Thai 16 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024

Thai nhi 16 tuần là thời khắc thiêng liêng và khó quên nhất khi mẹ bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé một cách rất rõ ràng. Bên cạnh đó, con còn có những phát triển đáng vui khác. Hãy để Con Cưng liệt kê cho mẹ biết những điểm nhấn trong sự phát triển của thai nhi 16 tuần nhé!

Có một số bộ phận trong cơ thể của bé được hình thành. Nhờ đó, mẹ có thể trông thấy con được rõ hơn. Hẳn mẹ đang tò mò đó là những bộ phận nào, sự phát triển của thai nhi 16 tuần có gì đặc biệt,... Mọi thắc mắc của mẹ sẽ được giải đáp ngay trong bài viết do Con Cưng tổng hợp dưới đây.

Kích thước thai nhi 16 tuần

Trung bình ở giai đoạn này, em bé có kích thước giống như 1 quả bơ. Em bé có chiều dài khoảng 11,5cm và cân nặng khoảng 100g.

Tay chân

Thai nhi 16 tuần tuổi có sự phát triển lớn cả về kích thước lẫn tay chân. Lúc này, hệ xương của bé đã chắc chắn và trở nên dài hơn, thậm chí móng tay cũng bắt đầu mọc. Bé có thể xoay chuyển các khớp, một số bé có thể mút ngón tay cái.

Sự phát triển thai nhi ở tuần 16

Mắt

Bước sang tuần thứ 16, mắt em bé đã chuyển đến gần mặt và bắt đầu hoạt động từ bên này sang bên kia. Tuy nhiên, mí mắt của thai nhi 16 tuần vẫn còn nhắm.

Tai

Các bộ phận cơ thể của thai nhi 16 tuần hoàn thiện dần, đặc biệt là tai. Ở giai đoạn này, tai của bé đã về đúng vị trí và đã bắt đầu cảm nhận được âm thanh của mẹ.

Biểu cảm

Ắt hẳn nếu đi siêu âm thai, hầu hết các mẹ mang thai 16 tuần có thể bắt gặp con yêu đang cười, hay thậm chí đang ngáp ngủ. Đây cũng là dấu hiệu phát triển thai nhi bình thường ở thời điểm này.

Cơ thể mẹ mang thai 16 tuần thay đổi như thế nào?

Khi mang thai 16 tuần, tử cung của mẹ đã to bằng quả dưa lưới nhỏ và cảm nhận rõ ràng đỉnh của tử cung đã gần tiếp cận với rốn. Khi khám thai, bác sĩ sẽ đo được chiều dài tử cung để để xác định thai có phát triển bình thường hay không.

Bụng mẹ đã nhô ra đáng kể khi mang thai tuần 16

Mẹ mang thai 16 tuần sẽ tăng vài cân và các vết rạn da đã bắt đầu xuất hiện rõ hơn, tập trung nhiều nhất ở vùng bụng, háng, ngực. Da của mẹ cũng trở nên khô ráp. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể dùng các loại kem dưỡng thể và kem chống rạn lành tính, với thành phần tự nhiên cho da.

Thai nhi 16 tuần phát triển rất nhanh, đó cũng là nguyên nhân vì sao ở giai đoạn này mẹ cảm thấy nhanh đói hơn. Do vậy, thực đơn cho mẹ bầu trong tuần này nên nhiều hơn và phong phú hơn để mẹ tránh ngán. Mẹ có thể chuẩn bị đồ ăn vặt và thức ăn nhẹ, cũng như lên thực đơn mỗi ngày đảm bảo đủ chất dinh dưỡng mà không gây tăng cân quá nhanh. Trong đó, sữa bầu vẫn là thực phẩm luôn cần có trong thực đon cho mẹ bầu.

Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 16 tuần

Bên cạnh đó, tim mẹ sẽ phải hoạt động tích cực hơn 50% ngày thường để bơm máu nuôi khắp cơ thể. Do vậy, các mẹ thường cảm thấy tim đập nhanh khi bắt đầu vận động. Lời khuyên cho mẹ là nên vận động chậm và nhẹ nhàng để cơ thể bắt nhịp từ từ.

Mang thai 16 tuần, cơ thể mẹ cũng bắt đầu nặng nề hơn. Việc đi lại vì vậy cũng khó khăn hơn. Mẹ hãy lựa chọn những đôi giày thật thoải mái để tránh vấp ngã. Ngực mẹ bầu ở tuần thứ 16 cũng căng hơn, phát triển hơn để chuẩn bị hành trình chăm con phía trước. Mẹ nên lựa chọn những chiếc áo ngực dành riêng cho mẹ bầu hoặc những chiếc áo mỏng, thoải mái để không ảnh hưởng đến sự phát triển của vú khi mang thai. Áo ngực bầu trơn P-2112, hay Áo ngực bầu Charm vải cotton không mút,... là những sản phẩm mà Con Cưng tin rằng mẹ bầu nào cũng cần đến. Với chất liệu mềm mại, co giãn tốt, chiếc áo sẽ không chỉ nâng đỡ nhẹ nhàng bầu ngực mẹ, mà còn mang đến cảm giác thoải mái ngay cả khi vận động.

