Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người

Bài 1 trang 81 SGK Sinh học 9

Đề bài

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? Hãy cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Nghiên cứu phả hệ

Lời giải chi tiết

Phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó [trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát] được gọi là phương pháp nghiên cứu phả hệ.

Khi để nghiên cứu di truyền người, các nhà nghiên cứu phải dùng phương pháp này vì:

- Người sinh sản chậm và đẻ ít con.

- Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.

- Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng cho hiệu quả cao.

Ví dụ: Nghiên cứu một số bệnh di truyền như bệnh mù màu, bệnh máu khó đông... qua các thể hệ để xác định được bệnh mù màu, máu khó đông là bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định.

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 81 SGK Sinh học 9

    Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào ?

  • Quan sát hai sơ đồ hình 28.2 a, b. Hãy trả lời các câu hỏi sau.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 79 SGK Sinh học 9.

  • Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của các trường hợp trên và trả lời các câu hỏi sau: Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?

    Bệnh máu khó đông do một gen quy định. Người vợ không mắc bệnh, lấy chồng không mắc bệnh, sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai. - Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của các trường hợp trên và trả lời các câu hỏi sau: - Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định? - Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan với giới tính hay không? Tại sao.

  • Quan sát hình 28.1 a,b và cho biết: Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là tính trạng trội?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 79 SGK Sinh học 9.

  • Nghiên cứu phả hệ

    Nghiên cứu phả hệ. Phả là sự ghi chép, hệ là các thế hệ, phả hệ là bàn ghi chép các thế hệ.

  • Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

    Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng ; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do có hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.

  • Bài 1 trang 121 SGK Sinh học 9

    Chuột sổng trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tô sinh thái sau: mức độ ngập nước...

  • Hãy điền vào nội dung phù hợp vào bảng 40.1: Tóm tắt các quy luật di truyền

    Hãy điền vào nội dung phù hợp vào bảng 40.1

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó đế nghiên cứu sự di truyền một sô tính trạng ở người ?

I. Nghiên cứu phả hệ

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền [trội, lặn do 1 hay nhiều gen quy định, nằm trên NST thường hay NST giới tính] của tính trạng đó.

- Trong nghiên cứu phả hệ, người ta thường quy định một số kí hiệu sau:

II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh

- Trẻ đồng sinh là những trẻ cùng được sinh ra ở cùng 1 lần sinh.

1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng

Trẻ đồng sinh hay gặp là sinh đôi, có 2 trường hợp là:

+ Sinh đôi cùng trứng: cùng kiểu gen, cùng giới tính.

+ Sinh đôi khác trứng: khác kiểu gen, có thể cùng hoặc khác giới tính.

- Quá trình hình thành trẻ đồng sinh được thể hiện qua 2 sơ đồ sau:

- Trẻ sinh đôi cùng trứng luôn cùng giới tính vì: trẻ sinh đôi cùng trứng được sinh ra từ cùng 1 hợp tử cùng một kiểu gen.

- Trẻ đồng sinh khác trứng là những đứa trẻ cùng sinh ra trong 1 lần sinh nhưng từ những hợp tử [được tạo ra từ trứng và tinh trùng] khác nhau.

2. Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh

- Giúp người ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng.

- Biết được tính trạng nào do kiểu gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề