Táo đá trồng ở đâu

Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện tràn ngập loại táo được quảng cáo là “táo đá Hà Giang”. Tại các khu chợ lớn ở Hà Nội, táo đá được chào bán với giá khá rẻ chỉ từ 15.000 đồng/kg bán buôn và 20 – 40.000 đồng/kg bán lẻ.

Theo quan sát, táo đá có vỏ ngoài sần, màu đỏ tím khi ăn có vị giòn ngọt và khá mọng nước. Để thu hút khách, nhiều người bán hàng khẳng định, đây là loại táo sạch, xuất xứ ở vùng Quản Bạ (Đồng Văn, Hà Giang).

Đặc biệt, táo được đích thân bà con dân tộc trồng trong vườn nhà hoặc những vùng núi sâu. So với các loại táo nhập ngoại từ Mỹ, Úc, loại táo này quả bé hơn, hình thức không bắt mắt bằng. Tuy nhiên, theo các lái buôn, táo đá bán rất chạy và “hút” khách, hàng về đến đâu, hết đến đó.

Táo đá trồng ở đâu
Táo đá được quảng cáo là đặc sản Hà Giang được bày bán khá phổ biến tại Hà Nội với giá khá rẻ. Ảnh: FB

Anh Phương 30 tuổi, một người bán hàng rong khu vực Xã Đàn, Hà Nội cho hay, vào chính vụ mỗi ngày anh bán được 1 – 2 tạ táo đá. Loại táo này ăn vị đặm, thơm, giá cả hợp lý nên rất được ưa chuộng. Thậm chí tại các chợ đầu mối, dân buôn phải đến sớm, giành giật nhau từng thùng mới có hàng để bán. q

Người này cũng chia sẻ, bản thân anh cũng không biết chắc loại táo này có xuất xứ từ đâu tuy nhiên khi hỏi người đổ buôn thì được trả lời, táo trồng ở vùng Hà Giang. “Vỏ táo không bóng, đôi khi có cả sâu khoét nhưng khách hàng vẫn chuộng và mua rất nhiều. Có người còn mua cả yến về ăn dần. Chính vì thế, vào vụ tôi chỉ nhập táo đá về bán mà không bán kèm loại quả nào khác”, anh Phương nói.

Táo đá trồng ở đâu
So với các loại táo nhập khẩu từ Úc, Mỹ... táo đá có ngoại hình không bắt mắt bằng tuy nhiên lại rất "hút" khách

Không chỉ gây “sốt” ở các khu chợ, táo đá còn “làm mưa, làm gió” trên khắp các diễn đàn mua, bán online. Để tăng độ tin tưởng cho khách, các chủ shop còn chụp hình ảnh táo tại vườn và cam kết đây là “táo sạch Hà Giang 100%”, đền bù tiền nếu phát hiện táo phun thuốc. Kết quả là rất nhiều người đua nhau đặt hàng với số lượng lớn.

Thậm chí, khi PV Dân trí liên hệ với một đầu mối đổ buôn táo đá Hà Giang ở Hà Nội, người này khẳng định, đây là loại táo đặc sản Hà Giang, được bao mua tại vườn nên chất lượng rất đảm bảo. Tùy từng loại sẽ có giá cả khác nhau, trong đó loại táo có giá rẻ nhất chỉ dao động từ 10 – 12.000 đồng, loại đẹp, quả to hơn có giá vào khoảng 20.000 đồng/kg.

Mỗi ngày cơ sở này đổ buôn ra thị trường hàng tấn táo. “Đây là táo sạch 100% và chỉ có ở vùng Hà Giang. Hiện tại đang vào mùa nên hàng sẵn, quả cũng chín ngọt mà giá cả lại phải chăng, đến khoảng vài ba tuần nữa, cuối vụ, giá sẽ đắt gấp 2 – 3 lần”, thương lái này cho hay.

Táo đá trồng ở đâu
Để lấy sự tin tưởng của người mua, nhiều người bán khẳng định có người thân trồng táo ở Hà Giang. Ảnh: Fb

Tuy nhiên, trái ngược với lời quảng cáo của người bán, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc sở NT&PTNN tỉnh Hà Giang khẳng định, hiện nay Hà Giang chưa có địa phương nào trồng được loại táo này.

Trong danh mục các loại cây ôn đới trồng ở tỉnh này cũng không có loại cây nào được gọi là “cây táo đá”. “Tôi khẳng định, Hà Giang không có táo đá. Các loại trái cây đặc sản, nổi danh của tỉnh là: cam sành, hồng không hạt ở Quản Bạ, lê đường ở Đồng Văn… Ngoài ra, chúng tôi không trồng bất cứ loại táo nào có tên là táo đá cả”, ông Vinh nói.

Trong khi đó, ông Giang Đức Hiệp, Phó chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ Thực vật Hà Giang cũng khẳng định, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Hà Giang chưa trồng được loại táo này. Một số tỉnh lân cận như Lào Cai, Sơn La, Điện Biên… trước đây cũng nơi tiến hành trồng thử nghiệm song cây không phát triển được. “Táo đá là cây ôn đới, ưa khí hấu lạnh kéo dài trong khi thời tiết ở Việt Nam là nhiệt đới, nóng nhiều nên loại cây này không thích nghi và phát triển được”, ông Hiệp nói.

Vị lãnh đạo này cũng cho biết, táo đá hiện cũng được bày bán khá nhiều ở Hà Giang tuy nhiên các cơ sở bán buôn ở đây đều khẳng định, loại táo này có nguồn gốc ở các xã vùng biên của Trung Quốc. Việc người bán mạo danh đây là đặc sản của Hà Giang ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và sản vật đặc sản khác của Hà Giang.

“Có thể người bán muốn thu hút, lấy lòng tin của người tiêu dùng nên mới quảng cáo như vậy. Tuy nhiên người mua hàng thì cần tỉnh táo, tìm hiểu kỹ xuất xứ, nguồn gốc của mặt hàng. Ngoài ra, nên chọn mua ở các cơ sở uy tín có chứng nhận chất lượng của các cơ quan chức năng”, ông Hiệp chia sẻ.

Hà Trang

Trên thị trường thời gian gần đây xuất hiện tràn ngập loại táo được rao bán là “táo đá Hà Giang” với giá khá rẻ. Tương tự, trên khắp các diễn đàn mạng, loại táo này cũng được rao bán và khẳng định là “táo đá Hà Giang”. Có thực là táo đá của Hà Giang hay không, phóng viên Báo CAND đã đi sâu tìm câu trả lời...

  • “Táo đá Hà Giang” có xuất xứ từ Trung Quốc

Tràn ngập chợ dân sinh đến “chợ mạng”

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, tại các chợ dân sinh trên địa bàn trung tâm thành phố Hà Nội, táo đá được chào bán với giá khá rẻ chỉ từ 15.000 đồng/kg bán buôn và 20.000 – 40.000 đồng/kg bán lẻ. Theo quan sát, táo đá có vỏ ngoài sần, màu đỏ tím hoặc màu xanh, khi ăn có vị giòn ngọt và khá mọng nước. Để thu hút khách, nhiều người bán hàng khẳng định, đây là loại táo sạch, xuất xứ ở vùng Quản Bạ (Đồng Văn, Hà Giang). Đặc biệt, nhiều người bán hàng còn giới thiệu, táo được đích thân bà con dân tộc trồng trong vườn nhà hoặc những vùng núi sâu.

So với các loại táo nhập ngoại từ Mỹ, Úc, loại táo này quả bé hơn, hình thức không bắt mắt bằng. Tuy nhiên, theo các lái buôn, táo đá bán rất chạy và “hút” khách, hàng về đến đâu, hết đến đó. Chị Mai Thị Hà Thu ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, năm nào cứ đến mùa táo đá chị đều buôn loại này từ một mối quen ở Hà Giang về.

Mỗi lần gom hàng đến cả tạ táo nhưng đều hết veo chỉ trong nửa ngày hàng về. “Đợt nào táo về cũng bị lỡ của vài khách vì lượng về không đủ. Ai ăn táo đá cũng khen và ăn rồi thì lần sau lại đặt mua tiếp. Táo giá rẻ chỉ 20.000 đồng/kg, nhưng chất lượng đảm bảo, táo giòn, ngọt chứ không xốp. Đặc biệt, táo còn tươi nguyên cuống chứ không để lâu như táo ở siêu thị nên khách hàng rất tin tưởng”, chị Hà Thu chia sẻ.

Khi hỏi về nguồn gốc thực sự của loại “táo đá Hà Giang” mà mình đang bán, chị Hà Thu cho biết, chị lấy từ một mối quen lâu năm ở Hà Giang, trên đó khẳng định là táo đá Hà Giang. Không chỉ chị Hà Thu, mà mối ở Hà Giang còn bỏ buôn cho nhiều người buôn táo khác ở Hà Nội. “Chị ấy chia sẻ, mỗi ngày chị ấy xuất về Hà Nội cả tấn loại táo này, nhiều khi còn không đủ hàng để bán”, chị Hà Thu cho biết.

Táo đá trồng ở đâu
Hà Giang khẳng định không có táo đá.

Không chỉ thu hút người mua ở các chợ dân sinh mà trên các “chợ mạng”, loại “táo đá Hà Giang” cũng đang làm mưa làm gió với những lời quảng cáo có cánh. Nào là táo đá Hà Giang chỉ còn đợt cuối vì đã cuối mùa nên giá hơi cao, đảm bảo sạch 100%...

Nguyễn Giang, một facebooker rao bán táo đá Hà Giang trên diễn đàn “Hội các mẹ bỉm sữa uy tín buôn bán” khẳng định: “Táo sạch 100% các mẹ ạ, tiện em mua về ăn nên gom mua chung luôn. Mẹ nào ăn thì nhắn tin em, chỉ 30.000 đồng/kg vì táo đá Hà Giang đã về cuối mùa nên hàng không còn nhiều, giá hơi cao một chút các mẹ thông cảm”. Lời rao này đã nhận được không ít đặt hàng của các facebooker khác, người thì đặt 3kg, người thì đặt 5kg, thậm chí có người đặt cả thùng 10kg và cho biết, táo vừa rẻ vừa sạch, mua về nhà ăn và biếu bạn bè, người thân.

Hà Giang không có táo đá

Tuy nhiên, trao đổi về loại táo đang làm mưa làm gió thị trường Hà Nội và trên khắp các diễn đàn mạng này, ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hà Giang khẳng định, hiện nay Hà Giang chưa có địa phương nào trồng được loại táo này. Trong danh mục các loại cây ôn đới trồng ở tỉnh này cũng không có loại cây nào được gọi là “cây táo đá”.

“Tôi khẳng định, Hà Giang không có táo đá. Các loại trái cây đặc sản, nổi danh của tỉnh là: cam sành, hồng không hạt ở Quản Bạ, lê đường ở Đồng Văn… Ngoài ra, chúng tôi không trồng bất cứ loại táo nào có tên là táo đá cả”, ông  Nguyễn Đức Vinh khẳng định.

Trong khi đó, ông Giang Đức Hiệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Giang cũng khẳng định, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Hà Giang chưa trồng được loại táo này. Một số tỉnh lân cận như Lào Cai, Sơn La, Điện Biên… trước đây cũng nơi tiến hành trồng thử nghiệm song cây không phát triển được.

“Táo đá là cây ôn đới, ưa khí hậu lạnh kéo dài trong khi thời tiết ở Việt Nam là nhiệt đới, nóng nhiều nên loại cây này không thích nghi và phát triển được”, ông Giang Đức Hiệp cho hay. Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang Nguyễn Đức Vinh, táo đá hiện cũng được bày bán khá nhiều ở Hà Giang tuy nhiên các cơ sở bán buôn ở đây đều khẳng định, loại táo này có nguồn gốc ở các xã vùng biên của Trung Quốc. Việc người bán mạo danh đây là đặc sản của Hà Giang ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và sản vật đặc sản khác của Hà Giang.

“Có thể người bán muốn thu hút, lấy lòng tin của người tiêu dùng nên mới quảng cáo như vậy. Tuy nhiên người mua hàng cần tỉnh táo, tìm hiểu kỹ xuất xứ, nguồn gốc của mặt hàng. Hơn nữa, tình trạng đội lốt “táo đá Hà Giang” đã diễn ra nhiều năm nay, không chỉ táo mà mặt hàng cam Hà Giang cũng thường xuyên bị “đội lốt”, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang nhìn nhận.

Ngọc Yến