Thế giới thời trang cho mẹ bầu tại Con Cưng rất đa dạng và nhiều mẫu mã hiện đại. Mẹ dùng App Con Cưng, hoặc truy cập website www.concung.com để ngắm và tham khảo thông tin chi tiết nhé! Mẹ cũng có thể đặt mua online một cách tiện lợi và nhanh chóng qua 2 kênh này. Chúc mẹ có những trải nghiệm mua sắm đầy thú vị tại Con Cưng.

Bước sang tuần thai thứ 16, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những điều thú vị nhất khi cảm nhận được sự có mặt của bé yêu qua những cử động đầu tiên. Thông thường ở những tuần thai trước hầu hết các bà mẹ đều chưa cảm nhận được rõ ràng những cử động đáng yêu này. Nếu đây không phải là bé đầu lòng thì mẹ bầu sẽ cảm nhận được chuyện này sớm hơn nữa.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thai thứ 16

Trong tuần thai này, nước ối vẫn hoạt động như một lớp đệm nâng đỡ mọi hoạt động cho bé. Dây thần kinh nối với thành tử cung còn quá nhỏ và chưa thể trực tiếp liên lạc với bé. Lúc này bé của bạn đủ lớn để kích thích các mạch dẫn truyền dây thần kinh, não bạn bắt đầu ghi nhận những cử động nhẹ nhàng cuả bé.

Bước sang tuần thai này, mẹ bầu đã thực sự cảm nhận được rõ rệt những chuyển động của bé con ở trong bụng mình. Bé con cứ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn làm cho tử cung của mẹ bầu cũng ngày càng lớn. Mẹ bầu sẽ bắt đầu gặp phải một số khó khăn trong làm việc và sinh hoạt hàng ngày.

Thật khó diễn đạt chính xác cảm giác lần đầu tiên mà bạn cảm nhận được những di chuyển của bé yêu trong bụng mình. Nhiều bà bầu cho hay những cử động đầu tiên này giống như một chiếc bong bóng nhỏ đang hân hoan nhảy múa. Những cử động của bé sẽ dễ nhận biết hơn khi bạn nằm hoặc ngồi.

Tuy nhiên, sự phát triển của mỗi thai nhi là hoàn toàn khác nhau. Mỗi mẹ bầu sẽ có cảm nhận riêng về sự phát triển của con mình. Khi mới có được những cảm nhận này, bạn thường không chắc chắn về những chuyển động của bé và dễ cho rằng mình đang tưởng tượng.

Đến tuần thai này, bé yêu đã lớn hơn với chiều cao từ đầu đến mông khoảng 13,5 cm và nặng trung bình khoảng 0,07 kg. Em bé của bạn đang sẵn sàng để chuẩn bị cho một quá trình tăng cân vượt trội ở những tuần thai tới. Con đã dần duỗi cơ thể hơn so với giai đoạn trước, tai và mắt đã ổn định ở vị trí cuối cùng, diện mạo xinh xắn đáng yêu của bé ở giai đoạn này đã bắt đầu giống với khi chào đời.

Trái tim nhỏ bé đập thịch thịch không ngừng đã có thể sản xuất được khoảng 25 lít máu mỗi ngày, những cơ quan nội tạng khác của bé cũng hoạt động không ngừng để làm tròn nhiệm vụ của mình. Tóc cũng đã dần được mọc trên đỉnh đầu nhỏ xinh, mặc dù chưa rõ nét vì tóc bé lúc này chỉ là những lông tơ nhưng đã có nhiệm vụ nhất định bảo vệ cho lớp da đầu mỏng manh của bé.

Dây rốn hoàn toàn trưởng thành và tích cực mang nhiệm vụ đặc biệt thúc đẩy sự phát triển của bé, thính giác phát triển không ngừng trong tuần thai này cũng chính là thời điểm cha mẹ tích cực trò chuyện với bé yêu hơn nữa. Vị giác dần hình thành đầy đủ làm cho bé yêu đã có thể cảm nhận được những hương vị khác nhau trong môi trường nước ối, chính vì vậy mà những gì mẹ bầu ăn trong quá trình mang thai có thể làm ảnh hưởng đến khẩu vị của bé sau khi chào đời.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 16

Vào tuần thai thứ 16, bạn nhận thấy đỉnh của tử cung lúc này đã gần tiếp cận với rốn. Sờ vào bụng bạn sẽ chạm được vào đỉnh tử cung. Khi khám thai, bác sĩ sẽ đo chiều cao tử cung để kiểm tra và so sánh sự phát triển của bé với những lần khám thai trước đó, bụng dưới sẽ nặng hơn và chèn lên khung chậu.

