định có thể làm thay đổi trọng tâm của máy bay, giúp nó bay tốt hơn.

Ngoài ra, một số điều chỉnh nhỏ ở cánh sau cũng có thể ngăn chiếc máy bay giấy dễ bị chúc đầu xuống đất.

Không chỉ bay ở trong nhà, chiếc máy bay giấy này cũng đủ sức bay xa dù ở ngoài trời.

Xem máy bay giấy bay lượn trong không trung từ đỉnh tòa nhà trung tâm khoa học Harvard.

Collins chia sẻ với các học sinh trường Harvard về một trong những bài học quan trọng nhất từ ​​thành quả của mình: bạn có thể thất bại nhưng bạn sẽ không bao giờ bị đánh bại nếu còn nỗ lực.

Nếu bạn gấp chiếc máy bay đầu tiên mà chưa bay được, đừng thất vọng, hãy gấp cái khác và tinh chỉnh những chiếc máy bay mà bạn từng làm tí một. Và bạn sẽ thành công.

Collins nói thêm rằng: "Hãy đối xử với mỗi chuyến bay như một chuyến bay thử nghiệm, quan sát những gì nó đang làm. Hãy gấp lại và làm cho nó bay xa hơn".

Kevin Kit Parker - giáo sư kỹ thuật sinh học và vật lý ứng dụng chia sẻ: "Sự đổi mới là cần thiết và nó xuất hiện không chỉ thông qua hình thức giáo dục chính thức tại trường. Nhưng trước khi đổi mới, ta cần phải sống cuộc sống sáng tạo".

Nguồn: Gizmodo, News Harvard

Video liên quan