Tại sao phải tẩy giun định kỳ

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun. Khi giun chui vào trong cơ thể trẻ em, chúng sẽ trành giành những chất dinh dưỡng, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần của con. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và học tập của bé. Do vậy việc tẩy giun cho trẻ là việc làm cần thiết.

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun chủ yếu là các loại giun như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ thường rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh, hay bò, chơi lê la trên sàn, đi chân đất, và mút tay, nên trẻ con rất dễ bị nhiễm giun.

Ngoài ra, ở một số vùng có điều kiện vệ sinh kém trẻ có thể nhiễm giun từ thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Đối với giun móc, ấu trùng xâm nhập xuyên qua da vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ.

Khi giun chui vào trong cơ thể trẻ em, chúng sẽ trành giành những chất dinh dưỡng, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần của con. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và học tập của bé.

Đặc biệt, trong một số trường hợp giun gây ra biến chứng như như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm bộ phận tiết niệu – sinh dục,… trẻ cần can thiệp và xử trí kịp thời .

Do vậy việc tẩy giun cho trẻ là việc làm cần thiết. Các bác sĩ Nhi khoa khuyên mẹ nên tẩy giun định kỳ cho trẻ khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

2. Bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 1 lần?  

Tần suất tẩy giun định kỳ cho trẻ phụ thuộc vào vùng dịch tễ. Theo số liệu của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, tình hình nhiễm giun tại các tỉnh Đôn Nam Bộ trong đó có TP. HCM là 13%. Với tỷ lệ này thì tần suất tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo là 1 năm/lần. Đặc biệt, tất cả thành viên trong gia đình nên thực hiện tẩy giun vào cùng thời điểm để tránh trường hợp lây nhiễm trứng giun.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ

Thuốc tẩy giun cho trẻ là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn, tuy nhiên khi tẩy giun cho trẻ mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

– Chỉ nên tẩy giun khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

– Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

– Khi uống thuốc tẩy giun trẻ có thể có một số phản ứng phụ  [ít gặp] sau khi dùng thuốc như trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi.

– Một số rất ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, nên đưa bé đi khám để được bác sĩ Nhi khoa để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

– Đặc biệt, điều quan trọng nhất mà ba mẹ cần lưu ý là không phải tất cả trẻ đều có thể uống thuốc tẩy giun. Có một số trường hợp chống chi định như: trẻ mắc những bệnh mãn tính như suy tim, suy gan, suy thận, đang bệnh cấp tính, đang sốt , …. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tẩy giun cho con.

Ngoài ra, bên cạnh việc tẩy giun định kỳ, phụ huynh cần phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh môi trường sống tốt. Đặc biệt là cần vệ sinh sạch sẽ và đúng cách phân, nước tiểu, rác, các đồ vật bẩn giun dễ ký sinh trên đó. Ăn uống bảo đảm vệ sinh và đừng quên vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút ngón tay.

4. Các loại thuốc tẩy giun nào thường dùng cho trẻ em

– Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

– Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

– Trẻ nhỏ phải nghiền thuốc pha với nước uống.

– Trẻ lớn nên nhai thuốc tẩy giun và uống với nước.

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi trước khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ.

Bài viết được sự tư vấn của BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Trưởng Khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus 

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Sử dụng thuốc tẩy giun, xổ giun [hay thuốc xổ lãi] là một cách phổ biến được khuyến cáo trong phòng ngừa, điều trị các bệnh do giun sán gây ra. Dù vậy, nhiều người vẫn còn những thắc mắc xung quanh việc dùng nhóm thuốc này.

Giun là những ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người, có khả năng sống và hấp thu chất dinh dưỡng từ vật chủ, thường trú ngụ tại đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun xảy ra ở các nhiệt đới ẩm thấp hoặc nước đang phát triển do nguồn thức ăn, nước uống dễ bị ô nhiễm.

Ở Việt Nam, các loại giun đường ruột thường gặp ở người là giun đũa, giun tóc và giun móc/ mỏ. Ở trẻ em còn hay nhiễm phải giun kim. Người bị nhiễm giun thường hay bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu, suy dinh dưỡng và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên tự ý thức uống thuốc tẩy giun định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Thuốc tẩy giun bao gồm những loại nào?

Thuốc tẩy giun sán, thuốc xổ giun, xổ lãi bao gồm những thuốc chứa hoạt chất có tác dụng tiêu diệt những loại giun, sán ký sinh trong đường ruột. Cơ chế hoạt động của các thuốc này thường là ngăn cho giun sán sử dụng nguồn chất dinh dưỡng gây chết hoặc làm tê liệt chúng. Ví dụ như:

  • Mebendazole, albendazole, thiabendazole: ngăn không cho giun hấp thu các loại đường cần thiết để tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ tiêu diệt giun trưởng thành chứ không giết chết trứng giun.
  • Praziquantel, pyratel, ivermectin: gây tê liệt giun sán trong đường ruột. Nhờ đó, cơ thể dễ dàng đào thải các ký sinh trùng này ra khỏi ruột qua phân.