Nếu bạn tăng lên vài cân, các vết rạn da ở vùng bụng, háng và vú bắt đầu xuất hiện. Da bạn sẽ khô hơn vì vậy bạn nên dùng sữa dưỡng thể để dưỡng cho da mềm mại hơn. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ trước khi tốn tiền cho các loại kem chống rạn quảng cáo rộng rãi trên thị trường. Hầu hết phụ nữ mang thai đều phải trải qua tình trạng này và không có cách nào thật sự hiệu quả để ngăn chặn nó diễn ra.

Thời kỳ này, bé của bạn phát triển rất nhanh, bạn có thể dễ bị đói bụng. Bạn nên chuẩn bị một số thức ăn nhẹ tốt cho sức khoẻ trong tủ lạnh và ngăn chứa thực phẩm để có thể dùng khi cần. Tìm mua những thực phẩm có hàm lượng đường thấp để thỏa mãn cơn đói bụng của bạn mà vẫn không làm bạn tăng cân quá nhiều.

Tim bạn đã dần phải làm việc tích cực hơn gấp rưỡi bình thường để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim bạn đập thình thịch sau khi tập thể dục hoặc leo lên cầu thang thì bạn nhớ giảm tốc độ, vận động chậm và nhẹ nhàng để cho cơ thể bắt nhịp từ từ, tránh trường hợp dừng đột ngột.

Ở tuần thai thứ 16, tử cung của mẹ bầu đã nặng tới khoảng 0,25 kg, lượng nước ối ngày càng nhiều để bảo vệ thai nhi được an toàn nhất, khối lượng nước ối trong tuần thai này lên tới khoảng 0,2 kg. Thể tích máu của mẹ bầu lên tới 30 – 50%, lượng máu lưu thông ngày càng nhiều sẽ giúp cho mẹ bầu có một khuôn mặt tươi sáng hơn.

Tóc, móng tay, móng chân cũng mọc nhanh hơn. Kích thước vòng một vẫn tiếp tục lớn lên và dường như có thể sẵn sàng để chứa đủ lượng sữa mà con cần. Sự lớn lên của thai nhi tác động lên mẹ bầu, gây áp lực lên ruột, từ đó có thể gây táo bón. Hiện tượng đau nhức cơ bắp là không thể tránh khỏi, các dây chằng và xương khớp dường như bị nới lỏng ra. Mẹ bầu có thể cảm nhận thấy sự khó khăn khi đi bộ hay làm chút việc nhà không còn dễ dàng như trước nữa.

Cảm xúc của mẹ bầu trong tuần thai 16

Nếu có chút bất an về quá trình mang thai trước đây thì có lẽ bạn sẽ thấy dễ chịu hơn ở tuần thai thứ 16 này. Nhiều mẹ bầu cho rằng họ cảm nhận được sợi dây liên kết vô hình giữa họ và con, một mối liên hệ đặc biệt chưa từng có trước đó. Vì vậy, họ muốn giữ bí mật về những cử động của con cho riêng mình.

Tuần này bạn cũng nên bắt đầu nghĩ đến những kế hoạch chuẩn bị cho ngày sinh bé. Bụng của bạn ngày càng to và nặng hơn vì bé đang di chuyển xuống dưới. Hãy cùng người thân bắt đầu lên kế hoạch để chuẩn bị tốt nhất cho việc bé chào đời.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 16

  • Trò chuyện với bé nhiều hơn, khuyến khích và kết nối cha trò chuyện với bé nhiều hơn nữa để tăng sự gắn kết tình cảm giữa hai mẹ con.
  • Không quên lựa chọn những giáo trình thai giáo phù hợp để thúc đẩy sự phát triển trong não bộ của thai nhi.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn để giảm được những cơn đau mỏi cơ ngày càng kéo đến nhiều hơn.
  • Nếu như trong những tuần thai trước mẹ bầu chưa khám thai, bước sang tuần thai này nếu như mẹ bầu đừng quên tiến hành kiểm tra sức khỏe thai nhi như: Siêu âm, sàng lọc trước sinh không xâm lấn, Triple test, NIPT – illumina thì các mẹ bầu cần nhanh chóng thực hiện sàng lọc cho con sớm nhất có thể để kiểm tra tình trạng sức khỏe cho con.
  • Tham gia những lớp học tiền sản
  • Có chế độ ăn uống với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
  • Chuyển sang ngủ nghiêng với gối dành cho bà bầu để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai nhi.

Thời kỳ này, bạn có thể sẽ mắc chứng đãng trí, hay quên. Vì vậy, hãy ghi chú vào giấy những thắc mắc bạn muốn hỏi bác sĩ và việc cần làm là mang theo nó khi đi khám. Các chất có cồn, chất kích thích không tốt cho phụ nữ mang thai và cách an toàn nhất là bạn hãy kiêng tất cả những thứ độc hại này.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

Chủ Đề