Tại sao tơ tằm lại có khả năng hút ẩm cao

Nghiên cứu tính chất đặc trưng của vải lụa tơ tằm việt nam và ảnh hưởng của các thông số công nghệ dệt tới độ dạt của vải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [2.12 MB, 124 trang ]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT
NGÀNH : CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT

NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA VẢI LỤA
TƠ TẰM VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ DỆT TỚI ĐỘ DẠT CỦA VẢI

NGUYỄN SỸ PHƯƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỮU CHIẾN
TS. NGUYỄN VĂN THUẤN

HÀ NỘI - 2004


Mở đầu
Công nghiệp dệt may đang có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của Ngành đạt 3,65 tỷ USD đứng thứ hai sau
ngành dầu mỏ và thu hút gần hai triệu lao động trong cả nước. Ngành dệt may
Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu để đến năm 2005 sẽ đạt năm tỷ USD xuất khẩu.
Tuy đà đạt được một số thành tựu đáng tự hào, nhưng ngành dệt may đang đứng
trước nhiều thử thách khắc nghiệt, đó là bước sang năm 2005 khi chế độ hạn
ngạch hàng dệt may trên toàn thế giới sẽ bị loại bỏ. Cuộc chiến cạnh tranh gay
gắt giữa các nước xuất khẩu hàng dệt may ngày càng khốc liệt. Muốn tồn tại và
phát triển, không còn con đường nào khác là ngành dệt may Việt Nam phải giảm
chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng
cao và khai thác một cách hiệu quả nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước như


bông, tơ tằm, ...
Việt Nam là nước có tiềm năng để phát triển nghề dâu tằm tơ: khí hậu, thổ
nhưỡng thuận lợi, nguồn lao động cần cù và dồi dào. Tuy nhiên nghề dâu tằm tơ
Việt Nam hiện nay chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. Nhiều mặt hàng
lụa nổi tiếng trước kia, nay đà mai một và chưa được phục hồi. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này đó là: chất lượng sợi tơ chưa cao, không ổn định;
công nghệ sản xuất còn lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian là chính;
thiết bị thủ công giản đơn và chủ yếu là tự chế, không đồng bộ.
Vải lụa tơ tằm luôn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi tính chất hợp vệ
sinh, cảm giác lúc mặc thoải mái dễ chịu, tính thời trang tao nhÃ, nhưng việc
chăm sóc sử dụng sản phẩm từ vải lụa tơ tằm lại rất phiền toái do vải lụa tơ tằm
rất dễ nhàu và dễ dạt. ở trong nước, đà có một số công trình nghiên cứu nhằm
nâng cao chất lượng vải lụa tơ tằm, đặc biệt giảm nhàu và dạt cho vải bằng công
nghệ xử lý hoá học và đà đạt được một số thành tựu đáng kể như công nghệ


2

chuội làm mềm tơ lụa bằng các chất tẩy rửa tổng hợp, chế phẩm Enzim, chuội
bằng nước ở nhiệt độ cao, lựa chọn được các nhóm thuốc nhuộm có độ bền
mầu cao, ít loang, xử lý giảm nhầu bằng axít citric. Tuy nhiên công nghệ xử lý
hoá học lụa tơ tằm cũng mới chỉ được nghiên cứu bước đầu nhằm nâng cao chất
lượng mặt hàng bằng phương pháp xử lý hoá học là chính. Bên cạnh đó, sau xử lý
hoá học vải lụa ít nhiều mất đi những tính chất tự nhiên vốn có như kém mềm
mại, giảm bóng, kém mượt mà, chất thải của quá trình xử lý làm ô nhiễm môi
trường, tốn kém hoá chất, chất trợ. Bởi vậy, hiện nay xu hướng chung để nâng
cao chất lượng mặt hàng là phát triển công nghệ xử lý cơ học cho vải lụa. Việt
Nam là đất nước có ngành dâu tằm tơ từ lâu đời, nhưng đến nay chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về các thông số công nghệ trong quá
trình dệt vải, một công đoạn có nhiều yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất

lượng cuối cùng của mặt hàng, đặc biệt là độ dạt một vấn đề nổi cộm của chất
lượng vải lụa tơ tằm.
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đà đầu tư trang
bị nhiều thiết bị dệt mới với nguyên lý đặt sợi ngang bằng kiếm, thoi kẹp, dòng
khí và dòng nước. Riêng máy dệt kiếm mềm của hÃng Picanol đà có trên 1.400
máy được các doanh nghiệp nhập về. Đây là những máy dệt hiện đại, độ chính
xác cao và đa năng. Việc tìm hiểu thấu đáo, làm chủ được công nghệ, khai thác
các chức năng hiện đại của thiết bị, tạo ra mặt hàng vải có chất lượng, có giá trị
gia tăng cao đặc biệt từ nguyên liệu tơ tằm Việt Nam trên thiết bị dệt này cũng là
yêu cầu cấp bách hiện nay của ngành dệt may.
Luận án: Nghiên cứu tính chất đặc trưng của vải lụa tơ tằm Việt Nam và
ảnh hưởng của các thông số công nghệ dệt tới độ dạt của vải nhằm mục đích
góp phần nghiên cứu nâng cao chất lượng [đặc biệt giảm độ dạt của vải] mặt


3

hàng vải lụa tơ tằm Việt Nam và khai thác một cách có hiệu quả một số tính năng
của thiết bị dệt vải không thoi. Luận án gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Nghiên cứu tính chất đặc trưng cảm giác sờ tay của vải lụa tơ tằm Việt
Nam.
2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số trong quá trình dệt vải: nguyên
liệu sợi, các thông số công nghệ thiết bị dệt tới độ dạt của vải lụa tơ tằm.
3. Xác định các thông số mắc máy dệt tối ưu trên quan điểm để độ dạt vải
thấp nhất.
4. Triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
A. Những điểm mới của luận án
1. Đánh giá chất lượng lụa tơ tằm Việt Nam bằng phương pháp Kawabata
thông qua sử dụng hệ thống thiết bị KESF.
2. Đo được độ lớn khe hở giữa sợi dọc và ngang tại điểm đan của lụa tơ tằm

bằng phương pháp sử dụng kÝnh hiĨn vi ®iƯn tư qt.
B. ý nghÜa khoa häc của luận án
1. Xác định sự tồn tại khe hở giữa sợi dọc và sợi ngang tại điểm đan của lụa
tơ tằm Việt Nam và khẳng định ảnh hưởng của nó tới độ dạt của vải.
2. Xây dựng được phổ KAWABATA cho ba loại lụa tơ tằm Việt Nam.
3. Đưa ra được phương án công nghệ tối ưu để giảm độ dạt của lụa tơ tằm
Việt Nam.
4. Khẳng định mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc vải tới độ dạt của vải lụa
tơ tằm Việt Nam.
5. Chương trình xư lý sè liƯu viÕt b»ng lËp tr×nh MatLab gióp cho việc tính
toán một cách nhanh chóng chính xác và giải được bài toán tối ưu về các
thông số công nghệ dệt trong điều kiện xác định.


4

C. Giá trị thực tiễn của luận án
1. Nghiên cứu được mối quan hệ giữa các thông số của sợi, vải và các thông
số mắc máy tới độ dạt của vải lụa tơ tằm, kết luận này sẽ giúp các nhà
thiết kế vải cũng như các nhà sản xuất tham khảo xem xét khi thiết kế
cũng như sản xuất mặt hàng này để độ dạt vải nhỏ nhất.
2. ĐÃ triển khai thành công sản xuất mẫu lớn trên cơ sở kết quả nghiên cứu.
Luận án gồm ba chương:
Chương 1 Khảo sát các đặc tính của vải lụa tơ tằm và thông số công nghệ dệt
Giới thiệu một cách khái quát về tính chất đặc trưng, thành phần cấu trúc của
nguyên liệu tơ tằm, một số loại vải lụa tơ tằm thông dụng. Phần giữa trình bày
các tính chất đặc trưng của vải lụa tơ tằm, các thông số công nghệ quan trọng ảnh
hưởng đến quá trình dệt vải, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước liên quan đến vấn đề trên. Hướng nghiên cứu của luận án được trình
bày ở cuối chương.

Chương 2 Đối tượng, Nội dung và Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Kết quả và bàn luận
Trình bày kết quả nghiên cứu của luận án bao gồm: nghiên cứu tính chất đặc
trưng cảm giác sờ tay của lụa tơ tằm do Việt Nam sản xuất và ảnh hưởng của
nguyên liệu sợi, các thông số công nghệ dệt tới độ dạt vải lụa tơ tằm Việt Nam.
Việc xác định và thiết lập các thông số mắc máy dệt tối ưu trên quan điểm để độ
dạt vải thấp nhất; áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất cũng được đề cập.
Cuối chương là kết luận của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo.


Chương 1
Khảo sát các đặc tính của vải lụa tơ tằm và
thông số công nghệ dệt

Tóm lược
Phần đầu chương giới thiệu một cách khái quát về
tính chất đặc trưng, thành phần cấu trúc của
nguyên liệu tơ tằm, một số loại vải lụa tơ tằm thông
dụng.
Phần giữa trình bày các tính chất đặc trưng của vải
lụa tơ tằm, các thông số công nghệ quan trọng ảnh
hưởng đến quá trình dệt vải, các công trình nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan
đến vấn đề trên.
Hướng nghiên cứu của luận án được trình bày ở
cuối chương.


6


1.1 Thành phần, cấu trúc và tính chất của tơ tằm
Tơ tằm thuộc loại các xơ protein thiên nhiên dạng tơ liên tục [filament] được
nhả từ tuyến tơ của con tằm. Có hai loại tơ thiên nhiên được biết đến trong
thương mại và sản xuất công nghiệp là tơ tằm dâu [mulberry silk-worm] và tơ
tằm dại [wild silk-worm]. Tơ tằm dâu là loại tơ được nhả từ con tằm ăn lá
dâu. Côn trùng sinh ra tằm dâu là loại tằm đà được nuôi thuần hoá trong nhà
để khai thác từ hơn 4000 năm nay. Các giống tằm nuôi hiện nay thuộc loài
Bombyx mori. Tằm dâu có thể được phân loại trên cơ sở phân bố địa lý hoặc
theo số lứa có thể nuôi trong một năm ở điều kiện tự nhiên như là tằm lưỡng
hệ hoặc đa hệ. Tơ tằm dâu chiếm 95% sản lượng tơ thế giới. Bên cạnh tơ tằm
dâu, tơ tằm dại chiếm khoảng 4-5% sản lượng tơ thương mại trên thế giới [39]
[41]. Đó là tơ của các loại tằm dại thuộc loài Antheraea [không ăn lá dâu] như
tơ Eri, Tasar, Tussah, Tussore, Muga, Các loại tằm này ăn lá thầu dầu, lá
sồi, lá sắn, So với tơ tằm dâu, tơ tằm dại thường cho sợi tơ thô hơn, độ bền
và độ bóng kém hơn. Tơ tằm dại có bề mặt thô ráp, có sọc vằn, tơ sau chuội
có mầu nâu nhạt. Hàm lượng keo xerixin trong tơ tằm dại thấp, từ 8-15%. Tơ
tằm dại chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc, ấn độ, Thái Lan, Việt Nam,
Tơ tằm là xơ protêin dạng liên tục [filament]. Mỗi sợi tơ ban đầu do
con tằm nhả ra gồm hai tơ cơ bản nằm song song với nhau cấu tạo từ fibroin
và được phủ ngoài bởi lớp xêrixin. Xêrixin bị hoà tan trong nước sôi, còn
fibroin thì không bị hoà tan. Ngoài fibroin và xêrixin là những prôtêin thiên
nhiên, tơ tằm mộc [tơ sống] còn chứa một số hợp chất hoà tan trong ête và
rượu êtylic, một lượng nhỏ khoáng chất và chất mầu. Tuỳ thuộc vào giống
tằm và điều kiện chăn tằm mà các thành phần chung của kén thay đổi trong
một khoảng rộng [28]
Fibroin
Xêrixin
Tạp chất tan trong ête
Tạp chất tan trong rượu
Chất khoáng


70-80%
20-30%
0,4-0,6%
1,2-3,3%
1-1,7%


7

Những tính chất cơ lý chính của tơ tằm như sau [28]:
Độ ẩm
Độ co ở trạng thái ướt
Trọng lượng riêng
Độ bền tương đối
Độ giÃn ở trạng thái khô
Độ giÃn ở trạng thái ướt
Mô đun cứng

11%
0,9%
1,3 g/cm3
5g/Den
17-25%
30%
2,5 g/Den

Các kết quả phân tích bằng tia X đà chỉ ra trong fibroin tơ t»m cã tû lƯ tinh
thĨ cao. C¸c amino axit víi khối lượng phân tử thấp có khả năng kết bó, sắp
xếp sát nhau thành một khối chặt chẽ tạo nên vùng tinh thể. Các mạch

polypeptit của fibroin liên kết với nhau theo chiều ngang chủ yếu bằng lực
liên kết hiđrô phát sinh giữa các nhóm CO-NH- và lực Van de van. Còn các
đoạn mạch được cấu tạo từ các axit amin có mạch polypeptit không thẳng, có
nhiều nhánh là vùng vô định hình của tơ. Một mạch polypeptit có thể cùng
tham gia tạo thành một vài vùng tinh thể, giữa các vùng tinh thể là các vùng
vô định hình [10]. Do mạch phân tử duỗi thẳng, không gấp khúc và mức độ
định hướng cao mà sợi tơ tằm có độ bền đứt cao, độ đàn hồi kém, các phân tử
chỉ biến dạng một phần trước khi trượt đi và đứt. Cũng do cấu tạo của sợi tơ
gồm cả các vùng tinh thể định hướng cao và cả vùng tinh thể vô định hình
làm cho tơ tằm có độ bền cao, độ đàn hồi cao so với các loại xơ sợi thiên
nhiên khác [4].

Hình 1.1 sợi tơ tằm và mặt cắt ngang của sợi tơ


8

Tơ tằm có những tính chất đặc trưng sau:
Tơ tằm là tơ có nguồn gốc tự nhiên duy nhất có dạng liên tục. Mỗi một
sợi tơ tằm dâu có chiều dài tới 1600m, độ nhỏ của một kén tằm 1,5-2D;
Mặt cắt ngang của tơ có dạng hình tam giác, nhờ vậy vải tơ có khả
năng khúc xạ ánh sáng rất tốt;
Bề mặt sợi tơ trơn nhẵn hơn so với len hoặc bông, đó là lý do tại sao vải
tơ lại bóng và mềm mại xốp;
Sợi tơ có khả năng hút ẩm tới 30% nhưng vẫn không có cảm giác lạnh
khi tiếp xúc với vải tơ; khi hút ẩm tơ như được gia nhiệt thêm, điều
này giải thích tại sao khi mặc vải tơ tằm sát da ta luôn có cảm giác
thoải mái dễ chịu;
Tơ tằm có độ bền tương đối xấp xỉ so với nylon;
Tơ tằm kém bền với ánh sáng mặt trời.

1.2 Phân loại vải lụa tơ tằm
1.2.1 Phân loại theo cấu trúc mặt hàng: vải có nguồn gốc tơ tằm tự nhiên

được phân thành các loại sau: vải lụa, lụa crepe-de-chine, lụa Georgette , lụa
Chiffons, vải lụa Tussor, [36].
1.2.1.1 Vải lụa: loại lụa này được sản xuất từ sợi dọc và sợi ngang có độ săn
thấp. Mặt vải có cảm giác cứng, bóng láng, xốp và có tính rủ tốt. Sợi dọc
thường là sợi đơn có hồ hoặc chập một số sợi đơn lại. Sợi ngang thường gồm
từ hai hoặc ba sợi đơn chập lại, có thể tẩy trắng hoặc nhuộm mầu. Khối lượng
vải lụa khoảng 40, 50, hoặc 60 g/m2. Độ nhỏ sợi dọc và ngang thông thường
là 20/22D, 26/28D, 32/34D, ... Tuỳ thuộc mật độ vải yêu cầu, có thể dùng
lược dệt 100", 120" và 140". Theo thống kê loại vải lụa này chiếm khoảng
60-70% lượng lụa tơ tằm dệt thoi. Loại lụa này thường có kiểu dệt vân điểm,
được sử dụng để may áo sơ mi, ngoài ra cũng còn được sử dụng để làm vải
trang trí nội thất.


9

Hình 1.2 bề mặt lụa crepe-de-chine
1.2.1.2 Lụa Crepe-de-chine: lụa crếp được đặc trưng bởi sự phân bố đều đặn
của các điểm nổi và các ánh nhăn trên bề mặt vải. Lụa crếp là loại vải có hiệu
ứng bề mặt do sợi dọc tạo nên. Khối lượng vải khoảng 40-100g/m2. Yếu tè
quan träng cã ¶nh h­ëng tíi tÝnh chÊt lơa crÕp là độ săn của sợi ngang, thông
thường độ săn dao động trong khoảng 2000-3600vx/m. Lụa mộc được dệt từ
sợi dọc không xe hoặc xe với độ săn thấp và sợi ngang có độ săn cao. Khi lụa
mộc được đưa qua công đoạn xử lý tiếp theo như chuội keo và tẩy trắng, sợi
ngang sẽ co lại khoảng 15-25%, làm cho sợi dọc dịch chuyển vị trí tương đối
so với sợi ngang gây biến dạng mặt vải. Kết quả, trên mặt vải sẽ xuất hiện
những nếp nhầu tự nhiên và được phân bố một cách đều đặn đó chính là hiệu

ứng crếp. Mức độ hiệu ứng crếp phụ thuộc các yếu tố: độ nhỏ của sợi dọc và
ngang, số lần chập sợi, mật độ dọc và độ săn sợi ngang. Nếu hướng xoắn của
sợi ngang theo hướng Z hoặc S thì bề mặt vải sẽ tạo nên các sọc nổi đơn điệu
theo hướng dọc và lặp lại sau một khoảng nhất định trên bề mặt vải. Thông
thường sợi ngang dệt lụa crếp luôn có cả hướng xoắn Z và S và được sắp xếp
xen kẽ khi tạo vải. Một số qui lt hay sư dơng lµ 1Z-1S, 2Z-2S, 4Z-4S,
8Z-8S, ... Khi độ săn của sợi ngang tăng lên, sau khi xử lý độ co sẽ tăng và vì
vậy hiệu ứng crếp sẽ tăng lên. Có mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ săn của
sợi ngang và tính chất hình học của lụa crếp. Hiệu ứng crếp phụ thuộc vào độ
săn, độ nhỏ tương quan giữa sợi dọc và ngang, mật ®é v¶i. TÝnh crÕp tr­íc


10

tiên phụ thuộc vào mức độ nhăn được tạo ra do sự co hết cỡ của sợi ngang
trong quá trình chuội vải và ngoài ra nó còn phụ thuộc vào độ săn cũng như
sự phân bố của độ săn trên sợi ngang. Một số loại lụa crếp phổ thông [41]:
Lơa crÕp nhĐ: sỵi däc 20/22D cã hå; sỵi ngang 20/22D chập đôi, độ
săn 2000-2500vx/m; thứ tự đặt sợi 2Z2S; lược dệt 120", luồn 2sợi/kẽ
lược; mật độ ngang 100sợi/inch; khối lượng khoảng 50-75g/m2.
Lụa crếp trung bình: Sợi dọc 26/28D có hồ, sợi ngang 26/28 chập 2 độ
săn 1700-2800vx/m; lược dệt 120", luồn 2 sợi /kẽ; mật độ ngang
100sợi/inch; khối lượng 85g/m2.
1.2.1.3 Lụa Georgette: là loại vải lụa dệt từ sợi dọc và ngang đều có độ săn
cao. Thứ tự đặt sợi ngang theo trình tự 2Z2S cho cả hệ sợi dọc và ngang tạo
nên trên bề mặt vải hiệu ứng gồ ghề. Mức độ nổi và sự phân bố gồ ghề của bề
mặt vải phụ thuộc vào độ nhỏ của sợi dọc và ngang, độ săn của sợi dọc và
ngang, kiểu dệt. Loại lụa này co nhiều cả hai hướng dọc và ngang trong quá
trình chuội nhuộm khoảng 10-15%. Độ nhỏ sợi sử dụng thường 20/22D, độ
săn của sợi: 2000-2500vx/m. HiƯu øng gå ghỊ chØ xt hiƯn sau khi lụa mộc

được xử lý chuội nhuộm mầu. So với lụa Crếp, thì lụa Georgette ít bóng hơn,
nhưng có cảm giác tao nhà và sang trọng hơn, tính rủ cũng tốt hơn. Loại lụa
này thường sử dụng may áo, quần tất, ...
1.2.1.4 Lụa Chiffons: loại lụa này được đặc trưng bởi tÝnh bãng trong st cđa
vƯt nỉi theo h­íng däc cđa vải và có độ rủ tuyệt vời. Thường dùng kiểu dệt
vân điểm, là loại vải lụa mỏng và nhẹ khoảng 30-40g/m2. Thông thường sợi
dọc là sợi 13/15D hoặc 20/22D đơn hoặc xe đôi với độ săn khoảng
600-800vx/m và sắp xếp theo thứ tự 1Z1S. Sợi ngang có độ săn cao
2500-3500vx/m đơn hoặc xe đôi. Mức độ trong suốt và vệt nổi của vải phụ
thuộc vào độ nhỏ của sợi, độ săn, mật độ sợi dọc và ngang, thứ tự bố trí sợi xe
theo hướng Z hoặc S [1Z1S, 2Z2S, 3Z3S, ...]


11

1.2.1.5 Vải lụa Tussore [tissor, tussah, tasar, ]: được sản xuất từ tơ tằm dại,
sợi thô, sần sùi, độ không đều cao, thường là sợi đũi, sợi gốc nái, sợi từ xơ cắt
ngắn, vải dày thô, thường bề mặt vải có hiệu ứng của sợi ngang. Được sử
dụng may quần áo mặc ngoài, áo vét, quần âu hoặc váy.
1.2.2 Phân loại theo phương pháp sản xuất vải: trước hết, cần phân biệt có

hai loại vải lụa tơ tằm dệt thoi từ tơ filament [là các mặt hàng chính của vải
lụa tơ tằm dệt thoi] [30]:
1.2.2.1 Vải lụa tơ tằm dệt từ tơ chưa chuội [tơ mộc]: Vải được dệt từ tơ tằm
dạng filament chưa chuội thành phần keo xerixin. Sau khi đà có vải lụa mộc,
vải được chuội keo và do thành phần keo xerixin tan đi, vải trở nên mềm mại
và cảm giác sờ tay mềm xốp. Loại vải lụa này thường được sử dụng để may
áo sơmi, áo dài, áo kimônô, các sản phẩm may mặc của phụ nữ, ...
1.2.2.2 Vải lụa tơ tằm dệt từ tơ đà chuội: ở đây, sợi tơ được chuội trước khi
dệt. Loại vải lụa này thường cứng hơn loại vải lụa trên và được sử dụng để

may ca vát, các loại dây đai. Lụa Taffeta là loại vải đặc trưng cho nhóm này.
1.2.2.3 Vải lụa tơ tằm dệt từ sợi xơ cắt ngắn [spun-silk]: bên cạnh hai loại chủ
yếu trên đây, còn có loại vải dệt từ sợi tơ tằm kéo từ xơ cắt ngắn. Loại vải này
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong sản phẩm vải lụa tơ tằm, nhưng có xu hướng phát
triển nhiều trong tương lai.
1.3 Tính chất đặc trưng của vải lụa tơ tằm dệt thoi
1.3.1 Cảm giác sờ tay của vải lụa tơ tằm
Vải dùng trong công nghiệp hoặc đồ dùng gia đình thường được lựa chọn dựa
trên tiêu chí các đặc trưng như độ bền đứt, độ giÃn, khả năng chống lại tác
động của môi trường
Ngược lại, vải dùng cho may mặc ít được chú ý tới các tiêu chí kỹ thuật
mà chủ yếu tập trung vào đặc trưng bề mặt vải hoặc cảm giác sờ tay của vải
như độ mịn, xốp, trơn nhẵn, độ rủ, nhÃo hay đầy tay, tính chất phản chiếu ánh
sáng.


12

Vải lụa tơ tằm là mặt hàng mang tính thời trang [36], do vậy bề mặt vải
và đặc biệt cảm giác sờ tay của vải được người sử dụng rất quan tâm. ĐÃ có
nhiều tác giả nghiên cứu về đặc trưng bề mặt vải và tính chất sờ tay của vải,
sau đây sẽ giới thiệu một số công trình nghiên cứu liên quan đến mặt vải và
cảm giác sờ tay của vải lụa tơ tằm.
Cảm giác sờ tay của vải là một phương pháp để đánh giá chất lượng
tổng hợp của vải, thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với vải bằng tay [14].
Cảm giác sờ tay của vải từ trước đến nay được đánh giá xác định bằng
phương pháp chuyên gia thông qua sự tiếp xúc của tay với vải. Kết quả đánh
giá hoàn toàn phụ thuộc kinh nghiệm của từng người, phụ thuộc vào tâm lý
khi đánh giá. Giáo sư Kawabata [Nhật Bản] là người tiên phong đà dành
nhiều thời gian nghiên cứu về cảm giác sờ tay của vải. Tác giả đà đề xuất một

phương pháp thay thế phương pháp chuyên gia để đánh giá cảm giác sê tay
cđa v¶i, b»ng viƯc sư dơng mét hƯ thèng thiết bị thí nghiệm mang tên ông, do
chính ông đề xuất và chế tạo. Đó là hệ thống thiết bị thí nghiệm KESF
[Kawabata Evaluation Systerm for Fabrics] được sử dụng để đo các tính chất
cơ lý của vải như: độ bền kéo, độ bền trượt - dạt vải, độ nén và tính chất bề
mặt vải. Cảm giác sờ tay của vải được tính toán thông qua các công thức liên
quan đến tính chất cơ lý của vải [14] [42].
Một điều rõ ràng là xúc giác ghi nhận được khi tiếp xúc trực tiếp với
vải có liên quan chặt chẽ đến tính chất cơ học và vật lý của vải. Đặc biệt,
những tính chất của vải ảnh hưởng đến xúc giác phụ thuộc vào trạng thái vải
chịu tác dụng của lực tải trọng cũng như độ giÃn ở mức độ thấp.
Cho đến nay, sự khác nhau về cảm giác sờ tay của vải lụa tơ tằm so với
các loại vải từ nguyên liệu khác vẫn chưa được giải thích một cách rõ ràng và
thuyết phục do rất khó đánh giá cảm giác sờ tay một cách khách quan. Rất ít
công trình khoa học quan tâm đến đánh giá cảm giác sờ tay của vải nói chung
và đặc biệt đối với vải lụa tơ tằm. Giá sư Kawabata là người đầu tiên đưa ra
phương pháp đánh giá cảm giác sờ tay của vải nói chung và cho vải lụa tơ tằm


13

nói riêng. Từ công trình nghiên cứu của mình, Giáo sư chỉ ra vải lụa tơ tằm
dệt thoi từ sợi filament chuội sau khi dệt có cảm giác sờ tay rất đặc biệt: mềm
mại, xốp và cảm giác đầy tay. Các loại vải khác có cấu trúc tương tự nhưng
dệt từ các loại nguyên liệu khác như polyester, visco, cuprammonium, acetate
và nylon đều không có cảm giác sờ tay như vải lụa tơ tằm. Vải polyester giả
tơ tằm [bằng phương pháp xử lý hoá học giảm khối lượng sau đó có xử lý với
sodium hydroxide, nhằm mục đích làm cho vải gần giống với vải lụa tơ tằm
tự nhiên] có cảm giác sờ tay tương đối gần so với vải lụa tơ tằm tự nhiên [30].
Tóm lại, tác giả Kawabata đà chỉ ra vải lụa tơ tằm có những tính chất

đặc biệt sau: cảm giác đầy tay và xốp là tính chất sờ tay đặc biệt của vải lụa tơ
tằm. Tính chất này có liên quan đến khả năng biến dạng nén, khả năng kéo
giÃn cao của vải lụa tơ tằm.
Tác giả T. Emori [Nhật Bản] cũng nghiên cứu về tính chất sờ tay của
vải lụa tơ tằm. Ông cho rằng cảm giác xốp và mềm mại của vải lụa tơ tằm là
do sự không đồng đều, dạng mặt cắt ngang hình tam giác và độ quăn của tơ
filament của tơ tằm khác với tơ sợi hoá học [42].
Tính chất sờ tay của vải lụa tơ tằm là một chỉ tiêu tổng hợp hay nói
cách khác là sự tổng hợp của các tính chất cơ lý cơ bản. Theo tiêu chuẩn Hoa
Kỳ [ASTM], những tính chất cơ lý cơ bản bao gồm: độ mềm dẻo, độ chịu
nén, độ giÃn, độ bền, độ trượt dạt, tính chất ma sát bề mặt và độ dẫn nhiệt.
Tác giả T. Emori chỉ ra rằng, tốc độ hồi phục có liên quan tới biến dạng
uốn. Tính chất sờ tay có liên quan đến cấu trúc bề mặt vải, hệ số ma sát tĩnh,
ma sát động và một số yếu tố khác. Cảm giác sờ tay trơn phụ thuộc vào tính
chất co giÃn đàn hồi của vải. Nó cũng liên quan đến bề mặt bóng láng của vải
lụa tơ tằm. Độ rủ có quan hệ mật thiết với độ uốn và khối lượng vải.
Diện mạo bề mặt của vải là tính chất chức năng tổng hợp, rất khó so
sánh với tính chất cơ lý. Chưa có hệ thống thiết bị hoàn hảo nào để đo tính
chất bề mặt vải. Hơn nữa, khó có khả năng để xác định một cách hoàn hảo
tính chất bề mặt vải bằng việc sử dụng các thiết bị.


14

Tác giả Lindberg J. [29] khi nghiên cứu về cảm giác sờ tay của vải đÃ
đề xuất "ngân hàng bản đồ vải" bằng cách nghiên cứu tính chất trượt - dạt và
uốn của vải. Tuy nhiên, theo phương pháp này không có khả năng phân biệt
giữa vải bông và vải lụa tơ tằm. Những tính chất cơ lý quyết định đến diện
mạo bề mặt vải lụa tơ tằm bao gồm: mô đun trượt, góc giới hạn trượt, độ dạt
của sợi trong vải, độ cứng uốn, mô đun nén và góc hồi nhàu. Khi so sánh vải

lụa tơ tằm với vải polyester, Tác giả rút ra kết luận: một trong những tính chất
khác biệt giữa vải lụa tơ tằm và vải từ sợi tổng hợp giả tơ là tính chất sờ tay
của vải. Điều đầu tiên là sự khác biệt lớn về độ co của vải lụa tơ tằm lớn hơn
2,5-5 lần so với vải polyester. Độ dầy vải và độ xốp của vải lụa tơ cũng cao
hơn. Thậm chí khi dệt cùng loại sợi có độ nhỏ như nhau thì vải lụa tơ tằm xốp
và dày hơn. Độ cứng uốn của vải polyester cao hơn 5-6 lần so với vải lụa tơ
tằm. Mô đun trượt và góc giới hạn trượt cũng khác nhau. Tỷ số độ cứng uốn
của quần áo được biểu thị bởi tỷ số độ cứng uốn của vải và độ cứng uốn của
sợi. Với vải lụa tơ tằm tỷ số này là 1,1 còn với vải polyester là 3,1. Nói cách
khác, độ cứng uốn của quần áo may từ vải poliester lớn gấp ba lần so với vải
lụa tơ tằm. Điều này cũng có nghĩa là lực làm uốn xơ của vải lụa tơ tằm rất
bé. Điều này cũng dễ nhận ra nhờ xem xét biểu đồ biến dạng trượt và biến
dạng uốn. Cũng qua biểu đồ này ta nhận thấy, với vải lụa tơ tằm sự chống lại
sự trượt của sợi trong vải rất nhỏ, có nghĩa là độ dạt vải lớn.
Đồng tác giả M. Matsudaira và M. Matsui [33] nghiên cứu về tính chất
cơ lý và cảm giác sờ tay của vải lụa tơ tằm cũng sử dụng phương pháp nghiên
cứu do tác giả Kawabata đề xuất, nghĩa là sử dụng hệ thống thiết bị thí
nghiệm KESF để xác định độ bền uốn - trượt - dạt - nén và tính chất bề
mặt vải. Trên cơ sở các dữ liệu này, Tác giả rút ra kết luận về tính chất đặc
trưng tổng hợp của vải lụa tơ tằm là cảm giác sờ tay của vải. Khác với
Kawabata, ở đây Tác giả thực nghiệm với sáu nhóm vải lụa tơ tằm có đặc
trưng khác nhau: Habutae, Dechine, Georgette, Fujiginu, Chirimen và
Shantung. Đây là những mặt hàng lụa tơ tằm rất thông dụng ở Nhật Bản. C¸c


15

loại vải lụa trên được so sánh với vải lụa tơ tằm mỏng truyền thống dùng may
áo Kimono nữ. Từ thực nghiệm Tác giả rút ra kết luận:
Lụa Habutae mềm, bề mặt trơn bóng, cứng và phát ra âm thanh sột soạt

khi nén, độ cứng giòn thấp;
Lụa Dechine mềm xốp, rủ, chảy khi chịu kéo - trượt, bề mặt lấp lánh
óng ánh;
Lụa Georgette mềm khi chịu kéo, uốn và trượt nhưng cứng khi chịu
nén; độ đầy tay và độ cứng giòn thấp;
Lụa Fujiginu mềm và dễ biến dạng khi chịu nén, bề mặt trơn bóng;
cảm giác sờ tay loại vải này gần giống vải lụa tơ tằm mỏng truyền
thống dùng may áo Kimono nữ: khi cọ xát phát ra âm thanh sột soạt,
độ cứng dòn thấp;
Lụa Chirimen cứng khi chịu uốn và chịu nén; độ cứng và cứng chống
lại sự mềm rủ cao, ít mềm dẻo;
Vải lụa Shantung cứng và ít đàn hồi khi chịu uốn và trượt; cứng khi
chịu nén, bề mặt vải thô ráp, độ cứng và cứng chống mềm rủ rất cao,
tính mềm dẻo thấp.
Từ kết quả nghiên cứu của các Tác giả trên đây ta rút ra kết luận, khi đánh giá
chất lượng vải lụa tơ tằm chỉ tiêu sờ tay của vải là một chỉ tiêu quan trọng,
đồng thời chỉ tiêu chất lượng này như là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đầy đủ
các tính chất cơ lý của vải: độ bền, độ trượt, độ dạt, độ uốn, độ nén và mức độ
gồ ghề bề mặt vải.
1.3.2 Tính chất bề mặt trơn bóng láng, óng ánh của vải lụa tơ tằm
So với các loại xơ sợi khác, tơ tằm có tính chất đặc biệt khi ánh sáng chiếu
vào. Vải lụa tơ tằm có bề mặt bóng láng tuyệt vời mà không một loại vải nào
khác có được. Tác giả Masao Sawaji đà nghiên cứu về bề mặt mặt bóng láng
của sợi tơ cũng như vải lụa tơ tằm [32]. Tác giả rút ra kết luận: bề mặt bóng
láng của bản thân sợi tơ khác so với bề mặt bóng láng của vải lụa tơ tằm.


16

Tác giả đà sử dụng dụng cụ đo thị lực kết hợp với bộ lọc quang học để

tìm ra mối quan hƯ cđa gãc quay q cđa mÉu v¶i lơa tơ tằm và tỷ lệ cản quang
học như hình vẽ 1.3 để nghiên cứu bề mặt bóng láng của nguyên liệu tơ tằm.
Tác giả cũng đo độ bóng láng cho các nguyên liệu khác như nylon, tetơron và
sợi thuỷ tinh để so sánh. Biểu đồ trong hình 1.4 chỉ ra đường cong phản xạ
ánh sáng của sợi tơ tằm [S] và nylon [N]

Hình 1.3 sơ đồ dụng cụ đo phản xạ ánh sáng tới mẫu vải [1- mẫu vải] [32]
Từ kết quả đo Tác giả thấy rằng, đặc trưng phản xạ ánh sáng của tơ tằm nhỏ
hơn các loại nguyên liệu khác. Điều này được giải thích là thực tế độ phản xạ
ánh sáng giảm xuống do sự hấp thụ của sự phân cực đặc biệt tại vị trí có
hướng chiếu sáng cao. Yếu tố làm cho sự hấp thụ cao của sự phân cực tại vị
trí có hướng chiếu sáng cao không chỉ là do hướng chiếu mà còn do chỉ số
khúc xạ của bản thân sợi tơ.


17

Hình 1.4 biểu đồ đường phản xạ ánh sáng của sợi tơ tằm và sợi nylon [32]
Thực tế, những kiểu phân bố của đầu siêu vi xơ fibroin có ảnh hưởng lớn đến
chỉ số khúc xạ của sợi tơ. Các siêu vi xơ fibroin của sợi tơ hoạt động như
những ăng ten và hấp thụ mạnh hoặc phản xạ những sóng điện từ của hướng
chiếu sáng. Đặc trưng phản xạ ánh sáng của sợi tơ có thể giải thích bằng cách
coi các đầu siêu vi xơ của sợi tơ hoạt động như các ăng ten thu sóng của radio
hoặc ti vi thu hình.

Hình 1.5 so sánh tính phản xạ ánh sáng của một số nguyên liệu [32]


18


Xu hướng này trở nên rõ ràng khi xem xét tính phân cực khi hướng chiếu
song song với trục sợi tơ. Chẳng hạn, so với các loại nguyên liệu khác thì sợi
tơ tằm có giá trị [/]0 rất nhỏ. Mặt khác do các ăng ten tác động lên khả
năng hấp thụ ánh sáng nên dẫn đến kết quả sự phản xạ ánh sáng []0 giảm.
Ngược lại giá trị [// /]5 đối với tơ tằm là cao nhất do sự hấp thụ thấp và
tương ứng với hoạt động của các siêu vi xơ như là sự phản xạ và do đó mức
độ giảm của sin tăng lên.
Bề mặt trơn bóng láng của vải lụa tơ tằm có liên quan đến độ bóng láng
của sợi. Bề mặt vải là tập hợp của các điểm nổi giữa điểm đan của sợi dọc và
ngang. Do đó sự phản xạ ánh sáng quan sát được [a] trong sợi tơ thì nhỏ
nhưng sự phản xạ ánh sáng [b] thì lớn và lặp lại một cách đều đặn. Kết quả là
tạo nên sự đồng đều xen kẽ của các điểm sáng và tối trên bề mặt vải một cách
hài hoà, mượt mà. Mức độ đồng đều này với nguyên liệu tơ tằm lớn hơn các
loại nguyên liệu khác.

Hình 1.6 ảnh chụp, đồ thị độ bóng vải lụa tơ tằm và vải bông [32]


19

Sử dụng kính hiển vi để quan sát độ trơn bóng láng thông qua phản xạ ánh
sáng của các vi điểm nổi của bề mặt vải. Trên cơ sở đồ thị hình 1.6, giá trị L
được xác định qua công thức sau [32] và độ bóng được biểu thị dưới dạng số:
L=

l



log


h
h D
= log
l
L P

ở đây:
H - giá trị cực đại trung bình,
L - giá trị cực tiểu trung bình,
P - trung bình của bước tăng,
D - khoảng cách giữa bề mặt mẫu và điểm quan sát; = p 2 D góc quan
sát.
Rõ ràng là, tính chất đặc trưng bóng láng của bề mặt vải lụa tơ tằm do bản
chất sợi tơ tằm quyết định, bên cạnh đó cấu trúc kiểu dệt, sự phân bố các
điểm nổi trên bề mặt vải cũng đóng vai trò quan trọng.
1.3.3 Âm thanh đặc trưng của vải lụa tơ tằm
Tác giả Masao Sawaji đà nghiên cứu và ghi lại được âm thanh phát ra khi tiếp
xúc với vải lụa tơ tằm [32].
Masao Sawaji quan sát thấy khi một khối lượng tơ bị nắm chặt lại bằng
tay, các tơ tương tác qua lại phát ra âm thanh kèn kẹt, sột soạt. Âm thanh này
cũng phát ra khi cọ xát ngón tay lên vải lụa tơ tằm. Bên cạnh âm thanh phát ra
có thể nghe được còn có âm thanh với tần số mà tai người không nghe được.
Thực tế âm thanh sột soạt này tạo nên những kích thích đặc trưng khác
thường. Quanh ta cũng có những âm thanh sột soạt kèn kẹt giống âm thanh
của vải lụa tơ tằm, như tiếng bước chân ban mai trên tuyết mỏng hoặc âm
thanh kêu lạo xạo của cát.
Tác giả đà ghi lại âm thanh của vải lụa tơ tằm dưới dạng sóng:



20

Hình 1.7 sóng âm thanh sột soạt kèn kẹt của vải lụa tơ tằm [32]
a: 10ms/div, b: 0,8 ms/div [khoảng 7 KHz]

Âm thanh sột soạt là âm thanh phát ra khi vải lụa tơ tằm cọ xát với nhau. Âm
thanh này có âm lượng khác nhau phụ thuộc vào độ thô ráp của bề mặt vải.
Nếu bề mặt vải càng thô ráp và mức độ cọ xát mạnh thì tiếng kêu càng to.
Cường độ âm thanh và dạng âm thanh phụ thuộc vào bản chất loại tơ, độ nén,
kiểu dệt vải, hướng tiếp xúc khi cọ xát, Thực tế cho thấy rằng, vải mỏng
thưa thì phát ra cường độ âm thanh to hơn vải dày và mềm. Hình 1.8 cho thấy
sự khác nhau của âm thanh sột soạt theo hướng sợi dọc và ngang của vải.

Hình 1.8 âm thanh sột soạt của vải tơ theo hướng dọc [a] và ngang [b]
[1 ms/div], [32]
Như vậy, âm thanh sột soạt và kèn kẹt phát ra khi vải lụa tơ tằm cọ xát vào
nhau là một đặc tính riêng biệt đặc trưng của nguyên liệu tơ tằm.


21

1.3.4 Cấu trúc hở ở điểm liên kết giữa sợi dọc và ngang trong vải
Khi nghiên cứu cấu trúc vải lụa tơ tằm dệt thoi, tác giả Kawabata [30] thấy
rằng: lực tiếp xúc giữa sợi dọc và ngang tại vị trí đan kết trong vải lụa tơ tằm
là rất nhỏ. Có thể tồn tại một khe hở giữa sợi dọc và ngang tại vị trí đan kết
trong vải khi vải không bị kéo căng [trạng thái tự do] hoặc vải chịu tải trọng
thấp. Việc tồn tại khe hở này được Tác giả chứng minh bằng lý thuyết biến
dạng trượt và thông qua thực nghiệm kéo dÃn vải đồng thời theo hai hướng.
Sử dụng lý thuyết trên Tác giả xây dựng được công thức để tính độ lớn của
khe hở này [30]:


{

}

δ g = H 0 l 02 [1 + R ]2 y 02 4

[1.1]

ở đây: g - độ lớn khe hở giữa sợi dọc và ngang tại điểm đan [àm];
y 0 - khoảng cách giữa sợi khi vải chưa bị kéo dÃn [mm];
R - độ dÃn trễ [%];
l 0 - chiều dài sợi trong nửa đơn vị kiểu dệt [mm];
H 0 - khoảng cách giữa đường trung bình và đường tâm trục sợi khi vải
ở trạng thái chưa bị kéo [mm].
Bằng thực nghiệm kéo dÃn vải đồng thời theo hai hướng và đo sức căng trễ
của lực tác động, độ lớn của khe hở này cũng được xác định.
Vải lụa trơn tơ tằm do Nhật Bản sản xuất thì khe hở này khoảng 6-7àm.
Vải polyester bình thường, vải polyester giả tơ tằm [sản xuất bằng
phương pháp xử lý hoá học giảm khối lượng sau đó có xử lý với sodium
hydroxide, nhằm mục đích làm cho vải gần giống với vải lụa tơ tằm tự nhiên]
cũng được Tác giả nghiên cứu so sánh đối chứng và Tác giả rút ra kết luận:
vải polyester bình thường không tồn tại khe hở giữa điểm đan sợi dọc và
ngang khi vải ở trạng thái bình thường; vải polyester giả tơ có tồn tại khe hở
giữa sợi dọc và ngang tại điểm đan, tuy nhiên khe hở này rất nhỏ so với vải
lụa tơ tằm [khoảng 2-3 àm].
Tác giả đề xuất hướng nghiên cứu xác định độ lớn khe hở này bằng
cách sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại lớn với lưu ý là rất khó quan sát và



22

đo khe hở này do tính chất xốp của sợi tơ và có một vài xơ lại như là cầu nối
cho sự tiếp xúc giữa sợi dọc và ngang tại điểm đan.
Từ kết quả nghiên cứu của Tác giả ta rút ra kết luận: cấu trúc của vải
lụa tơ tằm rất đặc biệt, có tồn tại một khe hở tại điểm đan giữa sợi dọc và
ngang. Chính những khe hở này làm cho vải tơ mềm xốp, thông thoáng [độ
thoáng khí cao] và có thể cũng do sự tồn tại của những khe hở này mà vải lụa
tơ tằm dễ dạt hơn so với các loại vải dệt từ nguyên liệu khác.
1.3.5 Độ giÃn ở vùng tải trọng thấp của vải lụa tơ tằm
Khi nghiên cứu độ bền và độ giÃn của vải lụa tơ tằm. Tác giả Kawabata [30]
chỉ ra rằng vải lụa tơ tằm dệt từ tơ filament có modul bền [kéo đứt] rất thấp ở
vùng tải trọng thấp so với các loại vải dệt từ nguyên liệu khác có kết cấu vải
tương tự. Vì vải lụa tơ tằm có tồn tại một khe hở giữa sợi dọc và ngang tại
điểm đan [do quá trình xử lý chuội vải sau khi dệt, keo serixin tan đi tạo nên
các khe hở này]. Do sự tồn tại của khe hở này, quá trình kéo đứt vải được Tác
giả chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, chỉ phần sợi bị uốn [do quá trình
dệt] được kéo duỗi ra, tức là giai đoạn đầu tiên của sự biến dạng kéo mà
không có bất kỳ sự tác động cơ học qua lại giữa sợi dọc và ngang. Do độ cứng
uốn của sợi tơ tằm rất thấp và khe hở giữa sợi dọc và ngang tại điểm đan lại
lớn nên modul bền của vải tơ rất nhỏ tại vùng tải trọng thấp. Khi sợi dọc bắt
đầu tiếp xúc với sợi ngang tại điểm đan [gọi là giai đoạn thứ hai] độ bền và độ
biến dạng nén qua lại giữa hai sợi bắt đầu xuất hiện và ta có thể ghi lại được
bằng đồ thị kéo giÃn vải theo hai hướng.
Đặc điểm về độ bền và độ chịu nén của vải lụa tơ tằm cũng ảnh hưởng
tới tính xốp của vải cũng như độ cứng thấp và độ trễ trong biến dạng trượt.
Modul Young của thành phần fibroin của tơ tằm khoảng 16 17GPa, cao
hơn so với các loại xơ dệt khác, thí dụ với xơ polyester dạng filament thì giá
trị này là 14 15GPa. Tuy víi modul x¬ cao h¬n nh­ vậy, nhưng vải lụa tơ
tằm có modul bền rất nhỏ ë vïng t¶i träng thÊp [30].



23

Như vậy, thông qua thực nghiệm kéo giÃn vải theo hai hướng và trên cơ
sở xác định độ giÃn trễ từ đồ thị ghi lại được ta có thể khẳng định giữa điểm
đan sợi dọc và ngang tồn tại một khe hở và độ lớn khe hở này tính toán được
theo mô hình toán cơ.
1.3.6 Độ nhàu và độ bền mầu của vải lụa tơ tằm
Tiến sỹ Nguyễn Văn Thông có công trình nghiên cứu để nâng cao chất lượng
lụa tơ tằm Việt Nam ít nhàu bền mầu; Tác giả đà tập trung nghiên cứu vào
công đoạn xử lý hoá học vải [3]. Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu xử lý
chuội, chống nhàu, Tác giả còn nghiên cứu thành phần cấu tạo, cấu trúc tơ
nguyên liệu tơ tằm Việt Nam.
Theo Tác giả, hiện nay lụa tơ tằm Việt Nam rất dễ nhàu, dễ dạt, khó
bảo quản sử dụng, việc nâng cao chất lượng mặt hàng lụa tơ tằm là vấn đề
thời sự là yêu cầu cấp bách. Tác giả đà sử dụng phương pháp xử lý hoá học:
phân tích và lựa chọn tác nhân chống nhàu axit citric, là chất có khả năng tạo
liên kết ngang giữa các mạch đại phân tử fibroin, có khả năng chống nhàu
cho lụa tơ tằm. Đồng thời Tác giả đà xác lập được điều kiện tối ưu chống
nhàu cho lụa tơ tằm khi dùng axit citric: nồng độ axit, xúc tác, phụ gia và
nhiệt độ xử lý trong phòng thí nghiệm cũng như trong điều kiện sản xuất.
Tác giả đà nghiên cứu, xây dùng ba c«ng nghƯ chi míi: chi b»ng
n­íc ë nhiƯt độ trên 1000C, chuội trong môi trường kiềm sử dụng Miltopan
SE và chuội trong môi trường kiềm sử dụng Sandoclean PC. ĐÃ xác lập được
điều kiện công nghệ tối ưu cho mỗi công nghệ chuội.
Từ kết quả nghiên cứu của Tác giả ta rút ra kết luận: nhờ công nghệ xử
lý hoá học chất lượng mặt hàng đà được nâng cao, độ nhàu của vải lụa tơ tằm
giảm xuống; bên cạnh đó do phải sử dụng hoá chất để xử lý nên nguyên liệu
tơ tằm ít nhiều bị tổn thương, độ bóng của tơ giảm, bề mặt vải bị xác kém

mượt mà; nước thải của quá trình xử lý hoá học làm ô nhiễm môi trường, tốn


24

kém hoá chất chất trợ. Công trình của Tác giả chưa đề cập đến vấn đề giảm
dạt cho vải, một đặc tính khá quan trọng của vải lụa tơ tằm.
1.3.7 Tính chất dạt của vải lụa tơ tằm
1.3.7.1 Khái niệm chung về hiện tượng dạt của vải lụa tơ tằm:

Hiện tượng dạt sợi trong vải [đối với vải dệt thoi] là sự dịch chuyển tương đối
của hệ sợi dọc so với sợi ngang hoặc sợi ngang so với sợi dọc dưới tác dụng
của ngoại lực [11].
Độ dạt của sợi trong vải dệt thoi là một trong những tính chất cơ lý của
vải, là một chỉ tiêu chất lượng không thể không quan tâm của các loại vải lụa
tơ tằm và pha tơ tằm.
Độ dạt đặc trưng cho mức độ bám chắc tương đối của hệ sợi này so với
hệ sợi kia trong vải.
Độ dạt của sợi trong vải thường được thể hiện rõ nét trong quá trình
may. ở nhiều loại vải [đặc biệt vải dệt từ sợi nhân tạo] người ta thấy có sự
tách, tuột, rời rà sợi ở mép cắt, khiến cho độ bền đường may của sản phẩm
giảm đi. Để ngăn ngừa điều này, người ta tăng chiều rộng đường may hoặc áp
dụng các phương pháp xử lý đặc biệt tại mép cắt [thùa, vắt sổ, quét hồ dính
mép vải, ] dẫn đến tăng tiêu hao vật liệu, phức tạp thêm quá trình sản xuất.
Hiện tượng dạt sợi còn được nhận thấy ở nhiều loại vải, trong quá trình
sử dụng tại những chỗ vải chịu sức căng cục bộ lớn ví dụ như ở khuỷu tay, lỗ
khoét tay áo. ở một số loại vải, hiện tượng dạt sợi thường xảy ra sau khi giặt
do vải bị tác dụng cơ học mạnh. Khi vải bị dạt, mặt vải xấu đi, thời hạn sử
dụng của sản phẩm giảm.



Video liên quan

Chủ Đề