Tại sao răng bị lệch

Răng mọc lệch là một khiếm khuyết của hàm răng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Răng mọc lệch xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng hầu hết đều liên quan đến thói quen sinh hoạt ở giai đoạn còn nhỏ tuổi. Cùng tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân cũng như cách điều trị răng mọc lệch qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân khiến răng mọc lệch lạc

Thường khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ thay thế cho chiếc răng sữa tương ứng đã rụng đi trước đó. Nhưng trong một số trường hợp thì răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã bắt đầu nhú lên, mọc chen chúc vào hàm răng sữa. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến răng mọc lệch ở trẻ em và kéo dài đến khi trưởng thành nếu không được điều chỉnh sớm.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nguyên nhân khác khiến răng mọc lệch lạc, khấp khểnh trên cung hàm như:

  • Các răng vĩnh viễn mọc lên có kích thước quá to hoặc quá nhỏ so với cung hàm.
  • Xương hàm trên hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức do di truyền từ các thế hệ trước.
  • Nghiến răng khiến men răng bị mòn, vỡ men răng dẫn đến tình trạng cắn sâu.
  • Cắn môi dưới hoặc cắn má làm nhóm răng cửa hàm trên nhô ra trước nhiều hơn bình thường.

Cắn môi khiến răng cửa có xu hướng nhô ra trước

  • Thở miệng trong thời gian dài khiến hàm trên phát triển tiến về trước nhiều hơn gây ra hiện tượng răng hô vẩu, khớp cắn sâu hoặc khớp cắn hở.
  • Mút môi nhiều là nguyên nhân khiến các răng của dưới quặp vào trong và các răng cửa trên nghiêng ra ngoài làm răng răng cắn sâu.
  • Đẩy lưỡi làm các răng phía trước hàm trên và dưới nghiêng ra trước và tạo khoảng trống giữa các răng [răng thưa]. Thói quen này sẽ gây cản trở các răng mọc lên bình thường và có thể gây ra tình trạng cắn hở.
  • Răng mọc lệch cũng có thể xảy ra ở những trẻ nhỏ có thói quen mút tay. Vị trí đặt ngón tay thường là răng cửa nên sẽ các khiến các răng hàm trên có xu hướng chìa ra ngoài, răng hàm dưới nghiêng vào trong phía lưỡi làm tăng độ cắn chìa và cắn hở trên cung hàm.
  • Ở trẻ nhỏ vẫn đang trong giai đoạn phát triển xương hàm thì việc chống cằm quá nhiều sẽ làm thay đổi hướng phát triển của xương hàm dưới, cằm bị đẩy về trước nhiều hơn làm lệch khớp cắn.

Xem thêm: Chỉnh răng mọc lệch không cần niềng có được không? Giải pháp nào tốt?

Trẻ hay chống cằm có thể làm lệch khớp cắn và răng mọc lệch

2. Răng mọc lệch gây ảnh hưởng gì?

Khi nhìn từ biểu hiện bên ngoài thì cũng sẽ thấy rằng răng mọc lệch làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng của khuôn mặt. Các trường hợp răng lệch lạc làm lệch khớp cắn thì khuôn mặt thường sẽ mất cân đối, không được hài hòa gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng tự tin trong giao tiếp.

Răng mọc lệch gây ra nhiều tác động xấu đến hoạt động của khớp cắn và chức năng ăn nhai của răng. Khi đó, khả năng nghiền nát thức ăn không được đảm bảo, lâu dần sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý về hệ tiêu hóa và dạ dày.

Khi các răng mọc lộn xộn không theo một vị trí nhất định nào sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn. Các vị trí kẽ răng bị che khuất sẽ không thể vệ sinh sạch được, lâu ngày hình thành các mảng bám thức ăn và mảng bám cao răng gây ra nhiều bệnh lý răng miệng là sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Răng mọc lệch khó vệ sinh nên dễ hình thành mảng bám cao răng

3. Phương pháp điều trị răng mọc lệch

Để khắc phục sớm các tình trạng răng mọc lệch thì bạn có thể can thiệp các biện pháp nha khoa. Với một nha khoa uy tín có bác sĩ tay nghề cao, thiết bị nha khoa hiện đại thì việc thực hiện các phương pháp này hoàn toàn không gây tổn thương gì đến răng miệng mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng được lâu dài hơn.

Các phương pháp điều trị răng mọc lệch đang được áp dụng ở hầu hết các nha khoa hiện nay là:

3.1 Niềng răng lệch lạc

Niềng răng là giải pháp tối ưu nhất trong việc điều chỉnh các răng lệch lạc, khấp khểnh, chen chúc mang lại hàm răng thẳng đều. Cơ chế niềng răng là tạo lực kéo trên các khí cụ chỉnh nha để dịch chuyển răng dần về vị trí mong muốn theo một kế hoạch có trước. Các khí cụ được sử dụng phổ biến hiện nay là mắc cài dây cung và máng niềng răng trong suốt cho lực kéo ổn định giúp quá trình niềng răng diễn ra liên tục.

Niềng răng là một quá trình dài, sẽ cần từ 18 – 24 tháng để nắn chỉnh các răng mọc lệch hay thậm chí là sai khớp cắn về dạng khớp cắn chuẩn. Với những trường hợp khó, có thể mất nhiều thời gian hơn nữa là 36 tháng và đeo hàm duy trì sau chỉnh nha thêm khoảng 1 năm.

Nên niềng răng để khắc phục các răng mọc lệch lạc

3.2 Bọc răng sứ

Đây là phương pháp điều trị răng mọc lệch trong thời gian ngắn, chỉ mất khoảng 2-3 ngày là bạn đã có được hàm răng như ý. Với những trường hợp lệch lạc nhẹ thì có thể thực hiện bọc răng sứ thay vì niềng răng để đạt kết quả nhanh chóng hơn.

Khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ phải tiến hành mài một phần men răng của chiếc răng mọc lệch để tạo khoảng trống cho mão răng sứ bên trên. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng keo dán sứ chuyên dụng để gắn cố định răng sứ trên cùi răng, như vậy là đã hoàn thiện quá trình mọc răng sứ.

Sau khi bọc răng sứ cho răng lệch lạc thì việc bạn cần làm là chăm sóc răng sứ đúng cách với chế độ ăn uống hợp lý và vệ sinh răng miệng thường xuyên, tránh va đập làm răng sứ bị hỏng, bị gãy vỡ. Nếu được chăm sóc tốt thì tuổi thọ của răng sứ có thể lên tới 15 năm, thậm chí là hơn nữa.

Bọc răng sứ cho các trường hợp răng lệch lạc nhẹ

3.3 Phẫu thuật chỉnh hình

Phương pháp này sẽ cần can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm để điều chỉnh răng và khớp cắn. Phẫu thuật chỉnh hình chỉ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp răng mọc lệch nghiêm trọng không thể niềng răng hay bọc răng sứ.

Để thực hiện chỉnh hình bác sĩ sẽ phải cắt bỏ một đoạn xương hàm, có thể là hàm dưới hoặc hàm trên tùy vào tình trạng sai lệch của khớp cắn. Đồng thời tiến hành đưa các răng lệch lạc về vị trí hợp lý trên cung hàm bằng nẹp vít. Sau điều trị bạn sẽ sở hữu hàm răng đều đẹp và chuẩn khớp cắn.

Xem thêm: Tại sao cần phải khám răng miệng định kỳ tại nha khoa?

                     Bật mí 11 cách chăm sóc răng miệng khỏe đẹp

Như vậy, răng lệch lạc không chỉ làm mất thẩm mỹ khuôn mặt mà còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn nên hãy đến nha khoa Trẻ – nha khoa uy tín tại Hà Nội để được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thăm khám và điều trị để sớm lấy lại hàm răng đẹp và khỏe mạnh.

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Website: //nhakhoatre.com/

Vì sao mất răng dẫn tới hàm răng bị xô lệch? Mất răng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống hàng ngày, trong đó nướu bị teo và hàm răng bị xô lệch là một hậu quả tất yếu.

Thông thường, khi răng mất đi thì tình trạng răng bị xô lệch sẽ xuất hiện khiến hàm răng mất đi tính thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến chức năng cũng như sức khỏe răng miệng của bạn. Cần tìm phương án điều trị và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả trả lại cho bạn hàm răng với chức năng hoàn hảo như ban đầu.

I. Vì sao hàm răng bị xô lệch khi mất răng?

Hiện tượng hàm răng bị xô lệch sau khi mất răng là do khi răng mất đi, không còn chân răng chống đỡ để xương hàm bám vào, lâu dần sẽ xuất hiện tình trạng xương hàm bị tiêu mòn đi thay vì tự bù xương vào khoảng trống của chân răng sau một khoảng thời gian nhất định.

Thông thường, thời gian xương hàm bắt đầu tiêu đi sau khoảng 3 – 6 tháng mất răng, tốc độ tiêu xương hàm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Xương hàm sẽ bị tiêu đi sau khi mất răng

Xương hàm nơi mất răng bị tiêu hõm khiến cho những chiếc răng xung quanh bị ảnh hưởng, phần xương hàm xung quanh cũng sụt giảm đáng kể làm cho những chiếc răng này không thể đứng vững được. Chính vì thế, chúng bắt đầu có chiều hướng bị xô lệch dần về khoảng trống mất răng, răng đối diện trồi lên hoặc thòng xuống hướng về phía hàm có răng mất.

Xương hàm bị tiêu khiến các răng bị xô lệch về khoảng trống mất răng

Tình trạng xô lệch răng này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến:

– Các răng trên cùng hàm có xu hướng giãn rộng tạo thành các khe hở giữa hai răng gây nên tình trạng răng thưa, thường đọng thức ăn vào các khe này gây ra các bệnh lý răng miệng.

– Sóng hàm vùng mất răng giảm dần chiều cao và hẹp dần chiều ngang gây ra tình trạng hóp má, khiến khuôn mặt của bạn trở nên già và mất thẩm mỹ hơn.

– Làm hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm, cản trở hoạt động nhai cắn, gây ra tình trạng đau khớp thái dương hàm, bệnh đau đầu kinh niên, mỏi cơ cổ, mỏi hàm,…

Mất răng gây ảnh hưởng tính thẩm mỹ của khuôn mặt

II. Cách khắc phục tình trạng răng bị xô lệch

Việc phục hồi lại răng đã mất bằng cách trồng răng giả thay thế là điều cần thiết để cố định lại vị trí các răng, tránh tình trạng răng bị xô lệch cũng như giúp hàm răng được tốt hơn. Hiện nay có 3 phương pháp chính như sau:

1. Trồng răng giả bằng hàm giả tháo lắp

Bằng cách sử dụng hàm giả tháo lắp để gắn vào khoảng trống mất răng, hàm giả tháo lắp thường được thiết kế có phần nền làm bằng nhựa và thân răng được chế tạo bằng nhựa chuyên dụng.

Trồng răng giả bằng hàm giả tháo lắp

Ưu điểm là chi phí thấp, rẻ hơn so với các phương pháp phục hình răng khác, dễ thực hiện, có thể tháo lắp mọi lúc. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương do mất răng, khả năng ăn nhai bị hạn chế, gây cảm giác vướng víu khó chịu cho người sử dụng.

2. Trồng răng giả bằng cầu răng sứ

Cầu răng sứ là một phương pháp mở đầu cho giai đoạn trồng răng hiện đại, cầu răng sứ sử dụng một dãy các răng sứ được đúc kết dính chặt vào nhau, 2 đầu răng sứ của dãy cầu răng được gắn chặt vào 2 trụ răng thật kế cận với răng đã mất và che khuất đi khoảng trống bị mất răng.

Trồng răng giả bằng cầu răng sứ

Mặc dù cầu răng sứ có tính thẩm mỹ cao, chức năng của răng cũng được phục hồi khá tốt khiến việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn nhưng cũng giống hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ vẫn không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm nên sau một thời gian vẫn phải thực hiện lại cầu răng mới.

Ngoài ra, để thực hiện cầu răng thì bắt buộc phải mài nhỏ răng thật để làm trụ nên nó gây ra một sự ảnh hưởng nhất định đến tình trạng sức khỏe của răng trụ.

3. Trồng răng giả bằng cấy ghép Implant

Giải pháp này được nhận định hiện đại và tối ưu nhất hiện nay, nó không chỉ phục hồi lại răng một cách đầy đủ cả chân răng [trụ Implant], thân răng [mão răng sứ] giống hệt răng thật, mà còn khắc phục được hết những nhược điểm của 2 phương pháp trồng răng giả trên.

Trồng răng giả bằng cấy ghép Implant

Cấy ghép răng Implant mang đến tính thẩm mỹ cao, chức năng răng được phục hồi tốt như răng thật, và đặc biệt có thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm xảy ra, khiến các răng xung quanh được cố định và không xô lệch. Răng Implant có tuổi thọ lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.

Do đó, trong 3 phương pháp trên, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp cấy ghép Implant để phục hồi răng đã mất để có được một kết quả trồng răng hoàn hảo nhất.

Qua thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ được “vì sao mất răng dẫn tới hàm răng bị xô lệch?” cũng như cách khắc phục tình trạng này. Để tránh việc mất răng gây ra những ảnh hưởng không đáng có, chúng tôi khuyên các bạn nên thực hiện trồng răng giả sớm để hàm răng được đầy đủ và sức khỏe của răng cũng được bảo vệ tốt hơn.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu. 1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.

➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM


➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM 2. Các chứng nhận đạt được:- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất - Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo - Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm. 3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.

4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:Mất răng, Điều trị nha khoa

Video liên quan

Chủ Đề