Theo hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng của Bộ Y tế, hai thuốc tẩy giun được sử dụng là albendazole hoặc mebendazole.Theo đó, đối tượng sử dụng là từ 12 tháng tuổi trở lên và chống chỉ định cho:

  • Người đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt trên 38ºC
  • Người đang mắc một số bệnh mạn tính như suy thận, suy tim, suy gan, hen phế quản
  • Người có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi

Khuyến cáo tẩy giun cho từng nhóm đối tượng

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã có bản hướng dẫn điều trị dự phòng bằng thuốc tẩy giun cho từng nhóm đối tượng như sau:

Dùng thuốc tẩy giun cho trẻ em

Sử dụng thuốc tẩy giun albendazole hoặc mebendazole dùng một liều duy nhất với tần suất 1–2 lần/ năm [tùy theo vùng dịch tễ] được khuyến cáo thực hiện cho tất cả trẻ nhỏ và trẻ em. Liều lượng dùng như sau:

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: dùng albendazole 200mg hoặc mebendazole 500mg, liều duy nhất.
  • Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: dùng albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg, liều duy nhất.

Dùng thuốc tẩy giun cho người lớn

Người trưởng thành, trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên dùng albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg liều duy nhất, tần suất 1–2 lần/ năm tùy theo vùng dịch tễ.

Dùng thuốc tẩy giun cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai sau 3 tháng đầu sinh sống ở khu vực có hai yếu tố sau đây nên sử dụng thuốc tẩy giun để giảm nguy cơ nhiễm giun:

  • Tỷ lệ nhiễm giun móc và/ hoặc giun tóc ở phụ nữ có thai trên 20%
  • Vấn đề thiếu máu nghiêm trọng với tỷ lệ lưu hành ở phụ nữ có thai là 40% hoặc cao hơn

Thuốc sử dụng là albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg với liều duy nhất, tần suất 1–2 lần/ năm.

Những thắc mắc thường gặp

Nên uống thuốc xổ giun lúc nào để có hiệu quả tốt?

Các thuốc tẩy xổ giun ngày nay không cần uống sau khi nhịn đói hay sử dụng thuốc xổ [thuốc nhuận tràng] như trước đây. Bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn xong, tốt nhất nên uống sau bữa ăn tối 2 tiếng.

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nghiền viên thuốc và pha với nước cho trẻ uống. Để tăng hiệu quả, bạn cũng nên nhai viên thuốc trước khi uống với nước. Sau khi uống thuốc, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường.

Sau khi uống, thuốc sẽ bắt đầu được hấp thu và phát huy tác dụng ngay nhưng có thể mất vài ngày để tiêu diệt hết giun. Trường hợp bạn được bác sĩ chỉ định tẩy xổ giun, hãy sử dụng đúng liều lượng và đúng theo thời gian được hướng dẫn.

Albendazole và mebendazole không tiêu diệt được trứng giun nên bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm hoặc lây truyền sang cho người khác. Do đó, để đảm bảo hiệu quả tẩy giun và ngăn ngừa tái phát, bạn nên dùng thêm một liều thuốc sau 2 tuần.

Bạn có thể quan tâm: Mách bạn các cách tẩy giun an toàn.

Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?

Bình thường, sau khi uống thuốc vài tiếng hay vài ngày, bạn sẽ có cảm giác buồn đi đại tiện để tống xác giun ra ngoài theo phân. Các loại thuốc xổ giun trước đây đào thải xác giun hoặc giun còn nguyên ra ngoài nên bạn có thể nhìn thấy giun trong phân. Ngày nay, các thuốc mới đều tác động làm cho giun tự tiêu trong phân nên bạn sẽ không còn gặp tình trạng “đi ngoài ra giun” sau khi uống thuốc tẩy giun nữa.

Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun là gì?

Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thuốc tẩy xổ giun cũng không ngoại lệ. Mặc dù các thuốc này tương đối an toàn ở liều dùng khuyến cáo, một số tác dụng phụ được ghi nhận thường gặp bao gồm:

  • Khó chịu ở dạ dày như tăng co thắt
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn.

Đây không phải là tất cả tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc và không phải ai cũng gặp phải những phản ứng giống nhau. Để có được thông tin cụ thể hơn, bạn hãy đọc hướng dẫn sử dụng của loại thuốc tẩy giun cụ thể sẽ sử dụng. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy đến gặp bác sĩ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề