Tại sao nói chuyện hay bị hụt hơi

Tại sao nói chuyện hay bị hụt hơi

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nặng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một số chất gây dị ứng nhất định. Các chất gây dị ứng phổ biến nhất gây sốc phản vệ là nọc độc côn trùng và đậu phộng.

Khi bị sốc phản vệ, cổ họng của bạn sẽ sưng lên và đóng chặt nắp thanh môn, ngăn chặn nguồn cung cấp không khí. Điều này khiến bạn cảm thấy khó thở, thở hụt hơi nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị ngứa, thở khò khè, nôn mửa và tiêu chảy.

Biện pháp khắc phục nhanh nhất cho sốc phản vệ là tiêm epinephrine. Những người biết họ bị dị ứng nghiêm trọng thường mang theo EpiPens. Nếu bạn không có EpiPen, hãy đến bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi cấp cứu.

6. Hóc dị vật

Hầu hết những người bị hóc thức ăn hoặc bất cứ thứ gì khác trong cổ họng sẽ gặp phải triệu chứng khó thở hụt hơi ngay lập tức và có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Thông thường, khi bị hóc, người bệnh sẽ có phản ứng ho để cố gắng đẩy dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, đôi khi cơn ho không đủ mạnh để loại bỏ dị vật hoàn toàn. Lúc này, cần thực hiện nghiệm pháp Heimlich bằng cách đứng sau người đang bị hóc dị vật, vòng tay quanh eo họ, đẩy mạnh vào phần trên bụng cho đến khi lấy được dị vật ra.

Bạn có thể thực hiện thao tác Heimlich trị hóc dị vật cho chính mình bằng cách tay này đặt lên tay kia rồi đẩy ấn mạnh vào bụng.

7. Triệu chứng khó thở hụt hơi do viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở phổi do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trong đó, triệu chứng thở hụt hơi thường gặp ở viêm phổi do virus, xuất hiện 1 – 3 tuần sau khi bạn bị nhiễm virus.

Viêm phổi nói chung làm cho đường thở của bạn sưng lên. Đồng thời, các túi khí trong phổi của bạn sẽ bị lấp đầy các chất nhờn, dẫn đến khó thở, hụt hơi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị sốt, mệt mỏi, ho, ớn lạnh, đau đầu, chán ăn, buồn nôn.

Viêm phổi do vi khuẩn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, bạn có thể tiêm vắc-xin chống lại vi khuẩn streptococcus pneumoniae. Đây là một loại vi khuẩn thường tấn công người già, trẻ em và người có thể trạng suy yếu.

8. Thở hụt hơi do huyết áp thấp

Tại sao nói chuyện hay bị hụt hơi

Mặc dù ít phổ biến hơn huyết áp cao nhưng huyết áp thấp vẫn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe đáng chú ý. Điển hình trong đó là triệu chứng khó thở hụt hơi. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây chóng mặt và thậm chí khiến bạn ngất xỉu.

Huyết áp thấp (thường là 90/60 hoặc thấp hơn) có thể do mất nước, nhiễm trùng, mang thai hoặc do một số loại thuốc, bệnh lý gây ra. Để kiểm soát tình trạng bệnh, bạn có thể bổ sung các thực phẩm tốt cho người mắc chứng huyết áp thấp.

Bạn có thể ngăn ngừa hạ huyết áp bằng cách uống đủ nước, ăn đủ muối, tránh uống rượu. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ hoặc dùng thuốc để góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh.

9. Gặp vấn đề về tim mạch

Tim và phổi là 2 cơ quan có liên kết chặt chẽ với nhau. Bất cứ điều gì làm giảm khả năng bơm máu của tim cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở, thở hụt hơi. Các vấn đề có thể gây hụt hơi bao gồm tim to, nhịp tim bất thường hoặc đau tim. Đặc biệt, thở hụt hơi là một triệu chứng phổ biến ở những người bị suy tim sung huyết.

Bạn cần nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng để nhanh chóng tìm phương án điều trị. Bên cạnh đó, nếu thở hụt hơi đột ngột kèm theo đau ngực hoặc các dấu hiệu nghiêm trọng khác của một cơn đau tim, bạn cần gọi ngay cho cấp cứu.

10. Béo phì

Tại sao nói chuyện hay bị hụt hơi

Thừa cân hoặc béo phì có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Ngoài ra, những người thừa cân cũng có nguy cơ gặp phải triệu chứng khó thở hụt hơi, bất kể họ có bị hen suyễn hay không. Nguyên nhân là do gia tăng áp lực lên thành ngực hoặc áp lực lên cơ hoành khi chất béo dư thừa đè lên phổi.

Thở hụt hơi cũng là một triệu chứng của hội chứng giảm thông khí do béo phì (obesity hypoventilation syndrome – OHS). Đây là tình trạng rối loạn thông khí làm giảm mức độ oxy trong khi tăng lượng carbon dioxide trong máu.

Khi gặp các triệu chứng thở hụt hơi do hội chứng giảm thông khí do béo phì, bạn cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến đau tim và tử vong.

Hỏi

Chào bác sĩ! Em hiện 19 tuổi, từ tết về trước em có khó thở nhưng nhẹ lắm, chỉ cần hít thở sâu là khỏe. Hồi tháng 5 vừa rồi, em tự dưng thấy khó thở vô cùng và em đi khám thì được chẩn đoán là hen bậc 4, từ lúc uống thuốc đến giờ em cảm thấy không thuyên giảm nhiều, em đang hoài nghi là em bị COPD. Em muốn hỏi bác sĩ triệu chứng nặng ngực, khó thở cả ngày, hụt hơi, mất sức khi nói chuyện có phải bệnh COPD? Mong bác sĩ tư vấn giúp em!

Phước Trí (TP HCM)

Trả lời

Chào bạn! Triệu chứng của bạn là cảm giác khó chịu khi hít thở chứ không phải khó thở thực sự. Khó thở là tần số thở trên 25 lần/ phút. Cảm giác khó chịu khi hít thở gặp ở người trẻ tuổi thường không phải bệnh lý. Căn nguyên thường do không thường xuyên tập luyện thể dục, tập hít thở nên lưu thông khí của phổi không được tốt.

Ngoài ra, tâm trạng lo lắng, công việc căng thẳng hoặc sử dụng chất kích thích thúc đẩy làm nặng thêm triệu chứng. Bạn nên lưu ý: Không dùng chất kích thích, ăn uống lành mạnh, tập thể dục ít nhất 1 tiếng mỗi ngày.

Để an tâm, bạn có thể đến phòng khám hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn kỹ hơn.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ thắc mắc “triệu chứng nặng ngực, khó thở cả ngày, hụt hơi, mất sức khi nói chuyện có phải bệnh COPD?” tới Vinmec. Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Được giải đáp bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

XEM THÊM:

Hỏi

Chào bác sĩ,

Từ năm 18 tuổi, em đã có cảm giác thở bị hụt hơi, giống như phổi thiếu oxy, cứ cố gắng hít thật nhiều không khí vào, bình thường làm việc sinh hoạt hằng ngày thì giống như quên mất, không cảm thấy gì, nhưng khi nằm trước khi ngủ, hay đọc truyện thư giãn thì lại thấy thở hụt hơi, khó chịu, khi cố gắng hít sâu và thở ra chậm mới thấy dễ chịu hơn chút, về sau tình trạng này giống như càng ngày càng thường xuyên hơn. Bác sĩ cho em hỏi thường xuyên khó thở, hụt hơi là dấu hiệu bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ.

Phùng Thị Ngọc Mai (1988)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Thường xuyên khó thở, hụt hơi là dấu hiệu bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Hầu hết các trường hợp khó thở, hụt hơi là do tình trạng của phổi và tim. Nếu một trong hai quá trình này gặp phải vấn đề, việc thở cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một số bệnh thường gặp với tim và phổi khi bị hụt hơi như bệnh cơ tim; rối loạn nhịp tim, tổn thương phổi và xơ phổi; bệnh màng phổi,...Ngoài ra, cảm giác hụt hơi, thiều không khí có thể gặp trong trường hợp bạn đang lo âu. Bạn nên đi khám để được làm 1 số xét nghiệm loại trừ bệnh lý tim phổi như chụp X-quang, đo điện tim,...Nếu do lo âu, hãy kiểm soát sự lo lắng với các kỹ thuật thư giãn và thở sâu, cùng với việc tránh những điều khiến bạn lo lắng. Bạn cũng có thể gặp các nhà trị liệu tâm lý để cải thiện tình hình.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã ứng dụng kỹ thuật điện tâm đồ trong thăm khám, chẩn đoán nhiều bệnh tim mạch. Điện tâm đồ tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại, nhờ vậy cho kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc xác định bệnh và giai đoạn bệnh.

Nếu bạn còn thắc mắc về thường xuyên khó thở, hụt hơi, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn