Tại sao phải sử dụng hệ thống bôi trơn

Bên trong động cơ có rất nhiều bộ phận và các chi tiết liên kết với nhau cần sự hoạt động trơn tru.

Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì hệ thống bôi trơn là 1 phần không thể thiếu.

Vậy hệ thống bôi trơn trên xe ô tô là gì? nguyên lý làm việc, cách phân loại và các bộ phận như thế nào ?

Trong bài viết này, DPRO sẽ cùng bạn tìm hiểu cơ bản về hệ thống bôi trơn động cơ .

Tác dụng của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu đến chi tiết , làm giảm ma sát, làm mát và đồng thời lọc sạch những tạp chất lẫn trong dầu nhờn để dầu có thể đảm bảo tính năng hoá lý của nó.

Hệ thống bôi trơn trên động cơ ô tô

Công dụng của dầu bôi trơn [dầu nhờn]:  

  • Bôi trơn các bề mặt ma sát, giảm ma sát khi các chi tiết máy vận hành
  • Làm mát các chi tiết máy khi vận hành
  • Làm sạch các chi tiết máy
  • Bao kín các kẽ hở dầu đi qua [bao kín khe hở giữa pittong và xilanh]
  • Giúp  máy móc đỡ bị han gỉ

Dầu nhờn dùng trong các hệ thống bôi trơn có rất nhiều loại, được phân loại thành các cấp và các loại theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Việc lựa chọn sử dụng loại dầu nhờn nào tuỳ thuộc vào mức độ phụ tải của ổ trục tính năng tốc độ và mức độ cường hoá của động cơ.

Các phương pháp bôi trơn dùng trong động cơ đốt trong

  • Bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu
  • Hệ thống bôi trơn hỗn hợp

Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Hệ thống bôi trơn trên ô tô gồm rất nhiều các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận lại có mỗi chức năng riêng, cùng điểm qua các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Các bộ phận của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Lọc dầu

Để đảm bảo các trục, các bề mặt ma sát, các ổ trục… ít bị mài mòn do những tạp chất sinh ra trong quá trình hoạt động thì dầu bôi trơn phải đảm bảo đủ sạch. 

Lọc dầu ô tô

Lọc dầu là bộ phận thực hiện nhiệm vụ đó.

Một số tạp chất làm bẩn dầu nhờn có thể kể đến như như:

  • Mạt kim loại do các mặt ma sát mài mòn,  đặc biệt là trong giai đoạn chạy rà khi động cơ còn mới hoặc sau khi động cơ được sửa dụng trở lại sau một thời gian dài không hoạt động.
  • Các chất tạp lẫn trong không khí nạp như cát bụi và các chất khác … do nhiên liệu hoặc dầu nhờn cháy bám trên xylanh. Chúng đi vào xylanh lẫn vào dầu bôi trơn rồi đi xuống các-te gây nhiễm bẩn.
  • Các tạp chất do dầu dầu kém chất lượng sinh ra, bị oxy hóa hoặc saukhi tác dụng với các axít sinh ra trong quá trình cháy.

Một số loại bầu lọc phổ biến:

  •  Bầu lọc cơ khí
  •  Bầu lọc thấm
  •  Bầu lọc ly tâm
  •  Lọc từ tính
  • Lọc hoá chất

Bơm dầu

Bơm dầu có tác dụng cung cấp liên tục dầu nhờn có áp suất cao đến các bề mặt ma sát để bôi trơn, làm mát và tẩy rửa mặt ma sát.

Bơm dầu được sử dụng trong hệ thống bôi trơn động cơ thường là loại bơm bánh răng ăn khớp ngoài hoặc ăn khớp trong. Bơm dầu được dẫn động thông qua các bánh răng bởi trục khuỷu động cơ.

Một số loại bơm dầu phổ biến:

  • Bơm bánh răng: được dùng phổ biến nhất
  • Bơm phiến trượt
  • Bơm trục vít
  • Bơm pittông

>> Xem Thêm

  • Có nên dùng thảm lót sàn ô tô 6D,5D,4D,3D,… ? Kinh nghiệm tránh phí tiền !

Thông gió hộp trục khuỷu

Trong quá trình làm việc của động cơ khí cháy thường lọt từ buồng cháy xuống hộp trục khuỷu khiến cho dầu nhờn dễ bị ô nhiễm và phân hủy do các tạp chất này. Ngoài ra, do có hiện tượng lọt khí, nhiệt độ bên trong hộp trục khuỷu cũng tăng lên làm hại đến tính năng hoá lý của dầu nhờn.

Thông gió hộp trục khuỷu

Vì vậy để nê tránh những tác hại nói trên, thì cần giải quyết tốt vấn đề thông gió hộp trục khuỷu.

Một số phương pháp thông gió hộp trục khuỷu

  • Thông gió hở: là kiểu thông gió tự nhiên, nhờ có pittông chuyển động hoặc xe ô tô chuyển động nên khí trong hộp trục khuỷu tự thoát ra bên ngoài bằng ống thông gió.
  • Thông gió kín: là loại thông gió cưỡng bức, lợi dụng động chân không trong quá trình nạp để khí trong hộp trục khuỷu lưu động vào đường nạp của động cơ.

Két làm mát dầu

Trong quá trình hoạt động, dầu dầu hấp thụ nhiệt từ thành xylanh động cơ và các chi tiết có nhiệt độ cao và các bề mặt ma sát… khiến nhiệt độ của dầu tăng lên liên tục.

Két làm mát dầu

Để đảm bảo nhiệt độ làm việc của dầu nhờn ổn định, giữ cho độ nhớt của dầu không đổi, đảm bảo khả năng bôi trơn thì phải cần đến két làm mát dầu,

Có hai cách làm mát đó là hệ thống làm mát bằng nước hoặc làm mát bằng không khí .

Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống bôi trơn trên ô tô

Thông thường, nếu tuân thủ theo các khuyến cáo của nhà sản xuất và thường xuyên bảo dưỡng thay dầu và lọc dầu định kỳ thì ít khi gặp phải các hư hỏng của hệ thống bôi trơn.

Ngược lại, khi các sự cố xảy ra sẽ kéo theo các hư hỏng cực kỳ nghiêm trọng đối với các hệ thống khác trên động cơ như hệ thống phát lực [piston, thanh truyền, trục khuỷu…], hệ thống phân phối khí [trục cam, xupáp, cò mổ…].

Một số hư hỏng trên hệ thống bôi trơn ô tô

Chi phí bảo trì, sửa chữa khi cho hàng loạt các hoạt động đại tu động sẽ rất cao so với các hư hỏng khác trên xe.

  • Một vài sự cố có thể xảy ra đối với hệ thống bôi trơn trên ô tô như:
  • Rò rỉ đường ống khiến lượng dầu quá thấp khiến đèn báo áp suất dầu bôi trơn sáng lên.
  • Lọc dầu sử dụng quá lâu bị nhiễm bẩn nặng gây nghẹt lọc dẫn tới thiếu dầu đếncác vị trí cần bôi trơn, gây ra hiện tượng mài mòn.
  • Ron cạc-te dầu sau thời gian dài sử dụng bị lão hóa, xì dầu ra ngoài cạc-te. Bơm cấp dầu bị mòn hỏng.
  • Và một số các hư hỏng khác

Một vài lưu ý

Để hệ thống bôi trơn trên ô tô hoạt động tốt bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng.

Cần chọn và thay dầu nhớt đúng theo yêu cầu của xe.

Ngoài ra, sau 2 lần thay dầu bạn nên thay luôn bầu lọc dầu.

Hãy liên lạc với DPRO nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào khác. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bất cứ lúc nào bạn cần.

Muốn động cơ trong máy móc hoạt động một cách trơn tru và bền bỉ thì phải có hệ thống với chức năng bôi trơn ổn định. Thường các máy móc ngày nay thường sử dụng hệ thống bôi trơn cưỡng bức cho động cơ. Vậy hệ thống bôi trơn là gì? Hãy cùng chung tôi tìm hiểu những vấn đề xoay quanh hệ thống bôi trơn cưỡng bức. 

Hệ thống bôi trơn là gì?

Hệ thống bôi trơn chính xác là bộ phận tẩy rửa các mặt ma sát bằng dầu nhờn khi hệ thống đi vào hoạt động. Hệ thống này sẽ làm rất tốt nhiệm vụ đưa dầu đi đến các bộ phận được. Nhờ đó mà làm mát, giảm ma sát cũng như lọc sạch tạp chất lẫn cố trong dầu. Bởi thế mà có thể đảm bảo tính năng lý hóa trong động cơ ở chi tiết máy. Dù có là động cơ nào, nếu chạy bằng dầu thì đều phải có hệ thống này.

Công việc của hệ thống này là đưa dầu đi đến các chi tiết hài hòa

Trên thị trường dầu bôi đang được bày bán nhiều loại khác nhau. Dựa vào mức độ cũng như tính cường hóa động, mức độ phụ tải xác định ở ổ trục tính. Người dùng sẽ tính toán sao cho chọn được dầu nhớt hợp lý. Với việc lựa chọn dầu bôi thích hợp sẽ đảm bảo chất lượng thiết bị kèm đó là kéo dài tuổi thọ của nó. Không chỉ thế, nó còn làm giảm tiêu hao năng lượng để máy móc chạy mượt mà. 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn 

Để hiểu hết về hệ thống bôi trơn trên động cơ thì cần phải nghiên cứu đến cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động ở bộ phận đặc biệt này. 

Cấu tạo của hệ thống bôi trơn 

Một hệ thống bôi trơn sẽ làm tốt chức năng của mình nếu chúng có các bộ phận liên quan mật thiết đến nhau. Các bộ phận chính đó là: 

- Bộ phận lọc dầu: Phần này đảm bảo rằng dầu nhờn sẽ luôn trong tình trạng sạch sẽ không có cặn bẩn. Như vậy ngăn ngừa được các vấn đề như ổ trục không còn ma sát bị mài mòn bởi các tạp chất. 

Bộ phận lọc sẽ loại bỏ các tạp chất để dầu tinh khiết nhất 

- Bộ phận bơm dầu: Nhờ có phần này mà việc cung cấp dầu nhờn được diễn ra liên tục tại các mặt ma sát. Có nó việc làm mát, bôi trơn cũng như tẩy rửa mặt ma sát nhanh gọn hơn nhiều. 

- Bộ phận thông gió: Chức năng chính của bộ phận này là ngăn ngừa tình trạng dầu nhờn xảy ra các vấn đề ô nhiễm. Ngay cả việc phân hủy hay tăng nhiệt ở phần trục khuỷu cũng được ngăn chặn triệt để. Nhờ đó mà chức năng lý hóa của dầu trong phần này giữ nguyên như ban đầu. 

- Phần két làm mát dầu: Có bộ phận này mới tăng cường được khả năng bôi trơn và giữ cho dầu luôn có độ nhớt. Bên cạnh đó còn đảm bảo nhiệt độ của dầu nhờn ở mức ổn định không tăng hay giảm đột ngột. 

Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn

Khi bắt đầu khởi động máy, phần động cơ bắt đầu thực hiện công việc của nó. Đầu tiên, dầu sẽ từ các te trên máy đi đến phao lọc bằng việc bơm hút dầu lên. Tiếp đó dầu sẽ được vận chuyển đến ống dẫn đến với bầu lọc thô rồi đi qua ống dẫn dầu chính. Từ ống chính dầu sẽ đi theo các ống dẫn nhánh để thực hiện công việc bôi trơn. 

Để thực hiện bôi trơn dầu sẽ đi từ các te đến chi tiết 

Nó sẽ bôi trơn các bộ phận như trục đòn mở, cổ trục cam, bạc cổ tại trục chính, bạc đầu to thanh truyền. Đồng thời còn một số ổ trục cần được bôi trơn để đảm bảo hoạt động ở động cơ. Bên cạnh những bộ phận quan trọng thì dầu cũng đi từ cổ biên chảy qua lỗ dẫn theo rãnh dọc xuống bôi trơn ở chốt piston. Ở lỗ phun này phần dầu đi bôi trơn cam, xi lanh, con đội… 

Sau khi đã thực hiện xong công việc, bôi trơn đều khắp các chi tiết của động cơ. Dầu sẽ chảy lại về nơi ban đầu đó là các te. Những quy trình này luôn lặp đi lặp lại hết sức tuần hoàn. Nó đảm bảo mọi thứ hoạt động đều đặn, liên tục cũng như thường xuyên. Đương nhiên trong quá trình đi đến các bộ phận, dầu đã được lọc hoàn toàn bụi bẩn và tạp chất.

Những phương pháp của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Để việc bôi trơn diễn ra một cách trơn tru không xảy ra bất cứ vấn đề gì, hiện tại đang có đến 4 phương pháp được sử dụng. Nếu bạn chưa biết hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé! 

Phương pháp bôi trơn nhờ vung té 

Hoạt động vung té được diễn ra khi trục khuỷu hoạt động 

Với phương pháp sử dụng vung té dầu này, nghĩa là trong quá trình động cơ hoạt động. Những chi tiết cần được bôi trơn là các cam, cacte, xilanh sẽ được tiếp một lượng dầu nhất định. Hoạt động vung té sẽ do các chi tiết của trong máy như bánh răng, trục khuỷu, thanh truyền… thực hiện công việc này. Ngoài ra, phần kết cấu hứng dầu sẽ do các chi tiết khác cần được bôi trơn cũng nhận được lượng nhỏ dầu dạng sương mù vung đến. 

Phương pháp bôi trơn vung té này có nguyên lý làm việc hết sức đơn giản lại hiệu quả. Tuy nhiên, cách này cũng có một nhược điểm chưa thể khắc phục là không thể đảm bảo lượng dầu để bôi trơn phần cổ trục. Vậy nên nó không được sử dụng phổ biến cho máy móc, chỉ đáp ứng được động cơ có công suất nhỏ như: thuyền máy, máy bơm nước, hệ thống bôi trơn trong xe máy… 

Phương pháp bôi trơn hỗn hợp

Hình thức bôi trơn kết hợp giữa bôi trơn cưỡng bức và bôi trơn theo các phần te dầu. Nếu như phương pháp bôi trơn vung té dầu được dùng cho một số chi tiết như ống hướng dẫn xupap, xupap, con đội, thân xupap, pittong, mặt xi lanh… 

Phương pháp bôi trơn hỗn hợp rất phức tạp thường sử dụng để làm mát các động cơ trọng tải lớn

Ngược lại phương pháp hỗn hợp sẽ áp dụng cho mọi chi tiết chịu trọng tải lớn. Có thể kể đến chính là bạc đòn mở cửa trong cơ cấu phân phối khí, bạc đầu to thanh truyền, bạc cổ trục chính… 

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức

Với phương thức này mang một chức năng đưa dầu đến những nơi bề mặt làm việc có ma sát. Ở đây những phần dầu bôi trơn sẽ hoạt động một cách nhịp nhàng và tuần hoàn. Áp suất của nó sẽ luôn được giữ ở mức ổn định khoảng 0,1 - 0,04 MN/m2.

- Một số ưu điểm và khuyết điểm xuất hiện ở phương pháp này

Khi nhắc đến ưu điểm của phương pháp bôi trơn này, người ta thường cân nhắc đến việc điều chỉnh lượng dầu mức tối ưu. Như vậy hiệu quả bôi trơn sẽ tốt hơn rất nhiều. Thậm chí tẩy rửa sạch sẽ được cả phần bề mặt ma sát một cách hiệu quả. Bôi trơn cưỡng bức có thể sử dụng với những động cơ có cấu tạo đặc biệt. Khi đó dầu được đặt ở một thùng khác giống như động cơ được đặt ngang piston dạng đối nhau hay ngược lại.

Tuy nhiên, phương pháp này có một hạn chế đó là cấu tạo rất phức tạp. Những người không có chuyên môn liên quan đến lĩnh vực này sẽ khó lòng hình dung được cách thức hoạt động. 

Vì thế sẽ có một sơ đồ về cấu tạo của hệ thống cưỡng bức này để các bạn tiện theo dõi. Cụ thể như sau: 

Sơ đồ hệ thống bôi tởn cưỡng bức đưa dầu đến bề mặt làm việc 

- Tại sao lại gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức?

Khi nghe đến cái tên hệ thống bôi trơn cưỡng bức đã có rất nhiều câu hỏi tương tự được đặt ra. Lý do nó được gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức là bởi dầu không thể nào tự bôi trơn lên phần bề mặt ma sát được. Chính vì thế cần đến sự hỗ trợ của hệ thống sẽ thực hiện công việc bơm dầu từ các te đi các bộ phận và chi tiết trong máy.

Hệ thống bôi trơn bởi pha dầu vào nhiên liệu 

Phương pháp này sẽ hoạt động bằng cách pha dầu vào nhiên liệu dùng cho động cơ xăng hai kỳ. Và thường nó sẽ có 3 cửa là nạp - xả - thổi tại xilanh và các te chứa hòa khí. Với cách này dầu bôi trơn kèm nhiên liệu sẽ được pha với tỷ lệ được tính toán theo định số khoảng 1/20 -1/25. Sẽ có các cách pha để người thực hiện lựa chọn như sau:

- Sử dụng bơm để phun dầu tại vị trí bướm ga hay phần ống khuếch tán bằng cách trực tiếp. 

- Chuẩn bị hai thùng riêng biệt tại động cơ rồi chứa xăng và dầu bôi trơn tại đó. Khi cần sử dụng đến, tự động hai nhiên liệu được hòa trộn đồng thời cùng lúc với định lượng nhất định.

- Hòa trộn hai nhiên liệu xăng và dầu ở ngoài rồi mới đổ vào phần bình chứa. 

Phương pháp này thường khó xác định được định lượng

Cách thức bôi trơn này đơn giản hơn so với các phương pháp đã kể ở trên. Do vậy nguyên lý hoạt động của hệ thống cũng có điểm khiến người ta đắn đo. Bởi chỉ là pha dầu và xăng khá dễ dàng nhưng lại không hề đảm bảo an toàn. Lượng dầu nhờn cần để bôi trơn khó mà kiểm soát được. Đó là chưa kể đến muội than khi đốt cháy sẽ dính lại ở pittong. 

Điều này gây ra tình trạng thoát nhiệt của bộ phận bị giảm. Trường hợp pittong trở lên quá nóng thì sẽ xảy ra tình trạng bugi bị đoản mạch kích nổi làm cho động cơ bị cháy. Còn ngược lại, lượng được pha cùng nhau quá ít khiến khả năng bôi trơn kém thì phần pittong sẽ bị tắc và bó kẹt tại xilanh.

Hệ thống bôi trơn đóng vai trò như thế nào? 

Những hệ thống này sẽ có nhiệm vụ chính là mang đầu đi đến các chi tiết của động cơ. Nhờ có nó mà giảm được ma sát, làm mát cũng như lọc mọi tạp chất hiện lẫn trong dầu nhờn. Như thế mới có thể đảm bảo tính năng hóa lý của bộ phận. 

Nhờ có hệ thống bôi trơn mà người làm việc đỡ vất vả hơn rất nhiều 

Và để hệ thống này làm việc trơn tru rất cần đến dầu bôi trơn có công dụng:

- Làm trơn tru các bề mặt ma sát khiến cho động cơ trong lúc vận hành giảm thiểu ma sát. 

- Giúp cho các chi tiết máy mát hơn khi hoạt động. 

- Khiến các chi tiết máy đều sạch sẽ. 

- Bọc kín các khe hở giữa piston và xilanh. 

- Khiến cho chi tiết máy không gặp tình trạng han gỉ. 

Về phần dầu để sử dụng cũng có rất nhiều loại và tuân thủ mọi quy định nghiêm ngặt. Để chọn được loại dầu sử dụng còn phụ thuộc vào độ phụ tải tại ổ trục và độ cường hóa trên động cơ. 

Qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp đến cho mọi người những thông tin thú vị nhất liên quan đến hệ thống bôi trơn. Hy vọng với những thông tin đã được chia sẻ mọi người đã hiểu rõ hơn về nguyên lý làm việc. Từ đó khi cần sử dụng đến vào công việc bôi trơn sẽ bớt bỡ ngỡ hơn nhiều. Nếu còn bất cứ thông tin thắc mắc nào quý khách hàng hãy liên hệ ngay đến Điện máy Hoàng Liên để được giải đáp chính xác và tận tình nhất nhé.

Video liên quan

Chủ Đề